Chức năng nhiệm vụ chính của từng thành viên làm công tác

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chất lượng bữa ăn của một số trường mầm non tại quận bình thạnh – tp hcm (Trang 30 - 32)

• Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hiệu trưởng phụ trách chung mọi công việc: xây dựng kế hoạch phát triển số lượng cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo bán trú, bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chỉ đạo việc thực hiện và quản lý các mặt hoạt động trên.

- Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho mình, người hiệu trưởng cần phải ra sức tìm hiểu, sáng tạo, học hỏi các điển hình tiên tiến.

- Trong việc quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, người Hiệu trưởng vừa phải chỉ đạo, vừa phải quản lý

- Chỉ đạo là vạch ra, hướng dẫn công việc để mọi người có thể làm theo một định hướng đã có, còn quản lý là theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, để công việc được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Động viên đúng lúc, đúng việc, đúng người hoặc uốn nắn những sai sót kịp thời.

- Có những việc Hiệu trưởng phải trực tiếp làm, có những việc Hiệu trưởng chỉ làm gián tiếp mà chủ yếu thông qua Phó hiệu trưởng ( hay tổ trưởng) để thực hiện. Dù cách nào thì điều quan trọng nhất đối với Hiệu trưởng là phải nắm bắt thông tin kịp thời.

- Giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng cần có sự phân công cụ thể về nhiệm vụ nội dung công việc liên quan đến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Khi giao việc, hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện để người dưới quyền có thể tự chủ trong công việc, có thể sáng tạo trong công việc, nhưng nhất thiết những việc đó hiệu trưởng phải biết rõ ràng.

- Khi phân công cho phó hiệu trưởng công việc, hiệu trưởng cần qua đó tìm hiểu năng lực, phẩm chất của họ để có thể sử dụng họ tốt nhất, dùng việc cụ thể để giúp họ khắc phục những điều còn non kém và coi đó cũng là một biện pháp bồi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ kế cận.

• Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú:

- Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:

- Quản lý nhân sự: Phân công, theo dõi công việc của kế toán, bảo mẫu, cấp dưỡng, thủ quỹ, thủ kho.

- Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, lên thực đơn, lượng giá kết quả thực đơn, khẩu phần đã xây dựng.

- Xây dựng nề nếp ăn, ngủ của học sinh.

- Báo cáo kết quả định kỳ (hàng tuần, tháng, học kỳ) với hiệu trưởng về các mặt công tác được giao, tham mưu, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

• Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:

- Kết hợp chặt chẽ với phó hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng trong việc đảm bảo mọi nề nếp sinh hoạt, học tập, ăn ngủ, vui chơi, rèn luyện thể lực và giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.

• Kế toán: Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc thu chi tài chánh, hồ sơ, sổ sách rõ ràng.

• Thủ quỹ: Quản lý chặt chẽ, thu chi đúng nguyên tắc, đầy đủ chứng từ.

• Thủ kho: quản lý kho chặt chẽ, ngăn nắp, sạch sẽ, đủ chứng từ.

• Nhân viên y tế: có nghiệp vụ y tế từ trung cấp trở lên, có nhiệm vụ: - Tổ chức phòng y tế đúng quy cách, đủ đồ dùng thuốc men.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tổng hợp tình hình khám sức khoẻ cho trẻ - Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ.

- Tham mưu với hiệu trưởng vể biện pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho trẻ, phòng chống bệnh nhiễm lây lan, tổng vệ sinh môi trường theo định kỳ. Theo dõi việc thực hiện vệ sinh nhóm lớp

- Trực tiếp chăm sóc trẻ mệt, ốm, hay gặp tai nạn.

• Bảo mẫu: Trực tiếp chăm sóc trẻ, quản lý trẻ trong giờ ăn, ngủ

- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân cho trẻ ( khăn lau mặt, ly, gối, nệm..) - Đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng học, phòng ngủ và các đồ dùng phục vụ trẻ. - Kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh để giáo dục trẻ phát triển toàn

diện.

• Giáo viên:

- Kết hợp chặt chẽ cùng bảo mẫu, phụ huynh để giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

• Cấp dưỡng: Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh (đảm bảo vệ sinh ăn uống, đủ chất dinh dưỡng, Kcal cho từng độ tuổi, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ,…)

• Lao công phục vụ: Đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường sống của trẻ, sân vườn, hành lang, nhà vệ sinh.

• Bảo vệ: Đảm bảo giữ gìn các tài sản ( Bếp, kho…)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chất lượng bữa ăn của một số trường mầm non tại quận bình thạnh – tp hcm (Trang 30 - 32)