Cấu trúc, nội dung chương trình vật lí bậc trung học phổ thông

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 53 - 56)

2. Học sinh tự xây dựng BĐKN trong khâu củng cố, ôn tập

2.2. Cấu trúc, nội dung chương trình vật lí bậc trung học phổ thông

Chương trình chuẩn vật lí bậc trung học phổ thông có cấu trúc như sau:

Lớp Chủ đề Số tiết

10 1.Động học chất điểm 15

2.Động lực học chất điểm 12

3.Cân bằng và chuyển động của vật rắn 11

4. Các định luật bảo toàn 11

5.Thuyết động học phân tử chất khí. Khí lí tưởng 6

6.Cơ sở của nhiệt động lực học 5

7.Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể 10

11 1.Điện tích. Điện trường 9

2.Dòng điện không đổi 13

3. Dòng điện trong các môi trường 12

4. Từ trường 12 5. Cảm ứng điện từ 6 6. Khúc xạ ánh sáng 5 7. Mắt. Các dụng cụ quang học 13 12 1.Dao động cơ 10 2. Sóng cơ 9

3. Dòng điện xoay chiều 14

4. Dao động và sóng điện từ 7

6. Lượng tử ánh sáng 9

7. Phản ứng hạt nhân 8

Cấu trúc nội dung chương trình vật lí THPT có thể được diễn đạt bằng sơ đồ khái niệm sau:

Hình 2.1. Bản đồ Cấu trúc chương trình vật lí THPT

Chương trình SGK vật lí THPT bao gồm các phần: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học và vật lí hạt nhân. Nhìn vào phân phối chương trình toàn cấp, bản đồ có thể thấy nội dung chương trình vật lí THPT nghiên cứu: chuyển động của vật thể, thiên thể → chuyển động nhiệt của phân tử, nguyên tử → các quá trình lý, hóa xảy ra ở lớp vỏ nguyên tử →các quá trình vật lí xảy ra ở hạt nhân nguyên tử. Điều này phù hợp với tiến trình lịch sử của vật lí học.

*Nhận xét chung chương trình SGK vật lí 10-cơ bản

Vật lí lớp 10 cơ bản có nhiệm vụ nghiên cứu hai phần, đó là Cơ học và Nhiệt học. Được thực hiện trong 70 tiết bao gồm các tiết lí thuyết, bài tập, thực hành và kiểm tra.

- Chương trình SGK vật lí 10 cơ bản có mục tiêu hoàn thiện cho HS hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ở trình độ tú tài về vật lí, cần thiết để đi vào các ngành

khoa học, công nghệ thích hợp và hòa nhập được với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Đó là:

+ Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống sản xuất.

+ Những định luật và nguyên lý vật lí cơ bản được trình bày phù hợp với năng lực toán học và năng lực suy luận lôgic của HS.

+ Những nét chính của các thuyết vật lí quan trọng nhất.

+ Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong vật lí học.

+ Những nguyên tắc cơ bản của những ứng dụng quan trọng vật lí trong đời sống sản xuất.

- Nội dung chương trình phong phú được trình bày với nhiều câu hỏi mở gắn liền với thực tế cuộc sống, yêu cầu trong giờ học HS phải tích cực tham gia xây dựng bài và khám phá, tìm kiếm những tri thức mới đối với bản thân. Muốn vậy người GV phải có những phương pháp dạy học thích hợp để định hướng cho các hoạt động của HS.

* Nhận xét về phần Nhiệt học SGK vật lí 10 cơ bản

Phần nhiệt học được trình bày hết ở học kỳ II với 3 chương, gồm 12 bài lí thuyết mới. Do toàn bộ phần nhiệt học được trình bày ở lớp 10 nên HS hình thành kiến thức về nhiệt học liền mạch và có hệ thống hơn (khác với chương trình SGK cũ). Tuy nhiên đó cũng là một khó khăn bởi nội dung kiến thức dài mà thời gian dành cho không nhiều. Nội dung chương trình đi sâu phát triển những kiến thức mà HS đã được học ở Trung học cơ sở, kiến thức phần này gắn liền với thực tế. Đây là phần nội dung kiến thức cơ bản, trừu tượng làm tiền đề cho HS làm quen với thế giới vi mô của vật chất, chuẩn bị kiến thức cần thiết để học tập những phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)