2.2.SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 37 - 48)

XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

2.2.SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

rằng ở các nền văn học vùng Viễn Đông cuối thế kỷ XIX — đầu thế kỷ XX có thể được coi về các mặt cơ bản là đã tồn tại một dòng văn học Khai sáng 15. Như vậy, các đặc tính Khai sáng, hay nói cách khác, các đặc tính của trào lưu tư tưởng Ánh sáng cũng có cả ồ văn học Việt Nam thời kỳ này.

Như đã đề cập ở Chương Một, giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trào lưu tư tưởng Khai sáng ở Việt Nam được mở ra vào những năm 60 của thế kỷ XIX, khi đất nước buộc phải chống lại sự bành trưởng thuộc địa của Pháp. Vì vậy, có thể nói, phong trào Khai sáng (hay còn gọi là phong

trào Anh sáng) ở Việt Nam đã gán bó chặt chẽ với nhiệm vụ đấu tranh của toàn dân chống ách nô dịch của thực dân Pháp. Nhiều nhà hoạt động của phong trào này ở Việt Nam đã chủ trương tiến hành các cuộc canh tân ở trong nước, nắm lấy khoa học-kỹ thuật phương Tây, hiện đại hóa hệ thống đào tạo,... Những cuộc cải cách ấy có thể làm đổi mới Việt Nam và quan trọng nhất là giúp đất nước tự cường tự trị, thoát khỏi nguy cơ nô dịch của thực dân Pháp. Tuy nhiên, việc kêu gọi cải cách và trách nhiệm của nó đối với số phận của dân tộc trong thời điểm nguy hiểm nhất của lịch sử dân tộc vẫn không quán triệt hết quan. điểm của các nhà hoạt động cải cách.

Theo nhà nghiên cứu N.LNiculin, phong trào Khai sáng ở phương Đông hoàn toàn không chỉ hạn chế ở ham muốn nắm được các thành tựu khoa học kỹ thuật của nền văn minh phương Tây. Vì vậy mà ý kiến của nhà nghiên cứu văn học người Pháp gốc Việt

15

N.LNiculin, Văn học Việt Nam từ thời Trung cổ đến hiện đại (tk X-XIX), Nxb Khoa học, Matxcơva, 1977, bản

38

Nguyễn Trần Huân có phần phiến diện. Ông viết rằng các nhà trí thức Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX đã nhận thức được rằng để giành độc lập thì cần đi học trường của Tây và nắm vững các thứ của Tây để tiếp xúc với khoa học phương Tây. Do đánh giá như vậy mà người ta đã tuyệt đối hóa một số đặc điểm của phong trào Khai sáng phương Đông nửa sau thế kỷ XIX — đầu thế kỷ XX, và trước hết là việc nó đã xuất hiện muộn hơn nhiều so với trào lưu Khai sáng Âu châu. Theo quan điểm như vậy, việc tìm hiểu nền văn minh phương Tây đã không phải với tư cách là chất xúc tác mà chính là nguyên nhân căn bản của quá trình. Những người tán thành quan điểm này có khuynh hướng coi nhẹ hoặc thậm chí coi là không cần thiết ngay cả cái điều cốt yếu của phong trào Khai sáng phương Đông: tính chất chống phong kiến và xu hướng chống đế quốc của nó (mối quan

tâm thực tế đối với khoa học và kỹ thuật phương Tây là do ham muốn đối đầu với cắc ý

đồ của các cường quốc công nghiệp16.

Ngoài ra cần phải phân biệt rõ các động cơ thúc đẩy chủ quan với ý nghĩa khách quan của các ý tưởng và hoạt động của những người tham gia phong trào Khai sáng. Thế giới quan của các nhà cải cách, Khai sáng Việt Nam giữa thế kỷ XIX có đặc tính là mang xu hướng chống phong kiến. Khác với các nhà tư tưởng Việt Nam đã từng bày tỏ các ý tưởng Khai sáng vào nửa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, trong các tác phẩm chính luận, các nhà Khai sáng không muốn sống an phận trong hệ tư tưởng Nho giáo. Chẳng hạn, Nguyễn Trường Tộ, một tín đồ Thiên chúa giáo, người đã từng học ở Paris và đã từng thăm viếng La Mã, sau khi đã trở thành nhà tư tưởng của các nhà cải cách, đã kiên quyết bác bỏ triết học kinh viện thời Trung đại và lên tiếng một cách kiên quyết, trực diện chống lại cơ sở tư tưởng của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam là Tống Nho. Nhưng ở chính Nguyên Trường Tộ lại có một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái truyền thốngcái cách tân. Điều đó thể hiện ở việc ngay từ đầu (năm 1863), ông đã dùng chữ Hán (nếu không thì hồi đó ông đã không hy vọng là triều đình Huế sẽ đọc và hiểu được ông!) để thể hiện những tư tưởng cách tân của mình như Thiên hạ phân hợp đại thế luận, Giáo môn luận, Bài trần tình,... nhất là Tế cấp bát điều. Có thể

