2.3.2.PHẠM PHÚ THỨ (182 1- 1882)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 55 - 59)

XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

2.3.2.PHẠM PHÚ THỨ (182 1- 1882)

ngày 27 tháng 01 năm 1821 tại làng Đông Bàn, nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình thế gia vọng tộc. Với bản tính thông minh, hiếu học, ông sớm thành đạt trên con đường khoa bảng. Nhưng bước hoạn lộ của ông lại gặp nhiều nỗi truân chuyên. Mặc dù vậy cuộc đời và sự nghiệp ông rất đỗi vẻ vang, vì ông có những đóng góp tích cực đối với xu hướng canh tân đất nước nửa sau thế kỷ XIX.

Sau những chuyến công cán (ở Quảng Đông (1851), ở Pháp và Tây Ban Nha (1863- 1864) cùng những điều mới lạ đã được chứng kiến ở nước người và những thể nghiệm của chính mình trong những năm tháng đương nhiệm cương vị Tổng đốc Hải Yên, Phạm Phú Thứ nhận thức được rằng chỉ có con đường canh tân đất nước mới có thể đưa đất nước ra khỏi khúc quanh của lịch sử. Là một nhà nho chân chính, một trí thức tiêu biểu cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Phạm Phú Thứ sớm ý thức được sức mạnh và những hiệu quả kinh tế mà khoa học kỹ thuật mang lại cho đời sống xã hội và điều đó đã được biểu hiện khá sắc nét trong thơ văn.

Ông để lại khá nhiều các tác phẩm phản ánh được sự chuyển biến về tư tưởng của phái Nho học đương thời. Tiêu biểu là tập Tây hành nhật ký-Giá viên biệt lục, Giá viên

56

toàn tập gồm 13 quyển văn và 13 quyển thơ (trong đó có tập Tây phù thi thảo), Bản triều

liệt thánh sự lược toan yếu, Lịch triều thông hệ niên phả toản yếu và một số tác phẩm

dịch khác. Trong các tác phẩm của ông, nổi lên hai câu thơ mang nội dung tư tưởng tiến bộ cũng như hoài bão về một tương lai của đất nước:

Tảo giao Đông thổ kiêm trường kỹ,

Pha-lý, Long-đơn vị túc hiền

Có nghĩa:

Giá như phương Đông sớm giỏi công nghệ, Ba-lê, Luân-đôn chắc gì hơn ta.

Với tấm lòng yêu nước thương dân, mẫn cán trong công việc, ngay trong những năm đầu của cuộc sống quan trường, ông đã khẳng khái phát biểu thẳng thắn với vua Tự Đức: ... Lúc này chính là lúc Hoàng thượng chăm lo mới phải. Thế mà từ ngày lên ngôi

ba năm nay, nhân khi thời tiết đổi thay thường hay ngự xe qua tiết thu đông lại càng vắng

vẻ. Các đình thần dâng sớ thỉnh an, muốn nối mà không dám cạn lời. Nay nhờ phúc trời,

Thánh thể đã mạnh khoe, Ngài nên tự cường, đừng có lòng trễ nhác, bắt chước theo Đế

vương, theo Liệt thánh, còn e không thỏa lòng trông mong của thiên hạ... Thế mà chốn đại đình vắng thấy nghị chầu, nơi hậu uyển thường nghe tiếng trống trễ nãi như vậy, tôi e

trị nước hoá càng ngày càng lùi.?36. Chính những lời khuyên chân thành ấy đã làm ông

phải gánh chịu hậu quả: triều đình nghị tội ông là kiêu căng, phạm thượng và bị giáng chức làm lính trạm ở Thiên Nông (phía nam Huế). Mãi sau này, được bà Từ Dữ -khuyên can Tự Đức, ông mới lại được triệu về kinh, phục chức.

