NAM
3.1.VỀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC
XIX sáng tác không nhiều nhưng tác phẩm của họ, do chịu ảnh hưởng ít nhiều của văn hoa phương Tây, nhất là văn nghị luận chính trị và khoa học, có thể nói đã chứa đựng một số nét mới trong phương pháp sáng tác so với truyền thống.
Trường hợp ở Đặng Huy Trứ, tuy số lượng tác phẩm văn xuôi không nhiều nhưng tiêu biểu nhất, bộc lộ tương đối đầy đủ tâm sự, những suy nghĩ, trăn trở về vận mệnh đất nước cũng như những ước muốn, đề nghị canh tân cải cách của ông. Bài Trong khi ốm
được Dã trì chủ nhân chỉ giáo, sáng tác trong thời gian bị bệnh nằm tại Quảng Đông
(Trung Hoa) năm 1867 là một ví dụ khá điển hình. Hoặc Tây hành nhật ký (còn có tên là
Giá Viên biệt lục) của Phạm Phú Thứ, một tập nhật ký nhưng thực ra là một bản điều trần
rất cặn kẽ mang nội dung tư tưởng canh tân đất nước. Nó được viết dưới hình thức một quyển nhật ký với đầy đủ chi tiết từ lúc khởi hành cho đến khi trở về kinh đô. Các tác giả như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch thì thể hiện toàn bộ những tư tưởng cũng như đề nghị canh tân cải cách trong các tác phẩm văn xuôi (Nguyễn Trường Tộ với hơn 58 bản điều trần từ năm 1861 đến năm 1871, Nguyễn Lộ Trạch với tập Quỳ ưu lục trong đó có Thời vụ sách thượng viết năm 1877, Thời vụ sách hạ viết năm 1882 và nhất là
Thiên hạ đại thế luận viết năm 1892).
Như chúng ta đã biết, sự đổi mới về nội dung tư tưởng tất yếu sẽ đưa đến sự đổi mới về hình thức nghệ thuật. Nhưng sự đổi mới về hình thức, có thể nói, nhiều khi không theo kịp sự đổi mới về nội dung, thường là chậm hơn và có những hình thái trung gian. Đa số các sáng tác thơ văn của các nhà cải cách canh tân trong giai đoạn này, về hình thức lẫn nghệ thuật biểu hiện, như đã nói ở trên, vẫn còn nhiều gắn bó với truyền thống. Chúng chưa thoát ra khỏi lối mòn biểu hiện có tính công thức, ước lệ tượng trưng, vốn là đặc trưng của phương pháp sáng tác thời phong kiến. Mặt khác, chúng đều được viết ra bằng chữ Hán, chữ mà các nhà Nho ta coi là chữ của Thánh hiền, của đạo quần thần. Để thể
74
hiện những tư tưởng mới của mình, các tác giả thuộc mạch văn học hưởng theo trào lưu Ánh sáng Việt Nam thường sử dụng một thể loại vốn không được coi trọng và phổ biến trong truyền thống. Đó chính là thể loại văn xuôi. ở đây tạm gọi nó là thể văn chính luận, tức những bản điều trần, những bài tấu, sớ, những bức thư và cả những ghi chép trên bước đường đi công cán ồ nước ngoài. Điều này xét cho cùng, cũng hợp lý vì chỉ có văn xuôi mới có khả năng chuyển tải đầy đủ, cặn kẻ và kịp thời những đề nghị canh tân cải cách của họ. Trong thể văn chính luận, câu văn có phần trong sáng, giản dị, ý tứ rõ ràng, minh xác và lập luận chặt chẽ, lôgíc hơn. Các tác giả tuy dùng nhiều điển cố nhưng không phải là thói quen của phương pháp sáng tác truyền thống mà chỉ nhằm củng cố lập luận hoặc chứng minh vấn đề. Có thể nói, chính thể loại văn học này mới có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ những tư tưởng canh tân của họ.
