PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÁC HÀNH ĐỘNG NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT Phương pháp 13 : Giúp trẻ thay đổi cách ứng xử

Một phần của tài liệu Dạy con từ thuở còn thơ (Trang 177 - 181)

II. Hoạt động cho những trẻ có quá ít cảm giác

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÁC HÀNH ĐỘNG NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT Phương pháp 13 : Giúp trẻ thay đổi cách ứng xử

Phương pháp 13 : Giúp trẻ thay đổi cách ứng xử

Củng cố sự tích cực: Là biện pháp nhằm nâng cao cách ứng xử thông qua việc khen

thưởng, khen ngợi. Ví dụ, Henry là một học sinh lóp hai rất hiếu động nhưng ghét làm bài tập về nhà. Cậu thích các trò choi năng động như bóng đá và tha thiết xin được choi trò này trên máy cầm tay của mình. Phải ngồi viết những câu chữ đánh vần quả là một cực hình với cậu. BỐ mẹ cậu bé nhận thấy rằng nếu cậu làm bài tập về nhà trước khi ăn tối sẽ hiệu quả hon khi tối muộn mói làm. Bố mẹ ra quy định là những ngày trong tuần cậu không đưực phép xem phim hay choi trò choi, nhưng nếu cậu hoàn thành tất cả các bài tập về nhà trước bữa tối, cậu sẽ được choi trò choi hoặc xem phim 30 phút vào buổi tối. Henry bắt đầu làm bài tập trước khi ăn tối và đưực thưởng như vậy.

Hành vi làm ngơ: Khi bạn muốn loại bỏ một hành vi ứng xử ở trẻ, bạn hãy lờ nó đi và

không nhắc lại nữa. Thường thì ở giai đoạn đầu, hành vi đó lại gia tăng nhưng nếu bạn cưong quyết và thực hiện đúng như kế hoạch của mình, hành vi đó ở trẻ chắc chắn sẽ biến mất.

Phương pháp 14: Cho trẻ thấy hệ quả và dạy chúng cách khắc phục

Trẻ cần biết rằng mỗi hành động của chúng đều để lại những hậu quả nhưng đồng

thòi, chúng ta cũng muốn trẻ phải có lòng tự trọng khi muốn uốn nắn hành vi ứng xử ở trẻ,

bạn phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

1. Trẻ đã làm gì sai? Cậu bé Mat đi xem bắn pháo hoa về và đòi uống sữa sôcôla. Mẹ Mat

giải thích với bé rằng uống sữa sôcôla muộn vào ban đêmsẽ không ngủ đưực. Mat không nghe, chộp lấy hộp sữa trong tủ lạnh và ngay lập tức đánh đổ. Hãy dùng các thuật ngữ miêu tả hành vi ứng xử để bé nhận ra mình đã sai! Trong trường họp của Mat, mẹ có thể nói: “Con gây ra rắc rối rồi, sữa đổ lênh láng ra nhà, con phải lau chùi hết.”

2. Hãy lắng nghe con: Đôi khi, chính con giúp bạn hiểu điều gì đã xảy ra theo một cách

mói. Có thể lúc đó, Mat đã không nghe thấy mẹ nói gì. Có thể lúc đố, cậu bé đang khát và chóng mặt nên cần uống nước. Dù thế nào đi nữa, Mat cần được lắng nghe, ngay cả khi bạn không nhất trí vói những điều đó.

3. Hãy quan sát những giới hạn của mình: Hãy giải thích tại sao điều đó lại gây phiền

toái cho bạn. Bạn có thể nói: “Cần phải lau hết sữa đi vì sữa này rất dính. Đêm đã khuya rồi và mẹ không còn nhiều sức để lau hết chỗ này đâu”.

4. Tránh dùng các câu mang tính xúc phạm: Tránh nói những điều hạ thấp nhân phẩm

như: “Con hành động như một đứa bé hư hỏng. Con thật là hậu đậu. Con thật không khôn ngoan chút nào.” Thực tế cho thấy, khi một đứa bé nghe thấy những từ như “không phù họp, lưòi biếng, bừa bộn, vô ý, vô trách nhiệm, đáng thất vọng, ngốc nghếch, vô vọng, thiểu năng”, chúng thường cảm thấy xấu hổ, thu mình và thậm chí lại càng tồi hon. Tồi tệ nhất là bé sẽ luôn tự nhủ rằng mình thuộc những loại người như vậy. Điều này là cú sốc lớn đối vói lòng tự trọng của trẻ.

