Chương 2: Đối phó với những mối lo khắc nhau

Một phần của tài liệu Dạy con từ thuở còn thơ (Trang 29 - 53)

nhau

Lráng miệng trước bữa ăn chính. Tuy nhiên, trong chưcmg này, chúng ta đang đề cập đến những hình thái lo lắng và bất an cực đoan xảy đến v&i một đứa trẻ và gây ảnh hư&ng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân khác nhau gây ra tâm trạng lo lắng ở trẻ, phản ánh cả những yếu tố sinh hóa bên trong cơ thể trẻ và những sức ép từ môi trường xung quanh có thể kích động bé. Chúng ta sẽ xem những trẻ lo âu sẽ như thế nào khi tách khỏi bố mẹ, trẻ em từ chối nói chuyện, từ chối đi học và những bé rơi vào tâm trạng lo lắng là do bị tổn thương tinh thần. Ngoài ra, chúng ta sẽ khám phá những trẻ mắc chứng lo lắng bẩm sinh, phản ảnh tổn thương nặng nề về mặt sinh học dẫn đến tính lo âu. Khi chúng ta xem xét những trường họp khác nhau đó, chúng ta sẽ học các phương pháp mà nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng giúp con cái họ. Hy vọng rằng một trong số những phương pháp này có thể giúp ích cho đứa con hay lo âu của bạn.

Khi xét xem liệu có phải con bạn có tâm trạng lo lắng ở mức cao hay không, hãy xem những thái độ sau đây có thể là những dấu hiệu lo âu ở trẻ:

• Náo động, bất an khi ngủ

• Đau nhức trên cơ thể, ví dụ bị đau dạ dày, đau đầu, buồn nôn

• Cực kỳ dễ kích động hoặc thu mình

• Khó tập trung

• Tránh điều gì đó với lý do khó hiểu

• Ác mộng, thậm chí vào ban ngày

• Bị hoảng loạn - thở gấp, đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh, mặt đỏ ửng

Lo lắng bị chia tách

Nền móng của quá trình phát triển thông thường

Át cả trẻ em đều có những lo âu trong cuộc sống của bé. Chúng có thể lo lắng về bài kiểm tra sắp tói, hoặc lo mẹ sẽ phát hiện chiếc bánh kẹp kem trong tủ lạnh bị mất. Một chút lo lắng cũng có ích vì nó giúp trẻ biết hoặc không dám ăn món

Một nhân tố chủ yếu của quá trình phát triển khỏe mạnh là hình thành sự gắn kết mạnh mẽ giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ nguồn gốc lo lắng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là phải xa cách bố mẹ. Bắt đầu trở thành bố mẹ, bạn làm hết mình để hiểu con và con cũng cố gắng hết sức để hiểu bạn. Khi đọc đưực những tín hiệu của trẻ và đáp lại khi bé đói, ra mồ hôi hay tè dầm..., con bạn sẽ học đưực rằng bạn là người tin cậy và nhận ra rằng bạn sẽ giúp bé. Cảm nhận về sự tin tưởng và khả năng phụ thuộc này dẫn đến việc bé trở nên gắn kết cảm xúc vói cha mẹ. Nhờ sự gắn kết này, bé sẽ có cảm giác an tâm và nghĩ rằng thế giói này là một noi an toàn, những nhu cầu của bé sẽ được đáp ứng. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ lo buồn vì bị tách khỏi bố mẹ.

Là một phần của quá trình phát triển thông thường, trẻ em không chỉ học cách gắn kết với cha mẹ mà còn học cách tin tưởng vào những người không phải là thành viên trong gia đình. Điều này không phải lúc nào cũng đến một cách dễ dàng. Khoảng chín tháng tuổi, bé bắt đầu phân biệt sự khác nhau giữa những gưong mặt quen và không quen.

Nỗi lo sợ người lạ là lý do tại sao chúng có thể thấy khó ròi vòng tay của bố mẹ và đến chỗ một người lớn khác. Nhưng qua thòi gian và sự tiếp xúc với môi trường xung quanh, trẻ có thể trở nến thoải mái và tin tưởng một cộng đồng lớn hon gia đình thân thiết của chúng.

Vì những vấn đề nảy sinh từ sự gắn kết vó i cha mẹ, ngưòi thân và nỗi lo sợ ngưòi lạ, bạn nên cố gắng tránh tách rò i con quá lâu trong hai năm đầu đòi của bé.