Nội dung những sáng tác đó, mặc dầu là những trình bày hay khắc hoạ về con đường tự cường tự trị, canh tân đất nước ngõ hầu thoát khỏi nguy cơ nô dịch của thực dân Pháp mang tính khái quát xã hội hoá cao, nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn là những vận động tư tưởng của các cá nhân, những con người cụ thể trước vận mệnh chung của dân tộc. Có nghĩa là các tác phẩm của họ vẫn là những nguyên mẫu cá thể hoa cao độ: những quan điểm cá nhân đối với thời cuộc, những đau đớn và dằn vặt cũng rất cá thể và những số phận cá nhân vô cùng khác nhau. Cả Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, nhất là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, qua tác phẩm của mình đã thể hiện rõ hình ảnh con người trí thức yêu nước Việt Nam với những mong muốn canh tân trước nguy cơ mất nước vào tay thực dân xâm lược. Một Đặng Huy Trứ trăn trở suy tư trong bản văn Bệnh
trung đắc Dã trì chủ nhân tứ giáo, thi đĩ chí chi (1867). Hoặc một Nguyễn Trường Tộ
đầy tâm huyết trong Thiên hạ phân hợp đại thế luận (1863) bàn về việc hoà từ:
... Tôi ở nước ngoài đã lâu biết rõ sức của họ, tinh tường tình hình của họ. Xưa Hàn
Dữ có nói: Biết mà không nói là bất nhân: nói mà không nói hết là bất nghĩa. Vì vậy, tôi
tuy thân giang hồ mà lòng vẫn ở nơi đế khuyết. Thật không nỡ lòng thấy đất nước bị chia
75
Nếu như lời tôi nói là gian trá, hoặc có ai xui khiến tôi nói thì tôi xin nạp mình trước cửa đế đồ, để làm chứng sau này60.
Đặc biệt, văn xuôi chính luận của các tác gia Ánh sáng mang đậm nét tính duy lý. Thực ra tư tường duy lý nói cho đúng, không xa lạ với các nước phương Đông. Ở Trung Hoa, tư tưởng duy lý phát triển rất sớm, có thể là từ thời Chu Tần, nghĩa là sớm hơn cả Âu châu. Nhưng tiếp đó, trong xã hội phong kiến, do khoa học-kỹ thuật phát triển chậm, tư tuồng duy lí không có điều kiện nảy nở và phát triển. Thống trị trong xã hội là một thứ tư tưởng Nho giáo kiểu mẫu hiền nhân quân tử, coi trọng việc tu dưỡng đạo đức mà coi nhẹ hoạt động nhận thức, ưa mô phỏng, khuôn mẫu và luôn có thái độ thành kính bái vọng quá khứ. Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo. Điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của tính duy lý trong tư tưởng cũng như trong các tác phẩm văn chương. Song trong giai đoạn này, đứng trước nạn ngoại xâm và sự hèn nhát, trì trệ, bảo thủ của triều đình, nhu cầu bảo vệ tổ quốc đòi hỏi con người không chỉ có thể tin vào sách vở của thánh hiền và những tín ngưỡng mù quáng, mà còn phải tự mình lý giải những vấn đề của đất nước mình, thoát ra vòng kim cô đang trói buộc để hưởng về tương lai tươi sáng. Chính trên cơ sở đó mà tính duy lý trong văn chương đã được ươm mầm và nảy nở. Ở đây đáng chú ý hơn cả là các bản điều trần và các tấu, sớ của các nhà Khai sáng. Trong những bài văn này, vẫn đầy tràn các yếu tố cảm xúc nhưng tính chất duy lý mới là thành tựu căn bản của nó. Các tác gia Ánh sáng đã vạch ra những lý do kìm hãm xã hội trong sự so sánh khoa học với trình độ phát triển xã hội của các nước khác, nhất là các nước phương Tây. Họ đi tới chủ trương canh tân cải cách xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, đả phá tư tường nệ cổ, bảo thủ, chủ trương học phải đi đôi với hành- Để lập luận và thuyết phục, những tác giả thuộc trào lưu Ánh sáng đã sử dụng cách lập luận chặt chẽ, lôgic mang tính duy lý chứ không suy diễn cảm tính, chủ quan và đầy thiên kiến như cách trình bày quen thuộc của văn chương truyền thống. Như Nguyễn Trường Tộ, trong Tế cấp bát điều, để nói lên tính cấp thiết của các đề nghị cải cách, trước hết, ông đã so sánh tình thế trong thiên hạ với cuộc đời con người. Mỗi thời mỗi khác, mỗi thời có những việc
76
làm, nhu cầu khác nhau không thể lấy việc thời trước gán ghép, làm khuôn mẫu cho thời sau. Từ đó ông phân tích tình thế cấp bách của Việt Nam cũng như tình thế chung của các nước phương Đông nhất là Nhật Bản và Trung Hoa trước âm mưu của các đế quốc để rồi cuối cùng dẫn đến những việc cần làm ngay hầu có thể đón trước thời cơ làm hết sức mình hòng có thể cứu vãn được tình hình.
