2. Học sinh tự xây dựng BĐKN trong khâu củng cố, ôn tập
2.3. Cấu trúc, nội dung chương “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học”
Chương V: Chất khí, gồm các bài được bố trí theo thứ tự như sau: Bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.
Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ-Mariot. Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác- lơ.
Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Chương VI: Cơ sở nhiệt động lực học, gồm các bài: Bài 32: Nội năng và sự biến đổi nội năng.
Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học.
Hình 2.2. Bản đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí” và “Cơ sở Nhiệt động lực học” theo SGK Vật lí 10 cơ bản
* Vai trò các kiến thức “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học”
- Các kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học” góp phần hoàn chỉnh kiến thức vật lí phổ thông. Nội dung cơ bản của Thuyết động học phân tử chất khí, các quá trình biến đổi trạng thái của vật chất, các định luật cơ bản về chất khí, cơ sở của các nguyên lý nhiệt động lực học. Đó là những nội dung cơ bản nhất và là nền tảng của kiến thức Nhiệt học mà HS cần lĩnh hội.
- Qua các kiến thức phần này HS bước đầu làm quen với thế giới vi mô của vật chất, tìm hiểu được bản chất quá trình vận động của các trạng thái vật chất, nắm được cơ chế vi mô của các hiện tượng nhiệt. Từ đó hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng, niềm tin vào khoa học, có được quan niệm đúng đắn về thế giới tự nhiên, hiểu được sự tồn tại của thế giới vật chất, quy luật của sự vận động.
- Kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học” luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, với các quá trình lao động, là cơ sở nguyên tắc của một số máy móc, thiết bị kỹ thuật.
- Từ bản chất của các quá trình biến đổi trạng thái, nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt, HS thấy được vấn đề quan trọng hiện nay. Đó là sự biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”