Khi trẻ gần hai tuổi tâm lý sẽ thay đổi. Giờ đây, trẻ học được rằng bố mẹ là những thực thể tách biệt chứ không phải là phần mở rộng của chính trẻ. Điều này khiến trẻ lo sự rằng nếu cha mẹ đi mất, trẻ sẽ phải ở lại một mình.

Trẻ em nhận thức về vấn đề này theo nhiều cách rất khác nhau. Một số em tỏ ra cực kỳ bối rối khi cha hoặc mẹ ròi phồng hoặc mặc áo khoác chuẩn bị đi làm. Những em khác có thể bối rối trong một lúc rồi sau đó bình tĩnh trở lại khi chúng hòa vào một hoạt động mới. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ em có cảm nhận sâu sắc về sự tách biệt.

Tính khí

Sự khác nhau trong cách phản ứng giữa các bé có thể chịu được hay không chịu được sự tách biệt phản ánh những đặc điểm tính cách và cơ cấu sinh-hóa của các cơ thể khác nhau. Một nghiên cứu kinh điển của Chess và Thomass (1969) đã đưa ra chín kiểu tính khí thay đổi trẻ biểu lộ trong suốt những tuần đầu tiên của cuộc đòi chúng. Bắt đầu vào năm 1956, Chess và Thomas đã nghiên cứu một nhóm 136 trẻ em trong một dự án kéo dài nhiều năm. Những kết quả của công trình này đã chỉ ra rằng từng cá nhân trong nghiên cứu vẫn giữ những đặc điểm khí chất từ thòi thơ ấu cho đến tuổi thiếu niên và trưởng thành. Những kiểu tính khí thay đổi này được tóm tắt như sau:

2. Nhịp đồng hồ sinh học - sự đều đặn của những chức năng sinh học, ví dụ thói quen ăn uống và ngủ.

3. Tiếp cận hoặc rút lui - phản ứng đầu tiên của trẻ vói bất kỳ kích thích mói nào.

4. Khả năng thích ứng - dễ dàng hoặc khó chuyển đổi những phản ứng theo cách mong đựi.

5. Cường độ của phản ứng - sức mạnh của một phản ứng.

6. Ngưỡng phản ứng lại - những gì cần để gợi phản ứng từ một người.

7. Đặc trưng của tâm trạng - khối lượng niềm vui thích, thái độ thân thiện so vói thái độ không vui, khóc, không thân thiện.

8. Khả năng bị phân tán - những tác động bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự chú ý của trẻ.

9. Nhịp chú ý và tính bền bỉ - trong bao lâu trẻ làm một hoạt động nào đó và trong bao lâu trẻ sẽ duy trì hoạt động khi có những trở ngại vói sự tiếp diễn của hoạt động đó.

Một nhóm những đặc điểm tính khí này có thể khiến con bạn có khí chất hay lo âu. Những trẻ em hay lo lắng thường bộc lộ những tâm trạng khác nhau, thay đổi thất thường từ vui vẻ và thích thú trong một phút rồi đến biểu hiện bối rối, lo âu hoặc thu mình lại. Những trẻ lo âu cũng hay thay đổi về tính hòa đồng và thu mình. Chúng có thể nhút nhát và co mình lại khi gặp phải những tình huống lạ. Hay chúng rất thoải mái và cực kỳ chú ý, sẵn sàng hoà nhập vào hoạt động trước khi thực hiện những gì người khác mong đựi. Ngược lại, trẻ em với kiểu khí chất dễ tính, bình tĩnh và dễ thích nghi ít gặp trở ngại hon vói những thay đổi và chịu đưực sự tách biệt khá tốt.

Tính khí dễ thay đổi và có thể làm một người thiên về kiểu tâm trạng lo lắng mặc dù nó không tự động dẫn đến tính cách lo âu.

Vai trò của cha mẹ trong sự tách biệt

Cách cha mẹ trả lòi một đứa trẻ có tính hay lo âu rất quan trọng. Cha mẹ nên dạy con chịu đựng sự tách biệt từ khi còn ẵm ngửa bằng việc để bé một mình trong những quãng thòi gian ngắn suốt cả ngày. Những cha mẹ lúc nào cũng ở bên con thường tạo ra những kiểu phụ thuộc làm cho trẻ khó phân biệt vói chính nó và tin rằng nó có thể tự tồn tại dựa trên chính mình. Tưong tự, những cha mẹ đi xa khỏi con cái trong một thòi gian dài cũng có thể tạo nên những vấn đề lo âu tách biệt vì đứa trẻ không thể dựa vào sự có mặt của họ. Cả trường họp những cha mẹ quan tâm quá mức và những người xa con lâu đều có thể làm trẻ dễ roi vào tình trạng rối loạn gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dạy chính của trẻ có thể làm chỗ dựa cho bé là yếu tố quan trọng cho sự phát triển và

tăng trưởng khỏe mạnh. Thiếu sự gắn kết tích cực và ý thức lón dần về sự tự chủ, trẻ có thể trở nên lo âu và không dám chấp nhận thách thức. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng học hỏi và phát triển cảm nhận tự tin vào chính mình ở những đứa trẻ này. Chúng ta sẽ xem một bé có vấn đề tách biệt vói cha mẹ và sau đó xem cha mẹ bé đã xử lý khó khăn này thành công như thế nào.

