Công tác động viên, khen thưởng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chất lượng bữa ăn của một số trường mầm non tại quận bình thạnh – tp hcm (Trang 57 - 59)

9 5.3 Thực hiện bảo quản tài sản

2.3.4. Công tác động viên, khen thưởng

Bảng 2.24: Nguyên nhân của thực trạng trong công tác động viên, khen thưởng.

Nội dung CBQL GV CD Độ trung bình Độ lệch chuẩn Độ trung bình Độ lệch chuẩn Độ trung bình Độ lệch chuẩn

Chế độ thi đua, khen thưởng hợp lý 2.63 0.744 2.81 0.576 2.79 0.419 Bầu không khí trong khi ăn thoáng mát, trong 3.00 0.000 2.95 0.345 2.89 0.315

lành

Sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ học sinh 2.88 0.354 2.88 0.443 2.89 0.315

Ý kiến khác: 0.13 0.354 0.02 0.147 0.00 0.000

Qua bảng 2.24, Tôi nhận định rằng trong quá trình làm việc, nếu luôn tạo được bầu không khí trong khi ăn thoáng mát, trong lành, có chế độ thi đua, khen thưởng hợp lý, và có sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ học sinh, thì kết quả làm việc luôn được cao. Cụ thể điểm trung bình của CBQL, GV, CD đạt (X:2.63–3.00)

Ngoài ra, khi khảo sát, Tôi còn nhận được 1 ý kiến khác là muốn trẻ mầm non luôn có những bữa ăn đạt chất lượng thì cần có lương tâm, trách nhiệm của từng cá nhân đối với sự phát triển của trẻ.

Tiểu kết chương II

Qua việc phân tích thực trạng công tác quản lí chất lượng bữa ăn của một số trường mầm non, Tôi nhận thấy, có những nội dung mà CBQL, GV, CD làm thường xuyên và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên có một số nội dung họ còn hạn chế như:

- Đối với giáo viên, cấp dưỡng họ ít quan tâm đề xuất mua sắm, chưa chú trọng việc tham mưu sữa chữa cơ sở vật chất, chủ yếu là họ để Ban giám hiệu tự lên kế hoạch. Và công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh, công tác tuyên truyền đến phụ huynh, vẫn còn một vài giáo viên đôi khi, hoặc không thực hiện.

- Đối với CD, họ chưa mạnh dạn có kế hoạch thay đổi thực đơn cho phù hợp với khẩu phần dinh dưỡng qui định. Ngoài ra, họ chưa chủ động sưu tầm tài liệu để có thêm kiến thức về chuyên môn.

- Có một vài trường không thực hiện xây dựng lịch làm việc 1 ngày cho GV, CD. Như vậy sẽ khó trong công tác quản lý chất lượng bữa ăn, và chưa giúp được đội ngũ làm việc khoa học.

- Sự vận động đóng góp kinh phí từ phụ huynh, các mạnh thường quân của nhà trường chưa cao.

Chính vì vậy, chúng tôi có đề ra những biện pháp nhằm khắc phục những công việc chưa làm tốt, để qua đề tài này giúp những CBQL trẻ, mới nhận nhiệm vụ thì họ có thêm một số kiến thức, một số kinh nghiệm trong việc quản lí bữa ăn đạt chất lượng cho trẻ mầm non, giúp trẻ được phát triển toàn diện, thông minh, giúp ích cho xã hội tương lai.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chất lượng bữa ăn của một số trường mầm non tại quận bình thạnh – tp hcm (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)