39

nói, tư tưởng của ông thể hiện trong các bản điều trần là hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Chất văn chương trong các bản điều trần này, ngoài vài thông lệ có tính qui phạm, bắt buộc của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với các công văn giấy tờ, phần lớn là theo lối văn phong khoa học, thường gặp trong thể loại chính luận ở các tác phẩm khoa học - chính trị phương Tây hoặc trong một số tài liệu Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, với lối văn phong cứng như vậy, các tư tưởng của ông vẫn được chuyển tải một cách uyển chuyển, bởi hệ thống thuật ngữ của ông vẫn có gốc gác từ hộ tư tưởng truyền-thống-đã-quen dùng và đặc biệt là cách sử dụng các điển tích, điển cố,....thì thật là thuần Đông phương.

Nhưng cái điều quan trọng hơn là ở thái độ dứt khoát của ông đối với các tư tưởng phương Đông đã quá cũ kỹ và lạc hậu. Ông cho là các sách cổ và việc lý tưởng hóa những thời đại xa xưa đã qua theo mỹ học Nhọ giáo chính là một mối nguy hại và là cách nhìn thật thiển cận. Trong tư tưởng của ồng, cách lý tưởng hoa đó là đi ngược với các tiến bộ của lịch sử:... Người thời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay dời đổi ra

sao, cứ ca tụng thời xưa, cho rằng đời sau không thể nào bằng được. Làm việc gì họ

cũng muốn đi ngược lại theo xưa. Bọn Tống Nho sở dĩ làm hại đất nước, làm đất nước

hèn yếu không phắt đạt đều do tư tưởng này mà ra cả (...) Họ cổ biết đâu thời thế đổi

thay, cổ nhiều cái của đời xưa không thể áp dụng cho đời nay được 17

. Một mặt, Nguyễn Trường Tộ phê phán và tìm cách bài bác các nguyên tắc quan trọng nhất của triết học kinh viện Nho giáo, mặt khác, ông ca tụng trí tuệ, đề cao vai trò của tư tưởng trong đời sống và sự phát triển của xã hội:... đem hết cái trí khôn trời cho để khai thông mọi cái bí

mật trên trời dưới đất 18. Đặc điểm này, nhìn chung, là đặc điểm của tư tưởng các nhà

Khai sáng. Trong chương trình hành động của mình, Nguyễn Trường Tộ rất coi trọng việc nắm vững và tận dụng các thành tựu của khoa học phương Tây cho lợi ích của đất nước, để tăng tinh thần tự cường tự trị và làm cho dân giàu nước mạnh:... người phương Tây là kẻ bán cái trí cái dũng, nếu ai biết khéo mua thì chẳng bao lâu cấc thứ họ cố sẽ trở thành

của mình. Lấy cái lợi vô cùng chưa dùng của sông núi chúng ta mà đổi lẩy cái trí của họ,

thì họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả như các nước ở Tây Châu vậy. Vì

17Trương Bá Cần, Nguyễn Truông Tộ, Con người và Di thảo, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1988, tr.225, 138.

40

rằng ta đã học hết cái thuật của họ,... rồi sau lấy cái trí tuệ vốn có sẵn của chúng ta thêm

vào cái trí tuệ ta mua được của họ. Đất là đất của ta, mượn cái trí xảo của họ, càng ngày

càng già nua, còn cái trí xảo của ta thì mới mẻ trẻ trung, đem hai trí mà địch lại một trí, lẽ nào không thắng được ?19 .