Albert: Một đứa trẻ mãnh liệt và hiếu động

Albert là ví dụ về một đứa trẻ mãnh liệt, dễ gần và lanh lựi nhưng cậu bé cảm thấy khó tách biệt khỏi cha mẹ. Khi những vấn đề về tách biệt trở nên căng thẳng hom, cậu là một đứa trẻ ba tuổi vói hai má mũm mĩm và tóc xoăn vàng. Cậu có vẻ ngoài trông như một thiên thần. Tuy nhiên, tính cách mãnh liệt của Albert bộc lộ từ khi cậu còn rất nhỏ.

Là đứa con thứ ba trong gia đình, mẹ cậu bé ngay lập tức nhận ra rằng cậu có một tính khí hoàn toàn khác vói những người anh. Ngay từ đầu, cậu đã tỏ thái độ đòi hỏi và dễ dàng bị kích động. Cậu không bao giờ ăn uống theo giờ giấc mà muốn đưực thường xuyên chăm sóc như một cách để xoa dịu chính cậu. Khi muốn đổi tã lót, cậu sẽ kêu thét ẫm ĩ đinh tai nhức óc đến khi người mẹ đáp lại những tiếng khóc của cậu. Thòi gian duy nhất bé bình tĩnh và ngừng khóc là khi người mẹ tập đi vói cậu và hát cho cậu nghe.

Nếu một người trông trẻ khác trông cậu, cậu sẽ khóc cho đến khi thiếp đi.

Khi lớn hom, Albert ngày càng gặp phải rối vói những thay đổi và mẹ cậu phải làm hết mình để giúp cậu đối phó vói cảm giác buồn lo. Ngay từ đầu, bà đã cố gắng dạy rằng bé có thể xoay xở tốt khi vắng mẹ. Khi Albert còn nhỏ, họ cùng choi trò peek-a-boo (một trò choi gần giống trò trốn tìm), trò choi này làm cậu bé hò hét vui sướng nhưng cũng dạy cậu biết rằng mẹ có thể trốn đi và sau đó hiện ra. Mẹ sẽ không biến mất mãi mãi. Từ lúc Albert còn nhỏ, mỗi tuần một buổi sáng mẹ cậu đã nhờ một người giữ trẻ đến để Albert quen vói việc mẹ vắng mặt trong thòi gian ngắn. Mẹ cậu cũng nhờ một cô giữ trẻ đến vào một buổi tối mỗi tuần để cậu quen vói việc cha mẹ ra khỏi nhà và trở về.

Khi chập chững biết đi, Albert rất chú ý tói các anh mình nhưng cậu ghét những hoàn cảnh mói. Nếu mẹ cậu gựi ý cùng đến thăm một đứa trẻ khác, cậu sẽ òa khóc. Khi Albert gần hai tuổi, mẹ cậu tổ chức một nhóm cùng choi vói ba gia đình khác nữa nhằm giúp bé cảm thấy thoải mái vói những đứa trẻ khác và những không gian khác nhau. Ban đầu, Albert bị choáng ngọp khi có những đứa trẻ khác, nhưng vói vị trí lợi thế là ngồi trong lòng mẹ, bé dần dần trở nên thoải mái. Mẹ không bao giờ bảo rằng cậu phải choi vói những đứa trẻ khác, và nếu cậu muốn ngồi trên lòng mẹ cả tiếng rưỡi cũng không sao. Tuy nhiên, sau một vài buổi gặp gỡ và cùng vui đùa, điều đó không còn cần thiết nữa. Albert trở nên thích thú vói những đồ choi khác và bị thu hút khi ngắm nhìn những đứa trẻ khác. Những buổi sáng như vậy cũng trở nên rất quan trọng vói bốn bà mẹ. Khi họ nói chuyện về những đứa trẻ của mình, họ trao đổi và hỗ trự lẫn nhau. Thòi gian qua đi, nhóm bốn gia đình này đã trở thành trung tâm ổn định trong thế giói của Albert.

