Quy trình:
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc hoặc làm việc theo nhóm
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận
Ví dụ 1: BĐKN về vật chất
Bước 1: Giáo viên đưa bản đồ hoàn chỉnh về vật chất (Hình 1.6)
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS quan sát bản đồ, sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Câu 1: Vật chất có thể tồn tại ở những trạng thái (thể) nào?
Câu 2: Các thể khác nhau có những đặc điểm khác biệt về hình dạng và thể tích như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?
Câu 3: Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí? Câu 4: Khi nào chất khí được coi là khí lí tưởng?
Bước 3:HS nghiên cứu sách giáo khoa, BĐKN vật chất trả lời các câu hỏi.
Bước 4:Giáo viên góp ý, kết luận, giúp HS khắc sâu kiến thức bằng mô phỏng cấu tạo chất.
Câu 1: Vật chất tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí. Câu 2:
- Chất rắn có thể tích xác định, hình dạng xác định do lực tương tác phân tử rất mạnh nên các phân tử ở vị trí cân bằng xác định.
- Chất lỏng có thể tích xác định, hình dạng bình chứa do lực tương tác phân tử yếu nên phân tử ở vị trí cân bằng có thể di chuyển được.
- Chất khí không có thể tích riêng, không hình dạng riêng do lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên phân tử chuyển động hỗn loạn.
Câu 3: Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình tạo nên áp suất của chất khí.
Câu 4: Khi nào chất khí được coi là khí lí tưởng?
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.