Dưới sự soi rọi của lý tưởng Ánh sáng, những người chủ trương cải cách phê phán gay gắt việc học hành theo lối cựu học, lối học đầy kinh viện, giáo điều tách rời cuộc sống thực tế, chỉ chạy theo những tín điều đã lạc hậu của các nhà tư tưởng cổ đại đồng thời đề cao việc học theo lối thực dụng. Nguyễn Trường Tộ đã viết:..". Nếu đem cái công

lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng những tên người tên xứ, rập khuôn việc

chính trị, nhai lại những nghĩa lý cặn bã xa xưa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán,

Đường, Tống, Nguyên mà học những việc hiện tại như binh, hình, luật lệ, tài chánh, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái mới khác thì dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh dân giàu, Phàm những gì ngày mai đem ra ứng dụng, chính là những

gỉ ngày nay tỉm tòi học hỏi. Xưa cũng thế. Còn đối với hạng người mà cái học ngày nay

không đem ứng dụng được ở ngày mai là do học và hành trái ngược nhau, Nếu như lấy

cái cồng phu bền bỉ dùi mài chữ nghía vãn chương mà học cả cái phong phú vồ vàn của

tạo vật thì sẽ được biết bao nhiêu điều đấng quý 20

. Vì vậy, ông chủ trương sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng. Như vậy có nghĩa là thay đổi hẳn một quan niệm về học thuật. Song song với việc phải tìm học cái học thực dụng là những đề án thiết thực trong nền giáo dục nước nhà - ông xin với triều đình nên thành lập các khoa học mới như nông chính, thiên văn và địa lý, công kỹ nghệ, luật học và nhất là cần phải trở về với tiếng quốc âm trong phạm vi trường học.

Thực ra, việc phê phán nền học thuật, văn chương cử tử, tức cái học kinh viện giáo điều đã được các trí thức Nho học tiến bộ đề cập từ trước đó, nhất là những trí thức có cơ hội tiếp xúc và mở rộng tầm nhìn trước nền văn minh cơ xảo của những vùng đất mới, xa lạ nhưng hơn hẳn văn minh Việt Nam, Trung Hoa. Trong bài Đề sát viện Bùi công Yên đài anh ngữ khúc hậu, Cao Bá Quát đã viết:

19Trương Bá Cần, Sđd, tr. 137.

41

... Từ vượt bể qua Ba sơn đất mới,

Bừng mát trồng. Ôi! Sáu cõi mênh mang.

Rõ trò chơi từ trước chuyện văn chương,

Khách nam tử ai sống suông bằng sách vở...

Một người học trò khác và cũng là người có cùng tư tưởng với Nguyễn Trường Tộ là Nguyễn Lộ Trạch khi tìm nguyên nhân thịnh suy, tồn vong của một quốc gia cũng đã xác định được một quan niệm mới về chính - giáo, ông viết: Sự mất còn của quốc gia là

do chính trị - giáo dục chứ không phải do mạnh - yếu, lớn - nhỏ. Chính trị - giáo dục

được sửa sang cất cử thì dù nhỏ yếu cũng chưa thể mất được 21. Qua những bản văn điều

trần, Nguyễn Lộ Trạch đã dựng lên hình ảnh con người hoạt động, nắm được các khoa học thực tiễn, chống lại những giáo điều vô dụng, nhưng lại quá nhấn mạnh về yêu cầu cá nhân người cầm quyền phải có đường lối chính trị đúng đắn, sáng suốt để tập hợp và hướng dẫn nhân dân trong việc dựng và giữ nước đồng thơi phải chú trọng thay đổi nền giáo dục để bắt kịp thế giới hiện đại.

Tuy nhiên, hình ảnh này vẫn còn rất sơ lược và mơ hồ, bởi lẽ ở đấy chưa thấy có những nguyên mẫu ngay trong thực tế của Việt Nam. Theo N.LNiculin, có thể nói, thái độ của các nhà Khai sáng Việt Nam thời bấy giờ đối với những người Âu châu - đã tỏ rõ

là những kẻ đi xâm chiếm và cướp bóc - là một thái độ phức tạp 22: căm ghét và có phần

xem thường nhưng lại muốn học tập những cái mới, cái hay nơi họ. Một cách khách quan, Nguyễn Lộ Trạch nói: Quả thật là không có việc gì khó, chỉ tại lòng người không

bền... Vả chăng chúng hoành hành được ngoài mặt biển là ỷ vào tàu bền súng tốt mà

thôi. Nhưng tàu súng sở dĩ bền tốt được cũng là chúng dốc sức tìm tòi sáng chế ra thôi,

chứ nào phải do thợ quỷ, búa thần làm ra đâu 23. Và Nguyễn Lộ Trạch, cũng vẫn theo

các phương thức truyền thống, đã đi tìm chồ dựa ồ quá khứ, dựa vào sự giống nhau có tính lịch sử nhưng không phải lấy ở các sách cổ Trung Hoa như trước kia vẫn thường làm