Thích nghỉ vó i trường học

đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho cậu bước vào giai đoạn chuyển đổi. Sau khi đăng ký cho Albert học ở trường mẫu giáo vào mùa xuân, mẹ cậu đã có danh sách các bạn trong lóp và bà đã sắp xếp cho bé các ngày choi vói hai cậu bé khác. Điều này rất hiệu quả vì Albert thích những cậu bé này. Khi đến trường, cậu đã thoải mái choi đùa vói chúng. Albert và mẹ đồng thòi cũng đi thăm trường tiểu học tưong lai của cậu vào những ngày cuối tuần, do đó cậu có thể vui vẻ choi đùa trên sân trường. Vào tuần lễ trước khi bắt đầu nhập trường mói, họ đã sắp xếp đến thăm lóp học khi chỉ có cô giáo ở đó. Albert và cô giáo đã cùng nhau dựng chiếc khay cát.

Nhà trường cũng thực hiện những phưong pháp quan trọng giúp tránh những vấn đề tách biệt giữa cha mẹ và con cái khi trẻ đi học. Đầu tiên, các thầy cô sẽ dạy Albert đến nhà để gặp cậu trước khi cậu bắt đầu bước vào trường. Họ chụp ảnh Albert vói chú voi nhồi bông yêu thích của cậu và khi cậu bé đến trường ngày đầu tiên, bức ảnh đó đã được đính ở trên tường bên trên móc treo áo khoác của cậu. Ngày đầu tiên, các bố mẹ đi cùng con họ đến trường. Đó là buổi sáng ngắn, trong suốt thòi gian đó, các giáo viên chỉ cho bọn trẻ vòng quanh lóp học của chúng và cho chúng choi đùa một lúc trên sân trường. Tuy nhiên, sau ngày đầu tiên, các giáo viên cưong quyết rằng bọn trẻ được đón ở ngoài cổng trường noi chúng đã được các giáo viên chào đón.

Mẹ của Albert nói chuyện vói cậu bé về cách làm thế nào để chào tạm biệt. Bà thực hành điều đó trong suốt mùa hè bằng cách nói: “Mẹ yêu con”, và sau đó giơ ngón tay cái lên làm dấu khi ròi đi. Cậu bé cũng theo mẹ giơ ngón cái lên. Bây giờ họ giơ ngón cái lên ra hiệu ở cổng trường khi Albert bước vào với một cô giáo.

Cậu bé xoay xở qua những ngày đầu tiên ở trường học dù hay khóc và cứ ngóng mẹ. Các thầy cô của Albert cố gắng để cậu bé hòa vào những hoạt động chung như một cách để phân tán tư tưởng của cậu. (Xem thêm Phương pháp 6: Đánh lạc hướng suy nghĩ.)

Vào giờ chơi vòng tròn, cô giáo cho cậu ngồi trên lòng mình. Cậu bé cũng được phép mang theo chú voi nhồi bông từ nhà. Chú voi đóng vai trò như một vật quan trọng chuyển tiếp giữa gia đình và nhà trường. Quy tắc là nó phải nằm trong cặp sách của cậu, nhưng thỉnh thoảng cậu có thể vỗ về chú voi. Albert đã được an ủi khi biết rằng chú voi của cậu

cùng ở trường mặc dù cậu bé không được phép mang nó khỏi ngoài cặp sách.

Thích nghỉ & nhà

Thái độ của Albert ở nhà đã có một sự thay đổi lớn lao phản ánh căng thẳng của bé khi phải ròi mẹ và đi đến trường. Cậu phản ứng lại căng thẳng này bằng việc ngày càng trở nên kích động và

không vui vẻ ở nhà. Cậu nói vói mẹ rằng cậu nhớ mẹ nhiều như thế

nào và rằng bé không thích các giáo viên. Cậu cũng ghét những đứa trẻ khác và không thể nhớ bất kỳ cái tên nào. Càng nói, cậu bé càng trở nên lo âu, bối rối.

Sự thay đổi rõ rệt nhất thể hiện ở giờ đi ngủ. Đi ngủ trở thành một cuộc đấu tranh bởi Albert không muốn mẹ cậu ngừng đọc sách cho cậu nghe và ròi đi. Khi người mẹ cúi xuống giường và hôn lên

trán cậu chúc ngủ ngon, cậu túm lấy tóc mẹ, kéo xuống và không để cho bà đi.

Một phần của tài liệu Dạy con từ thuở còn thơ (Trang 29 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)