Trong phản ánh hiện thực, họ chỉ dựa vào những gì mình đã trực tiếp trải nghiệm, qua những điều mắt thấy tai nghe, hoặc đã thể nghiệm bằng chính bản thân thay vì sự tin. tưởng vào những gì Khổng Tử đã viết, những gì cổ nhân ca tụng, theo mẫu tượng trưng, lí tưởng. Nhờ một phương pháp tư tưởng mới như vậy, cái mà à triết học phương Tây gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng, vấn đề phản ánh hiện thực của văn học lần đầu tiên ở Việt Nam đã có một hình mẫu mới.
Các nhà Khai sáng tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch không ngừng lên tiếng phê phán sự học kinh viện giáo điểu cũng như niềm tin tưởng sắt đá vào hệ tư tưởng truyền thống Tống Nho của phần lớn trí thức đương thời. Họ lên tiếng bài bác tuy vẫn dẫn sách cổ, vẫn có liên hệ với truyền thống. Như Nguyễn Lộ Trạch trong Thời vụ sách thượng, khi bàn về vấn đề chiến-thủ-hoà mưu phục thù, có viết:
... Xét những việc đã qua, rất khố nối chiếny nối thủ, nhưng nếu ta hiểu được cái bí
quyết làm cho giàu mạnh thì cuộc sống của ngày một khá, biên cương mgày một vững,
mà mưu kế để chế ngự giặc mới có cách thực hiện được.
Ngày xưa vua Vệ trốn tránh Địch, áo vải thô, mũ lụa dày, vua Yên phục thù Tề, thăm người sống, viếng kẻ chết. Từ xưa đến nay muốn phục thù mà không lo lắng, chuyên
cần, nau nấu, nơm nớp thì không khi nào thành được. Ngũ Tử Tư nói với vua Ngô về kế
sách của Câu Tiễn là: Mười năm sinh tụ, mười năm giáo huấn, nước Ngô sẽ biến thành
ao mất. Với nước ngang sức mà mưu tính còn lâu dài đến vài chục năm sau, huống chi
nước ta trãi ngiều năm nghèo đối, mà bọn Quỷ trắng lại hùng cường không chỉ như như
Phù Sai, thế mà ta lại muốn mưu tính thành công trong một sớm một chiều, liệu có được
77
Kinh Thi có câu:
Kịp khi trời chưa đổ mưa u ấm.
Ta đã bay đến lấy vỏ ở gốc cây dâu. Để rịt lại những lổ trống, những kẽ hở61.
Việc dựa vào trích dẫn, hoặc đưa ra các ví dụ hay điển tích lấy từ kinh sách ở đây thật là quá khác xa so với lối văn cử tử, tập cổ truyền thống của các nhà Nho!
Tuy vậy, vẫn phải nhấn mạnh rằng sự kết hợp Đông-Tây, cổ-kim, mức lý tính thấp trong các lập luận và một vài đặc điểm văn phong đã tạo nên sắc thái Việt Nam trong các tác phẩm của các tác gia của mạch văn học Ánh sáng thời kỳ này. Mặc dầu chịu ảnh hưởng của hệ tư tường phương Tây, nhưng vốn là những nhà Nho, vừa thoát ra khỏi môi trường học thuật của Khổng giáo, họ không thể ngay một lúc trút bỏ được tất cả những gì mà phong kiến phương Đông đã khoác lên cho họ và cha ông họ. Chính điều này, nếu chỉ quan sát về mặt biểu hiện, nông cạn, thì sẽ cho rằng văn chương của họ vẫn chưa thật sự mang những cách tân lớn như mong đợi. Nhận định như vậy là đã vô tình quên đi nguyên tắc phải tuấn theo tính lịch sử cụ thể khi đánh giá một hiện tượng văn học. Nhất là một hiện tượng văn học đầy phức tạp và mâu thuẫn như hiện tượng văn học thời cận đại của nước ta. Chúng tôi cho rằng những dấu vết trong bình diện biểu hiện này chỉ mang tính hình thức mà không có tính quyết định cho việc đánh giá một hiện tượng văn học. Đây là những đặc điểm về văn phong hơn ỉa các đặc điểm của một phương pháp sáng tác.
Cũng như những trào kĩu văn học Ánh sáng à các nơi khác, đặc biệt ở Pháp, mạch văn học này ở Việt Nam còn hai đặc điểm vô cùng quan trọng khác. Đó là khuynh hướng vươn ra thế giới và tính cách mạng trong hình thức và nội dung.