21Mai Cao Chương-Đoàn Lê Giang, Nguyễn Lộ Trạch, Điều trần và thơ văn, Nxb KHXH, Tp.Hồ Chí Minh, 1995,

tr.138

22

N. I. Niculin, sđd, Phần IV, chương II, tr.199.

42

mà lấy từ lịch sử của châu Âu: cái thu hút sự chú ý của ông là lịch sử các nước Anh và nước Nga của Pie đệ nhất. Hình ảnh Pie đệ nhất gợi nên một sự quan tâm đặc biệt. Hơn thế nữa, có thể có đủ lý do để cho rằng hoạt động của Pie đệ nhất và cá nhân ông đã có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hình thành lý tưởng mới của nhà cầm quyền, một lý tưởng tiên tiến đối với thời bấy giờ. Các nhà cải cách Việt Nam từng có ý tưởng tiến hành các cải cách của mình từ trên xuống đã đặc biệt kính nể ông vì ông là một vị vua có đầu óc cách tân. Theo họ, các nhà cải cách tích cực là các vị vua Âu châu cần phải thay ngay chỗ đứng cho các vị hoàng đế lý tường, siêu phàm theo cách tưởng tượng của người Trung Hoa như kiểu Nghiêu Thuấn, cái sản phẩm trí tuệ ấy thật đẹp, nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là sự tưởng tượng từ các sách vở của Thánh hiền mà thôi.

Chính khuynh hướng này (khuynh hướng gắn sự tự do ý chí và vai trò quyết định của trong lịch sử cho cá nhân một vị vua) đã cho thấy rõ tính ì của truyền thống, vả chăng, trong văn chính luận của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thì hình ảnh của vị vua Âu châu lý tưởng ấy vẫn còn là một công thức rất mờ nhạt: Ngày xưa, người nước

Nga không hề biết thủy chiến, vua họ bèn ra nước ngoài học, biết hết cách thức, trở về

dạy lại cho người nước mình, nhờ thế đến nay tàu và súng nước Nga đã khắp thiên hạ 24

. Mặc dù vậy, tấm gương cải cách của Pie vẫn còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với những nhà cải cách Vệt Nam.

Theo nhà nghiên cứu N.LNiculin, truyền thống hướng về hình ảnh Pie đệ nhất là chung cho các nhà Khai sáng phương Tây và phương Đông. Một lần nữa nó lại nêu bật mối quan hệ thân thuộc và sự gần gũi về mặt loại hình của trào lưu này. Đó là một hiện tượng phổ quát, có tính nhân loại. Không phải vô cớ mà người đứng đầu truyền thống là Vônte, người mà vào những năm 1759-1763 đã viết nên tác phẩm Lịch sử nền đế chế Nga

thời Pie đại đế. Không loại trừ một điều rằng chính tác phẩm ấy đã là nguồn tư liệu cho

một số tác phẩm chính luận và văn học phương Đông về nhà vua Nga-nhà cải cách (chẳng hạn như tác phẩm của Triều Tiên Truyện về Pie đại đế). Vônte đã nhìn thấy ồ Pie hiện thân của một quốc vương có học vấn. Nhưng nếu như đối với Vônte, đến cả tính siêu

43

phẩm của cá nhân Pie cũng có sức hấp dẫn, thì đối với các nhà Khai sáng Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, bản chất xã hội-chính trị của hoạt động quốc gia của Pie lại mang ý nghĩa lớn hơn.

Cũng như nhiều nhà Khai sáng ở phương Tây, Nguyễn Trường Tộ cho rằng các công cuộc cải cách chỉ có thể được tiến hành từ trên xuống, từ sự hạ cố của đức vua. Chính vì vậy ông đã thể hiện các đề nghị của mình bằng hình thức truyền thống là các bản điều trần viết bằng chữ Hán dâng lên triều đình. Bi kịch của Nguyễn Trường Tộ và

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)