2.3.4.NGUYỄN LỘ TRẠCH (1853 -1898)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 67 - 70)

XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

2.3.4.NGUYỄN LỘ TRẠCH (1853 -1898)

đồ, Tùng Linh, sinh ngày 15/2/1853 tại Cam Lộ, Quảng Trị. Quê quán ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên (nay thuộc làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học thuộc tầng lớp quan lại phong kiến, thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, học giỏi nhưng không đi theo lối mòn của hầu hết tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, có lẽ vì ông thấy được sự bất tài của đám quan lại và cái vô nghía của lối học cử tử. Ông đọc nhiều sách, học nghề thuốc, đi khắp nơi nghiên cứu, tìm hiểu tình hình chính trị và những tri thức văn hoa mới trên thế giới.

Năm 1873, Nguyễn Lộ Trạch kết hôn với con gái của Binh bộ Thượng thư Trần Tiễn Thành. Nhờ sự kiện này mà ông có điều kiện tiếp xúc với Tân thư, tức với sách báo theo quan điểm khoa học phương Tây bằng tiếng Trung Hoa như Dinh hoàn chí lược,

Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, Bác vật tân biên, Hàng hải kim châm,...tại ngay nhà

nhạc phụ. Cùng với những tài liệu này là những bản điều trần sáng suốt, sôi nổi, đầy sức thuyết phục của Nguyễn Trường Tộ. Như đã nói ở trên, trong khoảng thời gian chưa được 10 năm (1863-1871), Nguyên Trường Tộ đã gửi về triều đình chừng 60 bản điểu trần đề nghị cải cách về mọi mặt từ tôn giáo, giáo dục, nông nghiệp, khai mỏ, thương nghiệp, đến tổ chức chính quyền, quân sự, ngoại giao v.v... Nhưng trước một triều đình hủ bại, ươn hèn, đầy mâu thuẫn, không dám cương quyết cải cách, những cố gắng của Nguyễn Trường Tộ đều trở nên vô ích.

Trước cảnh đất nước ngày càng nguy khốn do sự xâm lược của thực dân Pháp và sự ươn hèn bất lực của triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Lộ Trạch ôm ấp hoài bão đem những kiến thức đã tích lũy được vận dụng vào việc canh tân đất nước, cứu nguy cho dân tộc. Với tấm lòng trăn trở, day dứt về tình hình đất nước cũng như muốn tiếp tục con đường canh tân, chống Pháp mà Nguyễn Trường Tộ đã vạch ra, năm 1877, Nguyễn Lộ Trạch gửi lên triều đình Huế bản điều trần đầu tiên - Thời vụ sách thượng - chỉ ra hiện tình đất nước và mong muốn thức tỉnh được triều đình. Trong bản điều trần này ông đã đưa ra một số

68

biện pháp sách lược cứu nguy trước mắt cho đất nước. Ông cho rằng bây giờ đã quá muộn để có thể thực hiện các kiến tạo có tinh chất lâu dài để vãn hồi đất nước. Nhưng cần hết sức cố gắng tìm cách cứu vãn tình hình sau hàng loạt các sai lầm hơn là ngồi nhìn thực tế với thái độ buông trôi, chần chừ, khiếp sợ. Nhiều biện pháp đưa ra trong bản điều trần, thật ra, không những chỉ để đối phó với tình hình trước mắt, mà còn tạo điều kiện thoát khỏi nguy khốn, làm chỗ dựa cho công cuộc tự cường, tự trị lâu dài. Những biện pháp này cũng như cách đánh giá tình hình này của ông, dĩ nhiên, không được sự đồng tình ủng hộ của triều đình Huế, nhưng Thời vụ sách thượng đã gây được tiếng vang trong giới trí thức đương thời. Thực ra, những tư tưởng sang suốt của những nhà canh tân, cải cách kiểu như của Nguyễn Lộ Trạch, cũng đã khiến triều đình Huế phải giật mình, tỉnh ngộ ra phần nào. Bằng chứng là, mặc dầu không tỏ thái độ chấp nhận một cách thẳng thắn và trực diện, nhưng trong thực tế, một số biện pháp của các nhà canh tân cũng đã được triều đình thực hiện. Nhưng do thái độ do dự, vừa làm vừa thăm dò dẫn đến nhỡ thời cơ hoặc vừa làm vừa sợ Pháp biết, nên nhìn chung việc thực hiện không những không mang lại hiệu quả thực tế rõ rệt mà còn làm hỏng cả ý đồ của người thiết kế. Ví dụ như viêc cử người sang Hương cảng học kỹ thuật, hoặc những toan tính mở trường kỹ thuật ở Huế, hoặc có ý định sai sứ sang Trung Hoa, Thái Lan nhưng khi Pháp biết được thì lại sợ sệt.

Đầu năm 1882, triều đình Huế có ý định cử Nguyễn Lộ Trạch sang Hương Cảng học kỹ thuật nhưng ông cho rằng để cứu nguy dân tộc, không nên chỉ quá trông cậy vào khoa học-kỹ thuật mà vấn đề là phải biết tự cường, tự trị và phải biết mở rộng quan hệ ngoại giao để nhanh chóng tạo thanh thế, nhất là đối với những nước đang có thù địch với Pháp như Đức, Anh:... Tuy nhiên Pháp-Nam đối chọi, thắng bại đã rõ, vậy thì bảo rằng kỹ thuật cố thể đủ đề ngăn chặn được bọn mọi rợ lại là điều sai lầm rất lớn.

Huống hồ ta học thì chẳng thể tinh thông mau chóng, còn chúng thì chế tạo mỗi

ngày một biến đổi vô cùng. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách hiện nay, cố nhiên không thể chậm

trễ việc học kỹ thuật được, nhưng tự cường tự trị thì lại càng không thể không gắng sức.

69

giao thiệp để dò xét những chỗ yếu kém của chúng, thì ngày nay tuy chưa thể làm được

gì, nhưng không hẳn là không cố cơ hội để làm được. (...) Kẻ học trò này thường ôm

niềm phẩn khích cố ý định thử một phen. Ví như được phép mượn tiếng đi buôn, âm thầm

ở Hương Cảng một năm hoặc nửa năm, để biết qua tiếng nói và tình hình mà bí mật giao

thiệp với người Anh, người Phổ qua lại bên đó, theo tàu họ, đến kinh đô nước họ, rồi sau

đó mới dùng sứ mệnh của triều đình mà sang. Vậy thì người Pháp mặc dầu xảo quyệt

nhưng làm gì được ta56. Trước lời lẽ của lá thư, Tự Đức phê: Ngôn hà quá cao!. Và kết

cục là chuyến đi bị bãi bỏ! Tình hình lúc bấy giờ ngày càng trở nên nguy cấp, Pháp tấn công Hà Nội, triều đình cử người cầu cứu nhà Thanh, Pháp triệu Khâm sứ Rheinard về. Thế hoà hoãn tạm thời chấm dứt, chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ.

Trước tình hình nguy cấp, Nguyên Lộ Trạch viết bản điều trần thứ hai Thời vụ sách hạ chỉ rõ những điểm cụ thể cần làm ngay để ứng phó với tình hình, trong đó có những chủ trương rất mạnh mẽ, kiên quyết như: xây dựng thủ đô ở Thanh Hoa để chuẩn bị kháng chiến, tạo nguồn và tích lũy lương thảo, tổ chức lại quân đội, học tập kỹ thuật hiện đại, ngoại giao với Đức, Anh để kềm chế Pháp,...

Vẫn một thái độ như cũ, triều đình lại tiếp tục làm ngơ.

Năm 1883, vua Tự Đức chết, chiến tranh lan rộng ra Bắc Kỳ. Nội bộ triều chính rối ren, các phe phái tiêu diệt lẫn nhau, các vị vua kế vị liên tục bị phế truất. Nguyễn Lộ Trạch thảo một bức thư nhắc lại những luận điểm cơ bản trong chiến lược chống Pháp của mình mong triều đình thực hiện hầu cứu vãn tình thế: Đại thế ngày nay chỉ cố hai

cách tự trị và cầu viện mà thôi. Nhưng những nơi trọng yểu, lợi hại đều bị chúng chiếm

giữ, nếu ta có muốn làm một việc gì thì động đậy đều bị giữ tay, thiết tưởng cũng khó

hành động được. Ngoài chủ trương tự trị ra, nếu bỏ chủ trương cầu viện thì không còn cố

kế sách nào khấc nữa57. Nhưng đó vẫn là tiếng kêu gọi bầy đơn độc của nhà cải cách. vẫn

không có phản ứng tích cực và ủng hộ nào từ phía triều đình. Rồi lần lượt các tỉnh Bắc Kỳ rơi vào tay Pháp. Cuối cùng, ngày 6/6/1884, triều đình Huế phải ký Hoà ước Giáp

56Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang, Nguyễn Lộ Trạch, Điều trần và thơ văn, Nxb KHXH, Tp HCM, 1995,

57Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang, sđd, Thư dâng lên quan Chấp chính vào tháng hai năm Nhâm Ngọ, tr. 133-

70

Thân (Patenotre) nhục nhã: thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Bắc Kỳ. Cuối năm 1884, với tâm trạng thất vọng ê chề, Nguyễn Lộ Trạch đem những bản điều trần của mình gom lại thành tập Quỳ ưu lục để ghi lại những cố gắng và thất vọng của mình.

Sau này, phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết thi hành biện pháp cuối cùng: tấn cống dinh Khâm sứ và đồn Mang Cá. Thất bại, Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi rời kinh đô, lên chiến khu, hạ chiếu Cần Vương, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Phong trào Cần Vương lúc đầu bùng nổ dữ dội chứng tỏ được sức mạnh yêu nước của sĩ dân, nhưng rồi suy yếu dần và đi đến tan rã. Năm 1892, mặc dù đang ẩn dật, Nguyễn Lộ Trạch tiếp tục viết bài Thiên hạ đại thế luận để cảnh tỉnh tầng lớp sĩ phu, khuyến khích triều đình. Triều đình lúc này đang do Thành Thái đứng đầu, một vị vua yêu nước có ý định chống Pháp. Bài văn trình bày rõ tình hình thế giới và những dự kiến trong tương lai, nêu ra nét đại cương của những công việc phải làm, bày tỏ hy vọng vào một lực lượng mới gánh lấy nhiệm vụ lịch sử.

Vào những năm cuối đời, vì quá đau buồn và thất vọng, ông làm nhiều thơ nói lên tấm lòng của mình và mong muốn qua những tâm sự đó tìm được những người tâm giao, đồng chí. Năm 1895, ông làm một chuyến Nam du vào Phan Thiết, dự định cùng Trương Gia Mô xuất dương nhưng không thành. Ông mất ngày 12/2/1898 tại Bình Định58.

Khối lượng tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch khá nhiều nhưng hiện nay phần lớn đã bị thất lạc. Theo Mai Cao Chương và Đoàn Lê Văn, hiện hay chỉ mới tìm được: Quỳ ưu lục (chép những bản điều trần gồm Thời vụ sách Thượng, Thời vụ sách Hạ, Nhâm Ngọ

niên nhị nguyệt thướng chấp chính thư và Dữ Phạm Phú Đường thướng phụ chính đại

thần thư), Thiên hạ đại thế luận, 15 bài thơ, 4 bức thư gửi những người bạn tâm giao59.

2.4.TIỂU KẾT

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)