XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG
2.1.4.KHUYNH HƯỚNG NÔ DỊCH
hợp thành. Mục đích của nó là phục vụ cho quyền lợi giai cấp thống trị: thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Nó trắng trợn ca ngợi công đức của các ngài thực dân, đe dọa và đả kích phong trào kháng chiến của nhân dân và tìm mọi cách biện hộ cho bè lũ tay sai bán nước. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, lúc đầu khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn mạnh, khuynh hướng này thể hiện có phần úp mở, dè dặt, tiêu biểu là những sáng tác của Tôn Thọ Tường. Nhưng đến cuối giai đoạn này, khi thế và lực của hai bên đã rõ thì khuynh hưởng nô dịch bộc lộ ra một cách trắng trợn và bỉ ổi, tiêu biểu là những sáng tác của Hoàng Cao Khải.
36
Những sáng tác và những công trình khảo cứu, biên soạn của Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, thực chất cũng nằm trong khuynh hướng này. Những hoạt động của Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, khách quan có làm cho chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội, và về nội dung, những hoạt động này có vẻ thuần tuy văn hoa, nhưng thực ra, toàn bộ hoạt động văn hoa, văn học của Trương Vĩnh Ký cũng như Huỳnh Tịnh Của đều nằm trong chủ trương nô dịch của thực dân Pháp và được chúng theo dõi chỉ đạo chặt chẽ- Ngay trong ý thức của Trương Vĩnh Ký cũng như Huỳnh Tịnh Của, những hoạt động này trước hết cũng là nhằm phục vụ cho lợi ích của bọn xâm lược. Trong bức thư gửi những quan chức xét duyệt bản thảo của mình, Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ:... Những công trình này cố thể ích lợi cho người Phấp muốn tìm hiểu tiếng nối và
phong tục của người bản xứ và ích lợi cho người An Nam muốn học tiếng Pháp... Người
Phấp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò
những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam
Người An Nam học trò, phải biết tiếng Pháp để học những kiến thức cao còn thiếu trong việc học vấn của mình 14
Trên đây là những khuynh hướng văn học phản ánh trực tiếp cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Ngoài ra còn một số tác giả khác không thuộc khuynh hướng này, thỉnh thoảng họ cũng có những bài có giá trị, nhưng nói chung khuynh hướng không rõ rệt.
Thực ra, như đã nói ở trên, trong khuynh hướng chủ đạo phát triển liên tục và phong phú ngay từ đầu, bên cạnh dòng văn học yêu nước mang tính vũ trang bạo động còn phải kể đến một dòng yêu nước yêu nước khác nữa. Dòng văn học này mặc dù rất yếu ớt nhưng vẫn là sự thể hiện tinh thần yêu nước của các trí thức trước những biến đổi lớn của đất nước. Đặc điểm quan trọng của dòng văn học này, nhằm để phân biệt nó với dòng chủ lưu và với các xu hướng lớn khác như Nguyễn Lộc đã trình bày ở trên, đó là: có tính chất đổi mới về nhãn quan đối với vấn đề quốc kế dân sinh. Vì vậy nó mang tính canh tân trong cách nghĩ và cách làm. Ngay từ nửa sau thế kỷ XIX, mặc dù điều kiện thực tế chưa
14
Dẫn theo Nguyễn Sinh Duy và Phạm Long Điền, Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký, Nam Sơn xuất bản, Sài
37
thật sự chín muồi, thiếu đi những cơ sở vật chất căn bản để thực thi, nhưng ồ Việt Nam, trong nền văn học đã tổn tại một trào lưu Ánh sáng bao gồm những sáng tác eủa các trí thức yêu nước tiến bộ, Nho học có, Tây học có. Tiêu biểu cho các tác gia của dòng văn học này là Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện,...
2.2.SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG