6. Kết cấu của luận văn
3.2. Phân tích thực trạng huy động vốn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2014
3.2.1. Về huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
Mặc dù luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn với nhiều chính sách hấp dẫn trong quá trình huy động vốn, nhƣng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ vẫn giữ đƣợc thị phần và duy trì mức tăng trƣởng cao trong hoạt động huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động ngắn hạn. Có đƣợc nhƣ vậy là do BIDV đã luôn thực hiện chiến lƣợc đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm nhiều hình thức huy động tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, chính sách lãi suất, chủ động, đẩy mạnh phát triển khách hàng và chính sách khách hàng,Chính sách phát triển mạng lƣới, Chính sách phát triển sản phẩm, Đầu tƣ công nghệ, Marketing, quảng bá sản phẩm đƣợc thực hiện tốt và hiệu quả hơn. Nhờ đó khối lƣợng vốn huy động ngắn hạn từ mỗi nguồn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể.
3.2.1.1.Các nhóm sản phẩm huy động vốn ngắn hạn
Theo xu hƣớng phát triển kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, BIDV đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh. Danh mục sản phẩm của BIDV đƣợc quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Do đó, toàn bộ các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn BIDV Phú Thọ đang cung cấp tới khách hàng đƣợc quản lý và triển khai từ BIDV theo 3 nhóm khách hàng: Định chế tài chính; Tổ chức và Cá nhân. Hoạt động huy động vốn ngắn hạn đƣợc thực hiện thông qua các loại tiền tệ: VND; USD và EUR, Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm cạnh tranh trên địa bàn mà BIDV Phú Thọ áp dụng linh hoạt chính sách về lãi suất. Các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau:
Nhóm sản phẩm tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán là tài khoản do ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại BIDV với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phƣơng tiện thanh toán.
Để sử dụng, khách hàng cần thực hiện việc mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản (hoặc thông qua ghi Có tài khoản từ các nghiệp vụ thanh toán hoặc chuyển tiền). Khách hàng có thể rút tiền, chuyển tiền tại quầy hoặc tại các điểm ATM, MobileBanking, Chủ tài khoản tiền gửi thanh toán đƣợc phép phát hành séc từ tài khoản của mình. Ngoài ra, khách hàng có thể thực hiện ủy quyền giao dịch từng lần hoặc thƣờng xuyên, giao dịch một phần hoặc toàn bộ quyền liên quan đến tài khoản và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động đi trong hoặc ngoài hệ thống BIDV.
Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Nhƣ vậy đối tƣợng khách hàng mục tiêu là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm nhƣng chƣa dự tính đƣợc thời gian gửi. Điều kiện là cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
Đối tƣợng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân ngƣời cƣ trú, Hình thức phát hành là sổ tiết kiệm không kỳ hạn.
Nhóm sản phẩm tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn
Tiền gửi có kỳ hạn (hay còn gọi là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) là tiền gửi mà ngƣời gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với BIDV, là tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều kiện là tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp
luật dân sự, Đối tƣợng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân ngƣời cƣ trú.
Hình thức phát hành là Hợp đồng tiền gửi, Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm.
Nhóm sản phẩm phát hành giấy tờ có giá
BIDV huy động thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành giấy tờ có giá phải đƣợc sự cho phép của NHNN và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những năm qua, hình thức phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi, Giai đoạn đầu là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn kỳ hạn 2,3,6,9 tháng, 364 ngày, giai đoạn mở rộng là kết hợp khuyến mại dự thƣởng.
Hình thức phát hành: Giấy chứng nhận quyền sở hữu Giấy tờ có giá. Chủ sở hữu chỉ đƣợc chuyển nhƣợng toàn bộ và tài khoản đƣợc chuyển nhƣợng không thay đổi đặc điểm ban đầu nếu tài khoản đƣợc chuyển nhƣợng cho đối tƣợng khách hàng khác.
3.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn
Vốn huy động ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của NHTM. Với độ ổn định của vốn huy động ngắn hạn này trong hệ thống ngân hàng liên tục tăng lên, nên có thể xem đây là một loại tiền gửi trung, dài hạn, để các NHTM có thể cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, BIDV Phú Thọ đã xác định công tác huy động vốn trong đó tập trung phát triển và giữ vững nguồn vốn huy động ngắn hạn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cƣ và các tổ chức.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chƣơng trình hiện đại hoá ngân hàng, công tác huy động vốn của BIDV Phú Thọ đã phát triển,
đa dạng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nếu nhƣ những năm trƣớc đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thƣờng với một số kỳ hạn nhất định thì đến nay BIDV Phú Thọ đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn nhƣ tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng, chứng chỉ tiền gửi, phƣơng thức trả lãi linh hoạt… Bên cạnh đó, BIDV Phú Thọ còn thực hiện các chƣơng trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền nhƣ tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tƣơng ứng với tỷ lệ số tiền gửi. Thực hiện các chƣơng trình truyền thông để giới thiệu các chƣơng trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cƣ. Vì vậy, nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn vốn huy động ngắn hạn của BIDV Phú Thọ không ngừng tăng trƣởng qua các năm.
Bảng 3.5: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng huy động vốn ngắn hạn giai đoạn 2011 - 2014 (Đơn vị: Tỷ đồng) Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 Số dƣ Số dƣ C. lệch Tỉ lệ Số dƣ C. lệch Tỉ lệ Số dƣ C. lệch Tỉ lệ (%) (%) (%) Nguồn vốn HĐ 1.829 2.013 184 10.06% 2.024 11 0.55% 2.306 282 13.93% Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.627 1.608 -19 -1.17% 1.721 113 7.03% 1.803 82 4.76% - TDH 202 405 203 100.50% 303 -102 -25.19% 503 200 66.01% Theo nhóm KH - ĐCTC 676 457 -219 -32.40% 387 -70 -15.32% 284 -103 -26.61% - TCKT 178 298 120 67.42% 250 -48 -16.11% 327 77 30.80% - Cá nhân 975 1.258 283 29.03% 1.387 129 10.25% 1.695 308 22.21% Theo loại tiền
- Nội tệ 1.690 1.845 155 9.17% 1.884 39 2.11% 2.171 287 15.23%
- Ngoại tệ 139 168 29 20.86% 140 -28 -16.67% 135 -5 -3.57%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2012 2013 2014 Ngắn hạn Trung, dài hạn ĐTTC TCKT Cá nhân Nội tệ Ngoại tệ
Biểu đồ 3.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)
Nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ đến 31/12/2014 là 2,306 tỷ, trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 78,19% là 1.803 tỷ đồng, có sự tăng trƣởng qua các năm. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tỷ trọng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng nhƣ số tƣơng đối, trong khi đó nguồn vốn bằng VND qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Xác định nguồn vốn huy động ngắn hạn từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cƣ, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, BIDV Phú Thọ đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút đƣợc các đơn vị, tổ chức kinh tế là các định chế tài chính có tiềm năng về nguồn tiền gửi nhƣ: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam… đầu tƣ gửi vốn. Ngoài ra BIDV Phú Thọ cũng không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thay đổi đa dạng các hình thức gửi và thực hiện các chƣơng trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền nhƣ tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tƣơng ứng với tỷ lệ số tiền gửi để thu hút đƣợc các nguồn vốn nhà rỗi từ dân cƣ, từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của BIDV Phú Thọ trên địa bàn.
3.2.1.3. Cơ chế lãi suất trong huy động vốn ngắn hạn a, Lãi suất huy động (lãi suất đầu vào)
Lãi suất huy động mức lãi tính trên số tiền mà khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời gian nhất định. Lãi suất của BIDV đƣợc niêm yết theo năm, Cơ sở tính lãi của BIDV: một năm có 360 ngày. Tiền lãi thực tế khách hàng đƣợc hƣởng bằng số tiền gửi của khách hàng nhân với (x) lãi suất nhân với (x) số ngày thực tế khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng và chia cho (:) cơ sở ngày tính lãi. BIDV áp dụng các phƣơng thức trả lãi: trả lãi trƣớc, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.
Lãi suất huy động áp dụng trong huy động vốn tại BIDV Phú Thọ đều do BIDV Phú Thọ tự quyết định trên cơ sở lãi suất điều chuyển vốn, các quy định về lãi suất của NHNN và tham khảo lãi suất huy động đang áp dụng của các NHTM trên địa bàn cũng nhƣ xu hƣớng biến động lãi suất trong tƣơng lai. Lãi suất huy động đƣợc quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng (định chế tài chính, tổ chức, dân cƣ), từng loại sản phẩm (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá), từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Các mức lãi suất huy động đƣợc công bố áp dụng chung toàn bộ các điểm giao dịch trực thuộc BIDV Phú Thọ.
Thông qua việc thu thập các mức lãi suất trả sau một số kỳ hạn áp dụng trong một số thời kỳ tại thời điểm 31/12/2013; 31/06/2014 và 31/12/2014 của BIDV Phú Thọ và một số NHTM khác trên địa bàn là: Agribank; Vietinbank; MHB; MB, đã cho thấy lãi suất huy động vốn ngắn hạn của BIDV Phú Thọ trong các thời kỳ cơ bản đảm khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, có thể có một số mức lãi suất còn thấp hơn, đặc biệt là so với các NHTMCP (Chi tiết so sánh các mức lãi suất đƣợc trình bày tại Phụ lục 2 của luận văn).
b, Lãi suất điều chuyển vốn ngắn hạn (giá điều chuyển vốn, lãi suất đầu ra của hoạt động huy động vốn)
BIDV đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Tƣơng ứng với lãi suất huy động, giá điều chuyển vốn cũng đƣợc quy định cụ thể cho từng nhóm
khách hàng (định chế tài chính, tổ chức, dân cƣ), từng loại sản phẩm (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá), từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Việc quy định giá điều chuyển vốn do BIDV thực hiện trên cơ sở lãi suất thị trƣờng và định hƣớng cơ cấu tài sản nợ của BIDV theo từng thời kỳ. Giá điều chuyển vốn là công cụ giúp Hội sở chính điều hành và định hƣớng cho hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Để tối ƣu hoá lợi nhuận thu đƣợc, các chi nhánh cần tập trung huy động vào các kỳ hạn có chênh lệch giữa giá điều chuyển vốn và lãi suất huy động là cao nhất.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Không kỳ hạn 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng
Lãi suất huy động VNĐ (%/năm) FTP mua vốn VNĐ (%/năm)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Không kỳ hạn 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng
Lãi suất huy động USD (%/năm) FTP mua vốn USD (%/năm)
Biểu đồ 3.6: So sánh lãi suất huy động và FTP thời điểm 31/12/2014
3.2.1.4. Thị phần và mạng lưới huy động của BIDV Phú Thọ
Mặc dù hoạt động huy động của BIDV Phú Thọ có tốc độ tăng trƣởng hàng năm, tuy nhiên do nền vốn thấp, số lƣợng NHTM tham gia thị trƣờng ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là mảng huy động vốn tƣ dân cƣ. Từ đó khiến thị phần huy động vốn của BIDV chỉ duy trì ở mức thấp, thƣờng xuyên ở mức 13 - 15%.
Bảng 3.6: Nguồn vốn huy động ngắn hạn của các NHTM và các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngân hàng 2011
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dƣ T.trƣởng Số dƣ T.trƣởng Số dƣ T.trƣởng (%) (%) (%) Agribank 2.602 2.843 9% 3.511 23% 4.220 20% Vietinbank 1.894 2.396 27% 2.933 22% 3.742 28% BIDV 1.627 1.766 9% 1.721 -3% 1.803 5% MB 510 774 52% 935 21% 1.190 27% MHB 326 419 29% 579 38% 542 -6% CCF 267 305 14% 352 15% 396 13% Techcombank 109 241 121% 340 41% 444 31% VIB 184 254 38% 278 9% 302 9% MaritimeBank 134 203 51% 352 73% 520 48% VPbank 90 149 66% 172 15% 216 26% Vietcombank 33 65 97% 72 11% 96 33% VBSP 7 20 186% 33 65% 48 45% LienVietPostBank 0 0 88 248 182% Cộng: 7.783 9.435 11.366 13.767 Thị phần của CN 20,90% 18,72% 15,14% 13,10%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ
Nhƣ vậy đến hết năm 2014, Agribank vẫn là NHTM có nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm thị phần lớn nhất với lợi thế mạng lƣới hoạt động rộng khắp và quy mô khách hàng lớn.
Vietinbank với 4 Chi nhánh cấp 1 cùng hoạt động trên địa bàn đƣợc xếp vị trí thứ 2. Tiếp theo là BIDV đứng thứ 3 và MB đứng thứ 4. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM, thì vốn huy động từ dân cƣ mang tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn.
3.2.2. Về sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn tại BIDV Phú Thọ:
Ngân hàng đạt chất lƣợng huy động vốn ngắn hạn cao khi quy mô vốn huy động ngắn hạn tăng trƣởng, có mức chênh lệch lãi suất bình quân đảm bảo bù đắp chi phí và góp phần mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn với nhu cầu sử dụng:
Với việc chú trọng nâng cao chất lƣợng kênh huy động vốn ngắn hạn và chú trọng cân đối nguồn vốn, đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động ngân hàng nên khối lƣợng vốn huy động ngắn hạn của BIDV Phú Thọ thời gian qua liên tục tăng qua các năm. Việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tƣ trung, dài hạn đã luôn đƣợc BIDV Phú Thọ chú trọng, tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế vừa phải đảm bảo thanh khoản của NHTM.
Bảng 3.7: Tình hình huy động vốn ngắn hạn, cho vay và đầu tƣ của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1, Tổng vốn huy động 1.829 2.013 2.024 2.306 Vốn huy động ngắn hạn 1.627 1.766 1.721 1.803