5. Hậu quả: Nếu hành vi ứng xử đó rất nghiêm trọng và bố mẹ cảm thấy phải có một hệ

quả thích đáng cho hành động đó, hãy tránh đưa ra những quyết định khi tất cả cùng đang bực tức. Câu nói đại loại như “sáng mai chúng ta sẽ nói chuyện vói nhau về việc này” sẽ làm dịu tình hình căng thẳng và có những tác động tích cực.

6. Các hệ quả nghiễm nhiên: Trong trường họp có thể, những hệ quả nghiễm nhiên phát

huy tác dụng tốt nhất. Nếu như Mat không thể giúp lau chùi chỗ sữa đổ vào ban đêm, ngày hôm sau cậu cầu biết giúp bố mẹ lau chùi chỗ sữa đó. “Mat, tối qua con quá mệt nên mẹ biết con không thể lau dọn hết sữa đi đưực. Do vậy, bố mẹ đã giúp con lau hết rồi. Hôm nay, đổi lại con có thể giúp bố mẹ việc rửa bát đũa”.

7. Sửa sai: Đôi khi cần yêu cầu trẻ sửa sai, tức yêu cầu trẻ phải làm gì đó cho người mà trẻ đã làm tổn thưong. Đê’ làm được việc này, trẻ phạm lỗi phải nhận thức đưực điều gì người khác cần.

Phương pháp 15: Tuân thủ giứi hạn

Những đứa trẻ bướng bỉnh luôn phản ứng rất dữ dội trước những giới hạn, một phần bởi vì chúng có rất ít khả năng tự kiểm soát bản thân. Tuy nhiên, những giói hạn lại là những thứ cần thiết để chúng cảm thấy mình ở trong khuôn khổ và an toàn.

Các bước tiến hành tuân thủ giói hạn:

1. Mục đích: Xác định mục đích của bạn. Đâu là vấn đề và đâu là điều bạn mong muốn.

2. Tuân thủ các giói hạn: Xác định các giói hạn của bạn bằng các từ miêu tả hành vi.

3. Thống nhất vói con. Hãy cho con biết bạn nhận thức đưực cảm xúc của chúng.

4. Giải thích rằng những giói hạn là cần thiết và có thể đưực áp dụng cho cả gia đình.

5. Đánh giá. Áp dụng cách này trong một vài tuần, sau đó xác định xem nó có thực sự hiệu quả không. Nếu bạn vẫn tiếp tục gặp trục trặc, có thể bạn cần thay đổi mục đích hoặc đưa ra những hệ quả để hỗ trợ những giói hạn bạn muốn mọi người tôn trọng.

Ví dụ, con bạn hay trì hoãn công việc, bé làm bài tập về nhà sau bữa tối và thức đến tận khuya. Bé sẽ bị mất ngủ.

lớn bài tập trước bữa tối.

2. Tuân thủ những giói hạn bạn đặt ra: “Con cần phải bắt đầu học bài vào lúc 4I130, thay vì “Con cần phải có trách nhiệm vói các bài tập về nhà”.

3. Xác nhận vói trẻ - “Bố mẹ biết con đã học rất chăm ở trường và con muốn đưực nghỉ ngoi hon là phải làm bài tập về nhà.”

4. Giải thích vói trẻ rằng chúng cần tuân thủ những giói hạn. “Nếu con giải bài tập toán khó trong bếp trongkhi mẹ đang nấu nướng, mẹ có thể giúp con.” Sau bữa tối, bố mẹ cần đưa em con đi ngủ và sẽ không giúp con đưực đâu. Mẹ cần yêu cầu mọi người đi ngủ vào một thòi gian họp lý để mẹ còn nghỉ ngoi.

Phương pháp 16: Hết giò*

Có những thòi điểm trẻ sẽ cần đưực đưa ra khỏi tình huống để chúng có thể bình tĩnh trở lại khi tức giận.

Tụ họp: Bố mẹ tập họp lại. Để lưu ý trẻ, bạn phải biến việc tập trung này thành một sự

kiện trang trọng, ví dụ như ngồi ở phòng khách hoặc ra ngoài ăn sáng.