Năm 1851, Phạm Phú Thứ được đi công cán tại Quảng Đông. Lần đầu tiên ra nước ngoài, ông được tận mắt quan sát cảnh quan buôn bán, làm ăn phát triển tại những vùng đất lạ nơi xứ người. Liên hệ với cuộc sống cơ cực ở quê nhà, nhất là nền kinh tế xã hội và giao thương tại Huế, Phạm Phú Thứ chạnh lòng thế sự. Trên đường về nước, ông đã nói lên nỗi niềm tâm sự của mình về chuyến công cán này bằng câu: Địa cầu phong vật tinh

57

trần mộng. Theo Quang Uyển, chuyến đi thực tế này đã thức tỉnh Phạm Phú Thứ khỏi

giấc ngủ mê của tư tưởng bế quan toa cảng kéo dài do triều Nguyễn chủ trương 37. Và cũng chính nơ đó mà ông có thêm cơ sở cho những tư tưởng canh tân đất nước nhằm tự cường dân tộc của mình.

Sau chuyến đi này, tư tưởng canh tân của Phạm Phu Thứ ngày càng bộc lộ rõ nét thông qua những điều trần, tấu sớ dâng lên triều đình. Chẳng hạn như những khuyến nghị về lập kho lúa nghĩa thương để chẩn tế cho dân nghèo khi gặp thiên tai, hạn hán, về xây

đắp thành lũy, bảo vệ biên cương sẵn sàng đối phó kẻ thù xâm lược; đề xuất đóng thuyền

vận tải đường biển, phương án tổ chức kinh tế và quốc phòng; tấu xin đắp đê, đào sông

để phục vụ nông nghiệp và giao thông thuận lợi; hoặc thỉnh nguyện triều đình cho phép

các quan quê ở Quảng Nam-Đà Nẵng được trở về quê chiêu tập dũng binh chống xâm

lược khi giặc Pháp tấn công Đà Nẵng....

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), sẵn trong lòng một nỗi niềm đau xót quê hương

đang bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân tình thì vô cùng cơ cực, Phạm Phú Thứ cùng phái bộ triều đình Huế sang Pháp để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Trong chuyến đi này, ông được cử làm Phó sứ, Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Trương Vĩnh Ký làm phiên dịch. Từ một đất nước kém phát triển đến một quốc gia văn minh tiên tiến, Phạm Phú Thứ đã ý thức được nghĩa vụ của một nhà nho trước những biến thiên lịch sử. Ông nung nấu tư tưởng canh tân, không bỏ qua một cơ hội nào tìm hiểu những điều mới lạ trong khoa học-kỹ thuật phương Tây.

Trong thời gian chờ đợi để yết kiến Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha, Phạm Phú Thứ đã có dịp quan sát, tranh thủ ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe trong từng ngày, từng sự việc mới lạ ở xứ người. Nhờ đó, ông đã có một hình dung khá chính xác và chi tiết về kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao nhất là khoa học-kỹ thuật của các nước phương Tây giữa thế kỷ XIX. Riêng về khoa học-kỹ thuật, ông đã tham quan hàng chục cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ của Pháp và Tây Ban Nha. Nhờ tư chất thông minh, ham học hỏi cái mới và với con mắt tinh tường của một nhà nho yêu

58

nước, Phạm Phú Thứ đã đi sâu tìm hiểu mọi vấn đề của một cơ sở sản xuất từ cấu tạo nhà máy, quy trình sản xuất, vận hành cho đến trang thiết bị kỹ thuật và hiệu quả kinh tế với mong muốn có ngày nào đó sẽ áp dụng được các tri thức này cho quê hương đất nước.

Về nước, tháng 3 năm 1864, tại triều đình Huế, Phạm Phú Thứ viết bản tấu dâng lên vua Tự Đức hai tập Tây hành nhật ký và Tây phủ thi thảo mang nội dung tiến bộ, thể hiện ý tưởng canh tân đất nước nhằm tự cường dân tộc.

Tây phù thi thảo, còn gọi là Tây phù thi lục, là tập thơ bằng chữ Hán mang tâm tư tình cảm của một nhà nho có tấm lòng yêu quê hương đất nước, đã thổi một luồng sinh khí mới vào văn chương nước nhà đồng thời đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của giới trí thức Nho học vào những năm cuối thế kỷ XIX ồ Việt Nam. Còn Tây hành nhật ký là tập nhật ký viết bằng chữ Hán ghi lại đầy đủ chi tiết những điều mắt thấy tai nghe từ lúc khởi hành đến khi trở về kinh đô trong chuyến đi. Cả hai tập không chỉ là công trình khảo sát thực tế mà còn là những đề xuất, gợi ý về canh tân đất nước trên các mặt kinh tế-xã hội, khoa học-kỹ thuật và ngoại giao.