Chúng ta nhớ lại những áng văn của Phạm Phú Thứ trong Tây hành nhật ký, tập nhật ký viết bằng chữ Hán ghi lại đầy đủ chi tiết những điều mắt thấy tai nghe từ lúc khởi hành đến khi trở về kinh đô trong chuyến Tây du. Những mô tả chi tiết, mặc dầu với một giọng văn lạnh lùng nhưng mẫn cán vì công vụ, nhưng các đặc điểm của từng địa
78
phương62 mà Phạm Phú Thứ đã đi qua, tự nó vẫn cho thấy một thái độ thực sự cầu thị và có phần ngưỡng mộ của ông. Đó cũng chính là tinh thần hướng ra thế giới, thái độ mở và hoa nhập của nhà Nho Việt Nam ưu thời mẫn thế trước những biến đôi to lớn của thế giới trước ngưỡng cửa thế kỷ XX, sẽ là thế kỷ của nhân loại văn minh và tiến bộ, của những mối quan hệ hữu nghị và cộng tác hơn là thù địch và đóng cửa, văn hoa làng. Tuy nhiên, để đi đến được một cảnh tượng huy hoàng như vậy, Việt Nam còn phải trải qua những nỗi đau thương, mất mát vô cùng to lớn nữa, cuộc hành trình hơn một thế kỷ, mà có lẽ lúc nẩy đây ờ ngay những nhà khai sáng cũng chưa có khả năng hình dung ra được. Nhưng chúng ta ghi nhận thái độ hướng ra thế giới ấy của Phạm Phú Thứ cùng các nhà Khai sáng khác, thái độ coi các phát kiến về khoa học kỹ thuật và quản lý xã hội của thế giới cũng là của dân tộc mình và có thể tiếp thu tự nhiên và sử dụng nó trong khuôn khổ của từng quốc gia, thật là một cách nhìn nhận mới về thế giới, nhãn quan của giai cấp tiến bộ hơn rất nhiều so với ý thức hệ phong kiến trước đó - nhãn quan của giai cấp tư sản thế giới...
Chính thái độ hướng ra thế giới, với một nhãn quan rộng rãi ấy, tự nó đã có ý nghĩa phủ định chính sách bế quan toa cảng, cát cứ mà nhà Nguyễn đang theo đuổi. Trong ý nghĩa này, tinh thần hướng ra thế giới mang tính cách mạng như bất kỳ một tinh thần văn học nào của một giai cấp trong thời kỳ đang đi lên của nó. Tính cách mạng này, trong tất cả các điều trần, tấu sớ của các nhân vật canh tân ở nước ta đều được biểu hiện rất rõ, vì suy cho cùng, chính nhờ tư tưởng canh tân của họ mà các sáng tác phẩm ấy mới được xếp vào một mạch văn học khác. trong nền văn học cửa nước ta trong thời kì này. Chúng ta có thể lấy các tư tưởng về canh tân, cách mạng của Nguyễn Lộ Trạch làm một ví dụ. Như đã biết, Nguyễn Lộ Trạch đã có vốn tri thức về canh tân của thế giới thông qua các tài liệu Tân thư mà Nguyễn Trường Tộ đã đọc và tiếp thu các tư tưởng canh tân và cách mạng của các nhà Nho Việt Nam thông qua những bản điều trần, tấu, sớ canh tân của các nhà Nho theo hướng này ở nhà nhạc phụ Trần Tiễn Thành.
79
Ông viết Thời vụ sách thượng, lúc quân Pháp đã thôn tính 6 tỉnh Nam Kỳ và bước đầu đặt chân lên Bắc Kỳ, biểu hiện những lo âu trăn trở của người trí thức yêu nước trước thảm hoa của dân tộc trong lúc triều đình ươn hèn, tự mãn, mất cảnh giác. ở cuối bản điều trần, ông viết: Năm Đình Sửu (Tự Đức thứ 30) người Pháp trả 4 tỉnh, nối lại hoà hiếu,
triều đình mừng cho là đã vô sự, nên có lấy việc Sứ Pháp vào chầu, hoà hiếu hợp lễ làm
đề thi Hội. Ôi, đang lúc con hổ đang rình chưa thôi mà đã vội vàng tự mãn, thì cái chí
hướng thế nào cũng biết rồi. Tôi trông thấy, đau lòng, ở nhà mà viết nên bài này63. Mở