1. Nói cụ thể những gì con đã làm đúng: “Bố mẹ rất ấn tượng vì con có thể tự mặc quần áo trước khi xuống tầng.”

2. Tuân thủ giói hạn của bạn và giải thích điều gì không có tác dụng vói gia đình. Hành vi ứng xử này cần đưực xác định cụ thể và chi tiết. “Con không được cắn, không đưực đánh và gọi tên tục của bạn khiến bạn bị tổn thưong. Gia đình mình có ai làm tổn

thương người khác đâu.” Hãy nói rõ những gì bạn muốn và không muốn. Tránh sử dụng những câu mang tính quy chụp như: “Con thật ích kỷ và bủn xỉn” hoặc: “Con hư hỏng quá rồi.”

Các hành vi cần cấm: c ố gắng xác định rõ ràng những hành vi ứng xử mục tiêu. Ví dụ,

một đứa bé đang bắt nạt chị (em) mình. Những hành vi cần cấm đoán có thể là: “Con không được phép chạm vào người chị.” Một đứa trẻ liên tục gọi tên anh (em) mình bằng những cái tên xấu xí. Hành vi cấm đoán là: “Con không được phép xúc phạm người khác.” Đứa bé đang hết sức giận dữ, hành vi cấm đoán là: “Con không được phép gào lên và quăng đồ đạc linh tinh như thế”. Điều quan trọng là phải luôn áp dụng đến khi bé xác định đâu là hành vi.

Phương pháp 17: Tích cóp điểm thưởng: Thưửng cho con nếu bé có những hành vi tích cực

Hệ thống điểm này rất có tác dụng khi bạn dạy con một hành vi ứng xử mói, như ăn một món ăn mói, tự mặc quần áo và chuẩn bị đi học đúng giờ.

BỐ mẹ và con sẽ cùng ngồi vói nhau:

1. Giải thích cụ thể điều gì trẻ đã làm đúng. Đưa ra thật nhiều ví dụ cụ thể.

2. Giải thích rằng trẻ đã làm được rất nhiều điều tốt, nhưng vẫn có một vài hành vi cần điều chỉnh đồng ý. v í dụ, hãy tưởng tượng trường họp trẻ chỉ chịu ăn cơm không. Khi đó, bố mẹ có thể nói: “Bố mẹ nghĩ con đã làm được rất nhiều điều tốt. Con không cần để bố mẹ phải gọi dậy nhiều lần mỗi sáng nữa. Tuy nhiên, bố mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu con chịu khó ăn.”

3. Giải thích cho con biết việc làm quen vói những đồ ăn mói sẽ không dễ dàng và có thể sẽ mất một thòi gian để làm quen. Đê’ khuyến khích trẻ, bố mẹ sẽ thưởng khi con làm được nhiệm vụ khó khăn này.

Phần thưởng: Thưởng quà cho trẻ. Đó phải là những gì trẻ thích, ngay cả những thứ

bố mẹ không tán thành. Nếu con bạn thích xem vô tuyến nhưng bạn không thích bạn vẫn có thể cho phép con xem nhiều hơn. Nếu con ghét ăn rau mà chỉ thích ăn mì tôm hoặc kẹo, phần thưởng cho con ăn một củ cà rốt sẽ là một cây kem. Một vài nguyên tắc cần chú ý khi thưởng:

1. Dù con có nêu ra một vài điều kiện, bố mẹ vẫn kiểm soát được những điều kiện đó.

2. Bất cứ quy định thưởng nào cũng phải được đánh giá, xem xét lại hai tuần một lần nếu không trẻ sẽ nhàm chán và quy định này sẽ không còn tác dụng.

3. Những phần thưởng tự nhiên sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhất. Con tự mặc quần áo và xuống nhà lúc 7I130, con sẽ được ăn sáng với bánh quế vì mẹ có thòi gian làm món này. Nếu con học được cách ăn nhiều loại thức ăn, con sẽ được đi ăn nhà hàng vói các bạn.

4- Đôi khi, không đưa phần thưởng ra ngay lập tức. Trẻ có thể thích có một bộ trò choi điện tử hoặc đi ăn ở cửa hàng. Có thể áp dụng hệ thống tính điểm bằng thẻ để đánh giá

Một phần của tài liệu Dạy con từ thuở còn thơ (Trang 177 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)