2.3.1.ĐẶNG HUY TRỨ(182 5- 1874)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 49 - 55)

XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

2.3.1.ĐẶNG HUY TRỨ(182 5- 1874)

làng Thanh Lương, nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ngay từ những ngày đầu, ông là một trí thức yêu nước chống Pháp và đứng về phe chủ chiến, ông cũng là một tác gia lớn giữa thế kỷ XIX. Sách Đại Nam nhất thống chí xếp ông vào hàng danh nhân với lời đánh giá như sau: Đặng Huy Trứ khẳng khái, có chí lớn đương trù tính nhiều việc, làm chưa xong đã mất, ai cũng tiếc.

Sự nghiệp và thơ văn ông để lại khá đồ sộ (12 tập thơ với hơn 1.200 bài; 4 tập văn gồm nhiều thể loại; 1 tập hồi kỷ; một số sách giáo khoa và nghiên cứu) nhưng đến nay vẫn ít được biết đến mặc dù sinh thời ông được nhiều người đánh giá cao, ca ngợi và mến phục. Có thể nói, sự nghiệp của Đăng Huy Trứ thể hiện trên nhiều lãnh vực nhưng tất cả đều tập trưng vào một mục đích duy nhất là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Là người theo phái chủ chiến nhưng Đặng Huy Trứ không chủ trương bài ngoại mà theo đường lối nhân hòa theo truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, coi dân là huyết mạch định sự an nguy của đất nước. Ông quan tâm đến việc học tập các tri thức khoa học, thực hiện những việc nhằm làm ích nước, lợi dân. Đặng Huy Trứ không chỉ đổi mới tư tưởng, tán đồng quan điểm canh tân, mà điều quan trọng là ông đã thực thi ý tưởng canh tân.

Năm 1856, khi được phái đi quân thứ ở Đà Nang, nghe tiếng súng đầu tiên của quân Pháp bắn vào Đà Nang, ông đã nói lên tình cảm và trách nhiệm của mình:

Một vùng Đà Nang giặc Tây dương

Giữ nước quân dân mệt lạ thường

Cuối tiết tàn thu cơn lũ lụt

50

Diệt thù, sương gió thương quân sĩ Lo nước đêm ngày bận đế vương

Ăn lộc ta càng lỡ việc nước

Tính sao ? Hoa, chiến, giữ hay nhường! Ông nhận định nhiệm vụ cấp bách của dân tộc, quốc gia lúc này là: Nay việc lợi hại nhất của quốc gia chỉ có một việc là chống Tây.

Việc triều đình cần bàn nhiều nhất cũng chỉ có một việc là chống Tây 31. Việc sử quan

cần ghi chép cũng chỉ có một việc là chống Tây. Đối với ông, cái đau khổ lớn nhất là mấy

tỉnh Nam Kỳ bị bọn Pháp chiếm, là biên cương bị chìm đắm chưa khôi phục được.

Khi Gia Định thất thủ các đại thần trong triều đình sợ hãi trước uy lực của quân đội Pháp, riêng Đặng Huy Trứ không khiếp sợ mà lại có suy nghĩ khác. Trong bài Theo hầu

quan Bố chánh họ Hoàng ra thử pháo ở pháo đài bến Triều (1859), thể hiện lòng tin

tưởng vào sức mạnh của nhân dân, ông viết:

Pháo nổ sấm ran ngàn dặm gió,

Đạn bay khói tỏa vạn tầm khơi. Chờ cho thiêu xấc quân Tầy hết,

Từ đố kình nghê sẽ bặt hơi32

.

Ông đặt hy vọng trước nhất vào sức mạnh của nhân dân, phải làm cho nhân dân được no ấm, được mở mang kiến thức, vì dân mới chính là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước:

Quân đội, vuốt nanh giành thắng lợi,

Nhân dân, huyết mạch định an nguy.

( Tặng quan Hiệp quản họ Hoàng trấn giữ bến Triều — 1859)

Có thể nói, con đường của người trí thức chân chính là con đường tiếp thu nhiều nhất những kiến thức cổ kim, Đông Tây, kế thừa và phát huy để đưa xã hội tiến lên. Phẩm

31Nhóm Trà Lĩnh, Đăng Huy Trứ: Con người và tác phẩm, Nxb TP> HCM, 1990. tr.35, 242

51

chất của họ thể hiện trong suy nghĩ và cả hành động. Đặng Huy Trứ đã liên tục tìm kiếm những kiến thức mới, mong tìm ra những biện pháp hiệu nghiệm nhất để cứu dân, cứu nước, để tự cường, tự trị. Với suy tư đó, trong hai chuyến công cán tại Hương Cảng (1865) và áo môn (1867-1868), ông đã để tâm nghiên cứu tìm cách mở mang công nghiệp, tiếp thu khoa học-kỹ thuật phương Tây để xây dựng đất nước và chống giặc.

Đánh giá cao vai trò của thương nghiệp trong sự hằng tồn của mỗi quốc gia, ông tự nhận lấy trách nhiệm đi buôn để làm giàu cho đất nước. Trong tờ sớ tâu lên nhà vua, ông

viết: Gia đình tôi là gia đình nhà nho đã bốn năm đời, nghề buôn bán đâu phải là nghề

mạt, nhưng chịu ơn nước và tự xét mình, xin đưa sức khuyển mã ra báo đáp, đảm nhận

việc tài chính quốc gia, sớm tối lo toan, chạy khắp Đông Tây, dầu thịt nát xương tan

không từ năm 33. Năm 1866, ông được phép thành lập Bình chuẩn sứ, cơ quan kinh tế và

thương mại tổ chức lưu thông hàng hoa giữa các miền trong nước. Ông coi việc làm giàu là một đạo lớn không thể xem khinh:

Túi nặng ngàn vàng đâu phải quỷ

Quan khen một tiếng ấy là vinh

Cùng với việc xây dựng kinh tế, Đặng Huy Trứ đặc biệt quan tâm khai thác những thành quả khoa học và kỹ thuật của nước ngoài. Nhờ sự ủng hộ của Phạm Phú Thứ, ông được cử đi Áo Môn, Hương Cảng. Được lệnh lên đường ông rất phấn khởi, không phải vì được lên xe xuống ngựa mà chỉ mong tìm ra được con đường mới cho đất nước thoát ra khỏi sự trì trệ. Trong bài Được lệnh đi Quảng Đông (1865), ông viết:

... Ngày về, đất nước, lo trì trệ, Cất bước, thời gian, luống vội vàng. Xuống ngực, lên xe lòng chẳng thiết, Đạp bằng sóng gió tính thường ham.

Gắng mang trung, kính vào man địch,

52

Bể hoạn ba đào gửi gió sương 34.

Trong thời gian ở nước ngoài, ông gặp gỡ và trao đổi ý kiến với nhiều nhà trí thức canh tân Trung Hoa, sưu tầm sách báo các nước, tìm hiểu khoa học-kỹ thuật (nhất là những ngành nghề chưa có ở Việt Nam như chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn,...).

Năm 1867, lúc lâm bệnh, phải nằm lại ở Quảng Đông, ông suy nghĩ về vận mệnh của Tổ quốc, về con đường tự trị, tự cường đuổi theo các nước tiên tiến. Bài Trong khi ốm

được Dã trì chủ nhân chỉ giáo, làm thơ ghi lại35

mô tả cuộc gặp gỡ của ông với Dã trĩ chủ nhân, một nhân vật hư cấu. Trong câu chuyện giữa ông và Dã trì chủ nhân, ông đã thể hiện những cảm nghĩ của mình trong những ngày ốm đau gian khổ, xa đất nước, xa người thân. Dã trì chủ nhân nêu tới mười một điều được coi là mười một nỗi khổ của Đặng Huy Trứ khi phải thực hiện bổn phận là người nô bộc của quốc gia ở nước ngoài. Chẳng hạn như ở trong nước thì nhà cao cửa rộng, thư thái ung dung, sang đây thì ở cái buồng con trên thuyền, suốt ngày đóng cửa một mình, co gối nằm, khác gì nằm trong lỗ; ở trong nước thì ăn uống đầy đủ, sang đây thức ăn không hợp khẩu vị, ăn không vừa miệng mà quá đắt đỏ;... Cuối cùng, chính ông lại gạt những suy nghĩ tầm thường đó đi. ông không coi đó là những nỗi thống khổ đối với bản thân mà chỉ coi đó là những thử thách trong cuộc sống:

Khách huống tiêu điều thập bất như,

Bệnh trung thúy khả bạn u cư.

Ngày Đông chí, nhớ tới gia đình bè bạn lại thêm buồn:

Lộ viễn bất thiên trường tác khách,

Bệnh du bách nhị thượng triền ma.

Ở xa quê hương, ít người thân thích, địa phương lại không hiểu mình. Có lúc người ta chào mình kính cẩn là Đại lão gia. Có lúc người ta ngạc nhiên hỏi có phải là quỷ Xiêm

34Nhóm Trà Lĩnh, sđd, tr.303-304.

53

La không. Kể cũng đáng bực mình. Nhưng nghĩ đến việc vua phải lo, tôi phải nhục thì cái tiểu khí của tuổi trẻ cũng phải gạt đi trước nhiệm vụ to lớn mà nước nhà đã giao phó:

Tưởng đáo chúa lũi thần nhục xứ, Thiếu niên khách khí tận tiêu ma.

Hoặc:

Bảo ta là trâu hay là ngựa, thôi thì tùy miệng người đời, gọi sao thì thưa vậy. Chỉ

biết lòng ta như thủy tinh trong suốt chẳng nhòa.

(Mã ngưu thế vẫn hô tuy ứng, Thủy ngọc ngô tâm tịnh bất hà.)

