6. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Về phát triển nguồn vốn huy động ngắn hạn tại BIDV
4.1.2.1. Tăng trưởng quy mô bền vững
Đến 2015, BIDV sẽ trở thành ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngang tầm với các ngân hàng thƣơng mại khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu; Thị phần: Có thị phần và quy mô NHBL hàng đầu Việt Nam. Nền khách hàng bán lẻ năm 2012 chiếm khoảng 5% dân số (khoảng 4,8 triệu KH) và chiếm khoảng 8% dân số Việt Nam (khoảng 7,3 triệu KH) vào năm 2015. Quy mô hoạt động đứng trong nhóm 3 NHBL có quy mô lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cƣ và hoạt động kinh doanh thẻ.
Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ trế, chính sách khách hàng tập trung hƣớng tới khách hàng tiền gửi mục tiêu. Trong chính sách khách hàng cụ thể hóa tối đa chính sách cho từng phân đoạn khách hàng mục tiêu, chỉnh sửa cái tiến cơ chế FTP để phát huy hiệu quả cao nhất.
Nâng cao chất lƣợng, sắc bén trong công tác phân tích, dự báo diễn biễn thị trƣờng tài chính tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng và các thị trƣờng hàng hóa liên qua mật thiết đến công tác nguồn vốn, lãi suất tiền gửi nhƣ vàng, đô la,, để kịp thời có giải pháp quản trị điều hành nguồn vốn hiệu quả.
4.1.2.2. Ổn định nguồn vốn kỳ hạn ngắn và gia tăng các nguồn vốn có kỳ hạn dài
Chú trọng mảng tiền gửi thanh toán, Tiền gửi thanh toán đƣợc xem nhƣ một công cụ tối ƣu để hữu hiệu hóa chủ trƣơng không dùng tiền mặt của Chính phủ, tạo sự minh bạch trong nền kinh tế, đồng thời cung - cầu tiền ít bị tác động nên thuận lợi hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ. Đối với ngân hàng, khi kết hợp với mạng lƣới hoạt động rộng khắp thuận tiện cho khách hàng giao dịch thì loại tiền gửi này góp phần gia tăng tính bù trừ trong thanh toán giữa các khách hàng có mối liên hệ với nhau trong cùng
một hệ thống, hạn chế đƣợc vấn đề tiền của ngân hàng “chảy” ra ngoài hệ thống làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Mặt khác, chi phí để huy động một đồng vốn tiền gửi không kỳ hạn này thƣờng thấp (thƣờng dao động trong khoảng từ 1 - 3%/năm). Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi càng cao thì chi phí huy động bình quân càng thấp, từ đó tạo điều kiện nới rộng khoảng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, tăng lợi nhuận cho NH sau khi trừ đi các chi phí hợp lý.
Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ. Giả sử khách hàng A gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn một tháng thì đây đƣợc xét vào loại hình tiền gửi ngắn hạn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cứ mỗi khi đến kỳ đáo hạn thì khách hàng A không tất toán mà thậm chí còn nộp thêm tiền đều đặn. Việc nắm bắt và hiểu rõ đƣợc khách hàng gửi tiền cũng góp phần không nhỏ trong việc ổn định nguồn tiền gửi, thậm chí có thể nhận diện đƣợc nguồn tiền gửi dài hạn đƣợc bao bọc bên ngoài bằng hình thức ngắn hạn của khách hàng do tâm lý và thói quen tác động. Bên cạnh đó, quản trị tốt đầu ra cũng không kém phần quan trọng. Rõ ràng, tín dụng là lĩnh vực hoạt động mà rủi ro không thể triệt tiêu, đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan từ môi trƣờng và chủ quan từ ngƣời vay. Nếu cứ một trăm hợp đồng cho vay dài hạn có đến hơn năm mƣơi hợp đồng nằm trong diện “nợ dƣới tiêu chuẩn” (nợ nhóm 3) thì mục tiêu sử dụng mạng lƣới giao dịch và tiền gửi thanh toán để tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát tốt tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung, dài hạn sẽ bị giảm tác dụng, vì khi đầu ra không thu hồi đƣợc, trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chật vật tìm nguồn tiền khác để hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi cho đầu vào ngắn hạn đã sử dụng để tài trợ. Ngƣợc lại, khả năng trả nợ trƣớc hạn của khách hàng cũng là một yếu tố cần đƣợc phân tích và ƣớc lƣợng nhiều hơn nhằm tăng tính chủ động của NH trong việc quản trị nguồn vốn. Định vị và hiểu rõ phân khúc khách hàng, tâm lý và thói
quen bằng sự tích cực trong công tác chăm sóc hay nói cách khác là tăng cƣờng hiệu suất của bộ phận quan hệ khách hàng (CRM) kết hợp với việc phân tích các dữ liệu lịch sử giao dịch thông qua một hệ thống thông tin quản trị hiện đại và phù hợp sẽ giúp ngân hàng quản trị đƣợc nguồn tiền một cách khách quan và khoa học, khả năng chính xác khi dự báo hƣớng và thời điểm vào ra của dòng tiền tăng, với mục đích cuối cùng là kiểm soát nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung, dài hạn một cách hiệu quả.
Đẩy mạnh các kênh huy động vốn dài hạn nhƣ: Phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn, vay thƣơng mại định chế tài chính nƣớc ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.
Đẩy mạnh phát hành trái phiếu (trong nƣớc và quốc tế) để tăng nguồn vốn trung dài hạn và phát triển các sản phẩm huy động vốn khác trên thị trƣờng vốn.
Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các bộ ngành của chính phủ để tiếp nhận nguồn vốn vay của chính phủ từ nguồn tài chính quốc tế.
Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn, cải thiện sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.