2.3.3.NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830 -1871)

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 59 - 67)

XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG

2.3.3.NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830 -1871)

Thiên chúa từ nhiều đời ở làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ Tĩnh). Từ nhỏ ông đã tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống. Vốn thông minh, ham học hỏi nhưng không theo con đường truyền thống của các thế hệ nho sĩ cha anh: con đường ;học-thi-làm quan. Đặc điểm rất riêng này của ông một phần do chính sách kỳ thị, hạn chế hẹp hòi và thiển cận của triều đình nhà Nguyễn đối với người theo

60

đạo, một phần do tự chính ông có ý thức: lập thân không nhất thiết phải theo con đường quan lộ. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công vào Đà Nang bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam, ông bước vào đời. Ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà rồi được mời dạy chữ Hán tại trường Nhà chung Xã Đoài. Chính ồ đây ông đã được giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp, tiếng La tinh và những kiến thức về khoa học-kỹ thuật và văn học Pháp.

Trong bài Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh, Di thảo số 5) viết tháng 6/1864, Nguyễn Trường Tộ viết: Từ 15 năm nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày nay, nên tôi đã ra sức tìm tòi học hỏi trí khôn của mọi người để thêm sự hiểu biết cho mình, chứ không phải chỉ mới một ngày 38. Rồi trong bản điều trần Mục đích của sứ bộ đi Pháp (Di thảo số 30), viết ngày 9/3/1867, ông lại viết: Mấy chục năm nay, tôi

bôn tẩu trong thiên hạ, thu thập những tình thế biến thiên xưa nay, đem những điều đã

đọc trong sách nghiệm ra việc đời. Đã trao đổi với ai một lời nói, một câu chuyện, thâm tâm tôi cũng đã có ý muốn thu lấy sự hiểu biết của người làm của mình.?39.

Như vậy, Nguyễn Trường Tộ đã bắt đầu tiếp xúc với văn hoa phương Tây từ những năm 1848-1849 và có thể đã xuất ngoại từ những năm 1848-1849 hay trước nữa. Bức bách trước chính sách cấm đạo và tìm diệt người theo đạo của triều đình Huế, năm 1859, Giám mục Gauthier đã đưa Nguyễn Trường Tộ ra nước ngoài. Nhận định về sở học của Nguyễn Trường Tộ, linh mục Trương Bá Cần đã viết: Nói tóm lại là ngoài vốn liếng về

Hán học, Nguyễn Trường Tộ đã sớm tiếp xúc với văn hoá Tây phương, trước tiên là có

thể qua các giáo sĩ thừa sai người Pháp, chủ yếu là Giám mục Gauthier. Nguyễn Trường

Tộ cũng đã có dịp đi ra nước ngoài, nếu không qua các nước Tây Âu thì cũng qua các

nước Đông Nam Á, nơi đây ông đã được đọc các sách báo Tây phương đã được dịch ra

tiếng Trung Hoa. Theo ông Đào Duy Anh và những người đã tới tham khảo các tài liệu

tại nhà các con cháu của Nguyễn Trường Tộ ở làng Bùi Chu, thì trong tủ sách của

Nguyễn Trường Tộ cố rất nhiều quyển sách bằng chữ Hán thuộc loại Tân thư. Nhờ đó mà

38Trương Bá Cần, sđd, tr.145.

61

vào năm 1861, Nguyễn Trường Tộ đã có một số kiến thức khá rộng lớn về khoa học-kỹ thuật cũng như khoa học xã hội của Tây phương40

Đến năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Việt Nam với hoài bão đem những hiểu biết đã thu thập được của mình vào việc canh tân đất nước, tự cường, tự lực tránh họa ngoại xâm. Chính thời gian này, với tư cách thông ngôn và phiên dịch cho quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Đô đốc Chamer (1797-1869), giữa lúc mối quan hệ Pháp-Việt ngày càng căng thẳng, Nguyễn Trường Tộ ra sức tìm mọi cách để tránh nổ ra xung đột. Thế nhưng vì làm việc cho Pháp, lại là người theo đạo, nên ông đã bị những người yêu nước nghi ngờ là tay sai cho Pháp. Trong bài Trần tình (Di thảo số 3 ngày 13/5/1863), ông phân trần: lúc Pháp bắt đầu khởi hấn, có được mời cộng tác, nhưng ông một mực từ chối; sau khi đại đồn Chí Hoa, tuyến phòng thủ được coi là kỳ công nhất của quân đội triều đình Huế thất thủ, ông thấy rằng phải tạm hoa, theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho Pháp để mong góp phần vào việc hoà đàm. Ông đã kể ra nhiều việc làm cụ thể mà mình đã làm để cứu nguy tình thế cho người của triều đình, với tên người và sự việc rõ ràng, mà lúc bấy giờ triều đình có thể phối kiểm được... Sau khi thay Charner, với thái độ hung hãn, Đô đốc Bonnard (1805-1867) ra sức mở rộng chiến tranh, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ồ hoa cuộc nữa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất

(1862) được ký kết, ông xin thôi công việc để không cộng tác với Pháp nữa và lui về sống tại Gia Định xa lánh cuộc sống chính trị.

Với tâm trạng u uất, đau khổ vì thấy bị nghi ngờ, ông tâm sự trong một bài thơ:

Nhật ngự tuy vô hồi chiếu xứ,

Quỳ tâm nhưng hữu hướng dương tâm.

(Dù cho mặt trời không đoái hoài soi tới, Thì lòng đoá hoa quỳ vẫn luôn hướng về mặt trời).

62

Hoặc trong bài thơ gửi Phan Thanh Giản, ông có ý thanh minh, bộc bạch tâm sự, nói rõ động cơ thầm kín khi ra làm việc cho Pháp:

Dung chức Tây khôn khải vị bần,

Biệt gia cơ trữ nhận lai chân. Đông lân cung cẩm như tương vấn,

Tân bà kim chân tử tế trần.

(Tôi không phải vì nghèo mà xin vào làm thợ dệt ở xóm Tây, mà là để học tập đến nơi đến chốn cách đóng một khung dệt và cách hoạt động của nó. Nếu có những người hàng xóm bên xóm Đông hỏi tôi về việc này, tôi sẵn sàng nói rõ cho họ hiểu).

Tuy nhiên, vốn là một trí thức có lòng yêu nước sâu sắc và hoài bão cứu nước lớn lao, ngày đêm trăn trở cho tiền đồ Tổ quốc, ngay tại Gia Định, ông đã dồn tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Trong thời điểm này ông bắt tay viết các bản điều trần gửi lên vua Tự Đức đồng thời cũng muốn thông qua đó gửi tới giới sĩ phu văn thân cùng toàn dân tấm lòng trung trinh của mình đối với dân với nước. Tháng 5/1863 ông viết ba văn bản làm thành một kế hoạch hoàn chỉnh gởi lên triều đình Huế là Tế cấp luận, Giáo môn luận và Thiên hạ phân hợp đại thế luận.

Tế cấp luận là bản văn quan trọng nhất bàn về các việc cần làm ngay để canh tân, tự lực, tự cường, phát triển đất nước. Đây là bản văn mà trong các bài viết sau này Nguyễn Trường Tộ thường nhắc đến như là một tài liệu cơ bản nhất, đầy đủ nhất. Trong bài Lục lợi từ ông nói: Tế cấp luận là thâu tóm trí khôn của thiên hạ. 500 năm nay, đâu có phải

chuyện một ngày mà có thể làm hết được41. Trong bài Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại

giao, ông lại nói: Bài Tế cấp luận của tôi, nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng

chưa hết42. Nhưng bản văn này cho tới nay, vẫn chưa tìm thấy và vẫn chưa có ai trong

chúng ta có cơ hội được tiếp xúc với nó. Theo Nguyễn Trường Tộ, để có thể phát triển đất nước, cần phải hoà hảo với bên ngoài và hoà hợp ở bên trong.

41Trương Bá Cần, sđd, Di thảo số 5 tháng 5/1864, tr.135-151.

63

Trong Giáo môn luận ông đã dùng lý lẽ của trời đất và vạn vật cũng như những chứng cứ của lịch sử để kêu gọi triều đình có chính sách bao dung đối với người Thiên chúa giáo43. Sau này, ông còn viết những văn bản đề nghị cải cách hành chính, cải cách học thuật, cải cách phong tục,... Nhưng trước mắt, việc bách hại người Thiên chua giáo là một sai lầm cần chấm dứt ngay, bởi vì không nên. tạo thêm thù trong, đang. lúc có giặc ngoài. Còn đối với giặc ngoài, triều đình Huế đã ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhưng lại không muốn thi hành. Nguyễn Trường Tộ thấy cần phải tạm hoà với Pháp để rảnh tay chấn hưng đất nước. Thiên hạ phân hợp đại thế luận ra đời. Bản văn này tuy chủ yếu là bàn về việc hoà nhưng ông lại rất nhấn mạnh về việc người Pháp đã đến thì sẽ không đi, việc tạm nhường một phần đất là không thể tránh được44. Việc triều đình Huế cử phái bộ sang Pháp để xin chuộc lại phần đất đã nhượng, vì vậy, là điều không tưởng. Ngoài ra ông còn liên tục gửi nhiều văn bản khác cho triều đình Huế qua tay các quan đại thần khác như Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành,...

Từ đầu năm 1861 cho tới đầu năm 1866, Nguyễn Trường Tộ đã gửi cho triều đình Huế tất cả 11 văn bản nhưng đều không được phúc đáp. Tuy vậy ông vẫn nhẫn nhục chờ đợi. Theo Đinh Xuân Lâm: Cái mâu thuẫn to lớn - có thể nói là cái bi kịch - trong cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là trong khi những người cùng thời chỉ chọn một trong hai con đường vũ trang đánh Pháp hay hợp tác với Pháp thì ông lại muốn điều hoà hai thái độ, theo ông đều quá khích và không đúng, để đi theo con đường hoà bình hợp tác trên

cơ sở hiểu biết lẫn nhau, bảo đảm quyền lợi lâu dài cho cả hai dân tộc45. Vì vậy, trong

thời gian chờ đợi ở Sài Gòn, ông đem những hiểu biết của mình ra giúp việc xây cất tu viện Dòng thánh Phaolô (Saint Paul Chartres) theo yêu cầu của giáo hội.

Đầu năm 1866, có lẽ được vua Tự Đức chú ý qua bản Khai hoang từ trình bày kế hoạch phát triển đất nước tương đối rõ ràng và dễ thực hiện46, Nguyễn Trường Tộ được vua mời về Huế. Nhưng do tính lừng chừng, không quyết đoán của Tự Đức, lại cộng

43Trương Bá Cần, sđd, Bàn về tự do tôn giáo, Di thảo số 2, ngày 23/3/1863, tr.115-119.

44Trương Bá Cần, sđd, Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ, Di thảo số 1 tháng 3-4/1863, tr. 107-112.

45Đinh Xuân Lâm, Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội, 1998, tr.28,29.

64

thêm những lời bàn ra của triều thần, nên rốt cuộc, ông vẫn không được triều đình trọng dụng.

Cuối cùng, sau nhiều năm trời bôn ba khắp nơi tìm cách phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân nhưng không được, tháng 4/1866, Nguyễn Trường Tộ quyết định trở về quê nhà Nghệ An. Trong bước thối lui này, ông vẫn không nản chí, liên tục viết nhiều bản điều trần về những vấn đề thời sự cấp thiết mong được triều đình lưu ý để thực hiện như

Những việc Giám mục Gauthier có thể giúp47 về việc mở trường dạy nghề, Ngôi vua là

quý, chức quan là trọng48

về chủ trương duy trì trật tự xã hội hiện hữu, tức tạo thế ổn định chính trị hầu có thể canh tân, xây dựng đất nước, Tình hình lương giáo ở Nghệ An49

,...

Tháng 8/1866, Nguyễn Trường Tộ lại được triệu về kinh cùng Giám mục Gauthier để chuẩn bị đi Pháp thực hiện một số đề nghị trong các bản điều trần mà vua Tự Đức có để ý tới như thuê thầy thợ, mua sắm máy móc, thiết bị mở trường huấn luyện nghề nghiệp. Trong thời gian này, những bản điều trần của ông đã được triều đình Huế thuận theo. Cũng trong thời gian này Đô đốc De Lagrandiere lợi dụng tình hình rối ren và yếu kém của triều đình Huế nên đề nghị ký với Pháp một hiệp ước khác thay thế Hiệp ước

Nhâm Tuất (5/6/1862), nhượng thêm cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long,

Châu Đốc, Hà Tiên) để được sự bảo hộ và bảo trợ của Pháp hầu giữ vững ngai vàng. Nguyễn Trường Tộ hiểu rõ âm mưu của Pháp và hoàn cảnh khó xử của triều đình nên trước mắt, ông chỉ gửi bản điều trần Phải tạm thời dựa vào Pháp50 khuyên triều đình Huế cần phải khôn khéo hoà hoãn và tìm cách dựa vào Pháp mới mong tránh khỏi cái họa thù trong, giặc ngoài.

