Thực trạng dạy học khái niệm vật lí

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 35 - 38)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.3.Thực trạng dạy học khái niệm vật lí

Để nắm được thực trạng dạy học khái niệm vật lí, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ

môn; dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên (xem phụ lục 5), trao đổi ý kiến với học sinh ở trường trung học phổ thông. Kết quả cho thấy:

1.3.1. Phương pháp dạy khái niệm của giáo viên

Chúng tôi đã sử dụng phiếu khảo sát ý kiến đối với 35 giáo viên Vật lí về phương pháp dạy khái niệm và có kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy khái niệm của giáo viên

TT

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

SL % SL % SL % SL %

1 Thuyết trình 14 40,0 19 54,3 2 5,7 0 0,0

2 Hỏi đáp (tái hiện và

tìm tòi) 21 60,0 8 22,9 6 17,1 0 0,0 3 Biểu diễn thí nghiệm 1 2,9 13 37,1 17 48,6 4 11,4 4 Đặt và giải quyết vấn đề 7 20,0 15 42,9 11 31,4 2 5,7 5 Sử dụng bài tập tình huống 3 8,6 18 51,4 5 14,3 9 25,7 6 Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa 7 20,0 15 42,9 5 14,3 8 22,8 7 Học sinh tự nghiên

cứu sách giáo khoa 15 42,9 17 48,6 3 8,6 0 0

8 Dạy học có sử dụng

BĐKN 0 0 0 0 2 5,7 33 94,3

Phương pháp

Bảng 1.2. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc kết hợp rèn luyện các kỹ năng xây dựng BĐKN với hệ thống hóa kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới.

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

27 77,2 8 22,8 0 0

Qua kết quả ở bảng 1.1, 1.2 kết hợp với việc tham khảo giáo án và dự giờ một số giáo viên, chúng tôi thấy phương pháp dạy khái niệm của giáo viên rất đa dạng, có những bước đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên vẫn chưa áp dụng BĐKN vào trong dạy học. Bên cạnh đó, tình trạng dạy khái niệm theo lối đọc chép vẫn còn diễn ra. Đa số giáo viên đều cho rằng việc kết hợp rèn luyện các kỹ năng xây dựng BĐKN với hệ thống hóa kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới là cần thiết. Tuy nhiên thực trạng dạy học khái niệm cho thấy giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Tất cả những điều đó đã hạn chế chất lượng, giảm hứng thú học tập bộ môn và khuyến khích việc học vẹt của học sinh.

Bảng 1.3. Ý kiến đánh giá của giáo viên về kỹ năng hệ thống hóa khái niệm của học sinh

Tốt Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

0 0 3 8,6 18 51,4 14 40,0

Bảng 1.3 cho thấy đa số giáo viên đều đánh giá kỹ năng hệ thống hóa khái niệm của học sinh ở mức trung bình (chiếm 51,4%). Từ đó có thể khẳng định hiệu quả của việc dạy học khái niệm vật lí chưa được như mong muốn.

Chúng tôi đã điều tra ý kiến với 183 học sinh THPT về phương pháp học khái niệm và có kết quả như sau:

Bảng 1.4. Ý kiến của học sinh về phương pháp học khái niệm

Học thuộc Cụ thể hóa khái niệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưới dạng sơ đồ Dùng BĐKN

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

162 88.52 21 11,48 0 0

Trước khi điều tra tác giả đã giải thích thế nào là BĐKN. Kết quả điều tra cho thấy đa số học sinh học khái niệm bằng cách học thuộc, một số ít đã cụ thể hóa khái niệm dưới dạng sơ đồ, không có học sinh nào dùng BĐKN. Ngoài ra, kỹ năng tìm kiếm mối quan hệ qua lại giữa các khái niệm của học sinh còn yếu.

Thực tiễn nêu trên một lần nữa khẳng định việc sử dụng BĐKN trong dạy học vật lí là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu vận dụng bản đồ khái niệm vào dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí lớp 10 cơ bản (Trang 35 - 38)