Vai trò của BĐKN trong dạy học

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 30 - 32)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.1.6. Vai trò của BĐKN trong dạy học

* Đối với giáo viên

- Dạy một chủ đề

Sử dụng BĐKN trong giảng dạy giúp giáo viên xác định rõ vai trò quan trọng của những khái niệm chìa khóa và mối quan hệ giữa chúng. Điều này giúp giáo viên truyền tải rõ ràng và tổng quát về chủ đề nào đó và những mối quan hệ của chúng tới học sinh. Với BĐKN, giáo viên ít có khả năng bỏ sót và giải thích sai bất kỳ khái niệm quan trọng nào [25].

- Củng cố kiến thức

Sử dụng BĐKN có thể củng cố kiến thức của học sinh. BĐKN giúp học sinh hình dung được những khái niệm chìa khóa và tóm tắt mối quan hệ của chúng. Bằng việc hướng dẫn học sinh tự lập các BĐKN, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và ghi nhớ lâu bền hơn.

- Kiểm tra việc học và xác định kiến thức sai

Sử dụng BĐKN có thể giúp đỡ giáo viên trong việc đánh giá kết quả của quá trình giảng dạy. Với các BĐKN còn bỏ trống khái niệm hoặc các từ dẫn, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện BĐKN, qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách chính xác nhất. Chúng có thể đánh giá thành tích của học sinh bằng việc nhớ những khái niệm và xác định kiến thức sai. Ngoài ra, BĐKN chính là một bản tóm lược những gì học sinh đã học, do đó giúp đỡ giáo viên phát hiện và dần dần sửa những quan niệm sai và kiến thức sai của người học [25].

- Đánh giá

Có thể kiểm tra hoặc khảo sát thành tích của học sinh bằng BĐKN. Thông qua việc so sánh các BĐKN học sinh thiết lập được, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ sáng tạo của học sinh.Hiện nay, nhiều nước đã áp dụng BĐKN để kiểm tra kiến thức

của học sinh sau trong một chương hoặc một chủ đề. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được khi học sinh thành thạo về cách lập BĐKN [20], [25].

- Lập kế hoạch giảng dạy

BĐKN có thể có lợi ích rất lớn trong lập kế hoạch chương trình giảng dạy. Giáo viên có thể xây dựng bản đồ trình bày những ý tưởng chính cho toàn bộ môn học, chương trình học (Macromap), hay chỉ trình bày cấu trúc kiến thức một phần của môn học như một chương, một bài cụ thể nào đó (Micromap) [20].

* Đối với học sinh

- BĐKN giúp học sinh nghiên cứu tài liệu mới một cách có hệ thống.

- BĐKN giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học bài. Qua đó học sinh có cái nhìn tổng quát về các khái niệm và mối quan hệ của chúng trong một tổng thể do đó lưu giữ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.

- BĐKN giúp học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình.

Ngoài ra BĐKN còn tạo điều kiện cho hoạt động nhóm. Giáo viên có thể đưa các khái niệm, đường nối, từ nối, các chủ đề… và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để tạo BĐKN hoặc bổ sung những chỗ thiếu [20]. BĐKN cũng được sử dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo của học sinh; giúp học sinh lĩnh hội kiến thức trong một bài báo, một chương tình tivi, một tài liệu hoặc bài giảng; hoặc BĐKN có thể ứng dụng trong tạo giao diện kiến thức trên trang web…

Như vậy, chúng ta thấy rằng các BĐKN không những là công cụ thuận lợi cho việc thu nhận, trình bày và lưu giữ kiến thức của cá nhân mà còn là công cụ hữu ích cho việc sáng tạo tri thức.

* Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm ở trên, BĐKN cũng có một số nhược điểm như: tốn thời gian đối với những khái niệm cần giải thích rõ ràng và chi tiết; học sinh có thể lúng túng nếu bản đồ phức tạp, …[16].

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)