Trong thời gian chờ tàu ở Sài Gòn, Nguyễn Trường Tộ liên tục viết 6 bản điều trần

tiếp theo gửi về Huế trình bày việc khác biệt giữa ý đồ thôn tính Nam Kỳ, đặt ách bảo hộ phần đất còn lại của thực dân Pháp tại Việt Nam với chính sách của chính phủ Pháp.

47Trương Bá Cần, sđd, Di thảo số 12 ngày 17/5/1866, tr. 172-173.

48Trương Bá Cần, sđd, Di thảo số 13 tháng 5/1866, tr. 174-180.

49Trương Bá Cần, sđd, Di thảo số 14 ngày 4/6/1866, tr.181-183.

65

Đồng thời đề nghị vận động sự giúp đỡ của Tây Ban Nha51, vận động dư luận và giới chính trị tại Pháp, cũng như liên kết với các nước lân cận, với nước Anh gây khó khăn cho thực dân Pháp52

.

Tháng 1/1867, Nguyễn Trường Tộ cùng Giám mục Gauthier sang Pháp. Tại Pháp, trong lúc thực hiện công việc triều đình giao phó, Nguyễn Trường Tộ có dịp đi khắp nơi trực tiếp tiếp xúc và tìm hiểu về nền văn minh, khoa học-kỹ thuật và công nghệ của Pháp, một nền văn minh tiên tiến lúc bấy giờ. Tháng 11/1867, ông viết bản Tế cấp bát điều53đề nghị những việc cần phải làm ngay để đưa đất nước thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu như: gấp rút sửa đổi việc võ bị; hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khoa sinh;

gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ; sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng; điều

chỉnh thuế ruộng đất; sửa sang lại cương giới; nắm rõ nhân số; lập Viện Dục anh và Trại

Tế bần... Cũng thời gian này, tại Việt Nam, tháng 6/1867, thực dân Pháp phản bội Hiệp

ước Nhâm Tuất (1862), ngang nhiên đem quân chiếm ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ. Triều

đình Huế chỉ tập trung vào việc thu hồi lại đất đai bằng cách điều đình, thương thuyết chứ chưa nghĩ đến việc canh tân đất nước cho nên lại tìm cách triệu phái bộ về nước sớm.

Sau chuyến đi Pháp, Nguyễn Trường Tộ đem hết sức mình giúp đỡ việc mở trường. Nhưng điều mà ông thấy cấp bách hơn cả, có thể thực hiện và mang lại hiệu quả ngay hơn cả lại là tìm cách khai thác các tài nguyên của quốc gia, để làm giàu cho dân, cho nước. Trong bản điều trần Tổ chức gấp việc khai mỏ và đào tạo chuyên viên54

, ông viết:...

Nếu tiện xin sai một phái viên và một người thông ngôn cùng đi với tôi lần nữa. Một lần

chưa trúng làm lần nữa có sao đâu. Nếu lần thứ hai mà vẫn chưa trúng, bất đắc đĩ sẽ

nghỉ cách khác... Nay xin: Một mặt dần dần phân biệt đất mỏ, một mặt có người đi Tây

nên chọn mua một ít khí cụ, như những đồ đào mỏ, đúc sắt, luyện kim, dệt vải, nấu

đường, đúc súng lớn, súng nhỏ, dập đinh, đúc hoả mai theo lối Tây v.v... và các đồ dùng thường ngày, dễ làm và có thể dùng làm mẫu... Một mặt, nên đi thuê thợ, để tìm công

51Trương Bá Cần, sđd, Báo cáo về việc gặp viên lãnh sự Tây Ban Nha, Di thảo số 22 ngày 3/11/1866, tr.207-211

52Trương Bá Cần, sđd, Kế ly gián giữa Anh và Pháp, Di thảo số 24 ngày 24/12/1866, tr.213-215

53Trương Bá Cần, sđd, Tám việc cần làm gấp, Di thảo số 27 ngày 15/11/1867, tr.225-280.

66

dụng lớn. Ba mặt ấy, hiện nay đáng lẽ phải khởi hành ngay trong một lúc. Nếu không

làm, thì một ngày lại một ngày, một năm lại một năm, người ta tiến thì mình lùi, quyết

không thể đứng yên được. Nhưng lúc này triều đình Huế chỉ quan tâm đến việc cử phái

Một phần của tài liệu về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)