Được thực hiện theo dõi, cân đối hàng ngày để bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho trẻ. Loại sổ này thực hiện trên phần mềm Nutrikid, hoặc trên chương trình excel.
1.3.2. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
1.3.2.1. Yêu cầu:
a. Yêu cầu về phòng ốc, nơi sinh hoạt:
- Có đủ các phòng làm việc (văn phòng, hội trường…) đủ các nhóm lớp. Các lớp có phòng sinh hoạt, ăn ngủ phù hợp với hoạt động của trẻ.
- Nhà bếp phải đảm bảo qui trình bếp 1 chiều, đủ nơi để thức ăn sống, chín, nơi thải rửa, chế biến thức ăn (có đánh dấu ghi từng khu vực rõ ràng). Đảm bảo được diện
tích đứng làm việc tại bàn (không làm dưới đất). Nơi phân chia thức ăn phải riêng biệt (không lẫn lộn giữa thức ăn sống và thức ăn chín, để đảm bảo vệ sinh). Phải có hệ thống cấp thoát nước tốt, nếu dùn nước giếng phải thử nghiệm trước khi dùng. Phải có kệ để đồ dùng và tủ để thức ăn sạch sẽ. Kho thực phẩm ngăn nắp, vệ sinh. Nền bếp nhẵn, dễ cọ rửa, au chùi. Có đầy đủ đồ dùng cần thiết.
b. Yêu cầu về cấp thoát nước:
- Phải có đủ nước sạch để dùng, đồng thới có hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn. Thiết kế kín, không được làm rảnh hở. Không được để nước đọng vũng, có mùi hôi thối.
c. Yêu cầu chiếu sáng:
- Các phòng học cần được chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính là hướng bắc và hướng đông bắc, phải từ phía tay trái của học sinh. Cho phép chiếu sáng bổ sung từ phía tay phải, phía sau, nhưng phải bảo đảm lấy ánh sáng đó không át ánh sáng từ phía tay trái.
- Khi cần được chiếu ánh sáng từ trên xuống đối với phòng học, nhạc, họa. Không cho phép chiếu ánh sáng từ tường bố trí bảng đen.
d. Yêu cầu về đảm bảo an toàn
- Các giải pháp về thiết kế, kiến trúc, kết cấu điện nước phải chú ý đến yêu cầu bền vững, an toàn, phù hợp với tâm sinh lý cũng như tính hiếu động, tò mò của trẻ.
- Bề mặt tường, trần, sàn, cửa đảm bảo nhẵn, màu sáng, tránh những gờ chỉ không cần thiết (góc tường, cốt, bậu, cửa sổ không làm sắc cạnh).
- Sàn không trơn trượt, tránh khe hở; không bị mài mòn và dễ lau chùi.
- Cửa phòng phải mở ra bên ngoài, cửa sổ cũng như cửa đi có móc giữ áp sát tường. - Bậc thang, lan can, tay vịn phải đảm bảo bền vững, an toàn và phù hợp với tính hiếu
động, cũng như tầm vóc của trẻ.
- Ổ cắm điện, công tắc điện phải được bố trí ở độ cao không dưới 1,5m.
1.3.2.2. Biện pháp:
- Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình cơ sở vật chất của trường hiện tại, đối chiếu với nhu cầu tối thiểu, phải đề ra kế hoạch bổ sung, nâng cấp, sữa chữa, trang bị dần, có kế hoạch tổng thể trước, sắp theo thứ tự ưu tiên vấn đề nào cần giải quyết trước, phần nào làm sau. Tránh tình trạng làm lẻ tẻ, không có kế hoạch trước.
- Vận dụng sự đóng góp kinh phí từ nhiều nguồn, nhất là từ phía phụ huynh, các mạnh thường quân.
- Tận dụng cơ sở vật chất (mặt bằng) ưu tiên phục vụ cho công tác nuôi dạy trẻ. Tránh lãng phí hoặc đưa vào sử dụng không đúng mục đích.
- Giáo dục cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường có ý thức bảo vệ, bổ sung cơ sở vật chất toàn trường.
1.3.3. Quản lý đội ngũ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ [31]
1.3.3.1. Yêu cầu:
- Đội ngũ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đủ số lượng, phân công đúng chuyên môn.
- Có tay nghề, từng thành viên phải hiểu rõ và làm đúng nhiệm vụ của mình với hết khả năng và tinh thần trách nhiệm cao nhất, ham học hỏi, cầu tiến bộ.
- Có lòng yêu mến trẻ thơ.