Đau ốm kéo dài chưa biết sống chết, nhưng đối với ông, cái băn khoăn đau khổ nhất là nhiệm vụ chưa hoàn thành, nợ quân thần chưa báo đáp:

Ngô khởi tham sinh úy tử nhân,

Thủy chung nhất niệm hệ quân thân.

Chính vì thế mà ông băn khoăn, ăn ngủ không yên:

Thần tâm trú dạ dục vong xán,

Nhất ngoa khiên triền bất tự an.

Với suy nghĩ trên, Đặng Huy Trứ đã trả lời Dã trì chủ nhân:

Ôi! Những điều tôn ông cho là khổ là như vậy ư ? Những điều tôi cho là khổ khác

vậy thay! ôi! Cái khổ có quan hệ đến xã tắc, đến triều đình, đến dân đen thì cho là khổ

được. Cái khổ như quan hệ đến bản thân mình thì là cái khổ của kẻ ngu phu, ngu phụ...

Ông nói tiếp: Ôi! Cái khổ nếu coi là khổ, thì phải là vì nước quên mình, đương đầu

với giặc như Tán lý Nguyễn Duy, như Bố chánh Khánh Hoà Nguyễn Đăng Hành. Là thế

cô, sức yếu vẫn chửi giặc mà chết như Hàn lâm thị độc Phạm Ninh. Là lương tận, viện

hết, gieo mình xuống sông mà chết như Tri phủ Phủ Bình Doãn Chính. Là xông pha tên

54

sợ lam sơn chướng khí như Tiểu phủ sứ Nguyễn Tấn. Là bốn mặt bị bao vây, cố thủ trong

cô thành như các chí sĩ Gia Định, Biên Hoa, Vĩnh Long, Định Tường... những cái khổ như thế thì thế nào ?.

Dã trì chủ nhân nghe xong vỗ tay cười, bày to lòng kính phục và xin góp ý kiến về việc bảo vệ biên cương, khôi phục đất cũ... Dùng kế tự cường, tự trị, dần dần khôi phục,

đó là thượng sách. Những lời phát biểu của vị khách cũng là những suy nghĩ của Đặng

Huy Trứ về con đường tự trị, tự cường để gìn giữ và xây dựng đất nước.

Bài văn đã nêu lên những chủ trương lớn của ông như: lập Cục Cơ khí, mà xướng đúc gang thép, đúc súng ống, lập đội chiến thuyền, huấn luyện quân sự cho nghĩa dũng,

lập Cục Dạy nghề, mời người phương Tây sang dạy ngôn ngữ, văn tự, toán pháp, đồ họa,

kỹ thuật, cử thanh niên tuấn tú ra nước ngoài học tập,... Đồng thời, bài văn cũng đã nêu

lên những tấm gương tự cường của một số nước trên thế giới, và đặc biệt nhấn mạnh tinh thần tích cực đổi mới ở Nhật Bản: Nhật Bản đã bắt đầu cử nhiều người sang Luân Đôn để học. Nước Nhật đã có trên 80 chiến thuyền và vài năm nữa chắc sẽ có nhiều hơn. Việt Nam cũng đã bắt đầu cử người đến Hương Cảng học kỹ thuật, mua tàu bè. Đó cũng là những việc hay để tự cường, tự trị vậy.

Kết thúc bài văn, ông viết:

Hiểu thời biết thế đó là ai, Tâm sự khi đau chẳng tiếc lời.

Bày cách Trị, Cường phương cứa nước,

Dạy điều Ưu, ái đạo làm tôi.

Biển mây tạm gởi thân nào ngại,

Non báu đâu giao kẻ bất tài.

Nghiêng lọng bỗng thành quen biết cũ,

55

Cuối năm 1868, Đặng Huy Trứ trở về nước. Ông những muốn đem những tư tưởng đã được nghiền ngẫm ấy ra thể nghiệm, giúp dân, giúp nước. Ông vận động triều đình và các bạn đồng liêu. Nhưng hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đã trở nên quá đen tối. Vua Tự Đức và quần thần tiếp tục đi ngược lại trào lim lịch sử, đi ngược lại với ý chí của toàn dân tộc, đang tìm mọi cách để hoa hoãn với Pháp. Triều đình cấm mộ quân và rèn đúc vũ khí; bãi bỏ Bình chuẩn sứ, Doanh điền sứ, hai cơ sở kinh tế ban đầu đi theo hướng phát triển năng động và hợp thời. Trong cùng một hoàn cảnh, ở Nhật Bản, Minh Trị đang nỗ lực toàn bộ sức lực và trí tuệ vào công cuộc Duy tân. Trớ trêu thay, Tự Đức lúc này đã quay hẳn lưng lại với con đường tiến bộ mà lịch sử đã mở ra cho các nước chậm tiến phương Đông. Tự Đức đã không có đủ dũng khí để cùng là bạn đồng hành với Minh Trị. Bi kịch của nhà cách tân Đặng Huy Trứ cũng là chính là bi kịch của Tổ quốc.

2.3.2.PHẠM PHÚ THỨ (1821 - 1882)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)