Sau chuyến đi này, tư tưởng canh tân đất nước và ý thức tự cường dân tộc của Phạm Phú Thứ đã có một ảnh hường nhất định đối với giới trí thức bấy giờ. Những năm sau đó, nhất là thời gian ông làm Tổng đốc Hải Yên (từ 1874 đến 1884), tư tưởng canh tân của ông đã được thể hiện ra và được kiểm nghiệm lại bằng chính thực tế. Chẳng hạn, chủ trương mở kho thóc nhà nước, vận động người giàu phát chẩn cứu đói cho nạn nhân gặp thiên tai; tổ chức vận động đi khai hoang; mở cảng ngoại thương, khuyến khích nhà giàu bỏ vốn mở mang công nghệ, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thành lập Nha Thương chánh phối hơp với Lãnh sự Pháp đưa cảng ngoại thương vào hoạt động... Những việc làm này cho thấy Tổng đốc Phạm Phú Thứ là một nhà tổ chức có tài, có đầu óc thực tiễn, cái thường thấy thiếu ở những nhà Nho trong thời kì này.

Đi đôi với những việc làm đó, Phạm Phú Thú còn mở mang trường học, dạy chữ Pháp ở Hải Phòng, truyền bá kiến thức khoa học-kỹ thuật công nghệ phương Tây cho nhân dân. Đặc biệt là ông cho khôi phục nhà xuất bản Hải học đường, cho xuất bản các sách khoa học-kỹ thuật phương Tây dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp như Bác vật tân

59

biên, Khai môi yếu pháp, Hàng hải kim châm, Vạn quốc công pháp, phổ biến kiến thức

khoa học phổ thông,... Có thể nói, các trí thức yêu nước tiến bộ lúc bấy giờ đều có thiện cảm với những quan điểm canh tân của ông. Thậm chí có nhiều người coi những sách của ông cho dịch và xuất bản là một dạng Tân thư đặc biệt có ích trong bối cảnh của Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Năm 1880, ganh ghét với thành tích cũng như uy tín của ông, bọn cơ hội, nịnh thần đã tìm mọi cách bới móc, ghép ông vào tội thiếu công minh, nghiêm ngặt với lái buôn Tây và dễ dãi với thương lái người Hoa. Kết quả là ông bị triệu về kinh và bị bãi chức.

Tóm lại, từ giữa thế kỷ XIX trở đi, tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ đã mang lại một sinh khí mới cho xã hội Việt Nam. Nhất là khi những tư tưởng đó có dịp được thực hiện và đã thu được những kết quả đáng khích lệ ở nơi Phạm Phú Thứ đương nhiệm. Những thành công bước đầu ấy có tác dụng khích lệ phong trào và thật sự đã đi vào lòng người. Tư tưởng canh tân của ông hình thành và phát triển trong điều kiện đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược, dân tình cơ cực, toàn dân đang nổi lên chống Pháp còn triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì vô cùng lúng túng trước thế hoa hay chiến. Trong bối cảnh ấy, chuyến đi công cán sang Quảng Đông đã tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng đối với Phạm Phú Thứ. Ông đã thức tỉnh giấc mộng trần tục và mở rộng tầm nhìn ra thế giới đang trên đà phát triển. Cũng từ bước ngoặt này, ông càng có ý thức về canh tân, nhưng cũng sớm nhận ra sự cần thiết của việc phải vũ trang chống Pháp. về sau, chuyến đi sứ sang Pháp và Tây Ban nha đã giúp cho ông có dịp học hỏi xứ người và tiếp cận với văn minh tiến bộ châu Âu, nhất là về khoa học-kỹ thuật.

2.3.3.NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830 - 1871)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 55 - 59)