Định hƣớng công tác huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ (Trang 92)

6. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hƣớng công tác huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP

Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

4.1.1. Chiến lược phát triển tổng quát của BIDV trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu, có khả năng cạnh tranh và hội nhập sâu vào thị trƣờng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Chiến lƣợc của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lƣợc là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hƣớng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nƣớc và quốc tế làm lực lƣợng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ƣu tiên nhƣ sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu BIDV,

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ƣu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chƣơng trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV, Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tƣợng khách hàng; Đảm bảo tăng trƣởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lƣợng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hƣớng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cƣ ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế;

- Đầu tƣ: Giảm dần và hƣớng đến chấm dứt các khoản đầu tƣ ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tƣ góp vốn và đầu tƣ vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trƣờng Việt Nam;

- Phát triển NHBL: tăng cƣờng nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp;

- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

Mỗi cấu phần kể trên đều sẽ đƣợc xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện.

Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 05 năm 2011 - 2015:

Tăng trƣởng bình quân huy động vốn cuối kỳ: 18 - 19%/năm Tăng trƣởng bình quân tổng dƣ nợ tín dụng: 17 - 18%/năm Tỷ lệ nợ xấu đến 2015: ≤ 2,5%

4.1.2. Về phát triển nguồn vốn huy động ngắn hạn tại BIDV

4.1.2.1. Tăng trưởng quy mô bền vững

Đến 2015, BIDV sẽ trở thành ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngang tầm với các ngân hàng thƣơng mại khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu; Thị phần: Có thị phần và quy mô NHBL hàng đầu Việt Nam. Nền khách hàng bán lẻ năm 2012 chiếm khoảng 5% dân số (khoảng 4,8 triệu KH) và chiếm khoảng 8% dân số Việt Nam (khoảng 7,3 triệu KH) vào năm 2015. Quy mô hoạt động đứng trong nhóm 3 NHBL có quy mô lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cƣ và hoạt động kinh doanh thẻ.

Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ trế, chính sách khách hàng tập trung hƣớng tới khách hàng tiền gửi mục tiêu. Trong chính sách khách hàng cụ thể hóa tối đa chính sách cho từng phân đoạn khách hàng mục tiêu, chỉnh sửa cái tiến cơ chế FTP để phát huy hiệu quả cao nhất.

Nâng cao chất lƣợng, sắc bén trong công tác phân tích, dự báo diễn biễn thị trƣờng tài chính tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng và các thị trƣờng hàng hóa liên qua mật thiết đến công tác nguồn vốn, lãi suất tiền gửi nhƣ vàng, đô la,, để kịp thời có giải pháp quản trị điều hành nguồn vốn hiệu quả.

4.1.2.2. Ổn định nguồn vốn kỳ hạn ngắn và gia tăng các nguồn vốn có kỳ hạn dài

Chú trọng mảng tiền gửi thanh toán, Tiền gửi thanh toán đƣợc xem nhƣ một công cụ tối ƣu để hữu hiệu hóa chủ trƣơng không dùng tiền mặt của Chính phủ, tạo sự minh bạch trong nền kinh tế, đồng thời cung - cầu tiền ít bị tác động nên thuận lợi hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ. Đối với ngân hàng, khi kết hợp với mạng lƣới hoạt động rộng khắp thuận tiện cho khách hàng giao dịch thì loại tiền gửi này góp phần gia tăng tính bù trừ trong thanh toán giữa các khách hàng có mối liên hệ với nhau trong cùng

một hệ thống, hạn chế đƣợc vấn đề tiền của ngân hàng “chảy” ra ngoài hệ thống làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Mặt khác, chi phí để huy động một đồng vốn tiền gửi không kỳ hạn này thƣờng thấp (thƣờng dao động trong khoảng từ 1 - 3%/năm). Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi càng cao thì chi phí huy động bình quân càng thấp, từ đó tạo điều kiện nới rộng khoảng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, tăng lợi nhuận cho NH sau khi trừ đi các chi phí hợp lý.

Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ. Giả sử khách hàng A gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn một tháng thì đây đƣợc xét vào loại hình tiền gửi ngắn hạn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cứ mỗi khi đến kỳ đáo hạn thì khách hàng A không tất toán mà thậm chí còn nộp thêm tiền đều đặn. Việc nắm bắt và hiểu rõ đƣợc khách hàng gửi tiền cũng góp phần không nhỏ trong việc ổn định nguồn tiền gửi, thậm chí có thể nhận diện đƣợc nguồn tiền gửi dài hạn đƣợc bao bọc bên ngoài bằng hình thức ngắn hạn của khách hàng do tâm lý và thói quen tác động. Bên cạnh đó, quản trị tốt đầu ra cũng không kém phần quan trọng. Rõ ràng, tín dụng là lĩnh vực hoạt động mà rủi ro không thể triệt tiêu, đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan từ môi trƣờng và chủ quan từ ngƣời vay. Nếu cứ một trăm hợp đồng cho vay dài hạn có đến hơn năm mƣơi hợp đồng nằm trong diện “nợ dƣới tiêu chuẩn” (nợ nhóm 3) thì mục tiêu sử dụng mạng lƣới giao dịch và tiền gửi thanh toán để tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát tốt tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung, dài hạn sẽ bị giảm tác dụng, vì khi đầu ra không thu hồi đƣợc, trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chật vật tìm nguồn tiền khác để hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi cho đầu vào ngắn hạn đã sử dụng để tài trợ. Ngƣợc lại, khả năng trả nợ trƣớc hạn của khách hàng cũng là một yếu tố cần đƣợc phân tích và ƣớc lƣợng nhiều hơn nhằm tăng tính chủ động của NH trong việc quản trị nguồn vốn. Định vị và hiểu rõ phân khúc khách hàng, tâm lý và thói

quen bằng sự tích cực trong công tác chăm sóc hay nói cách khác là tăng cƣờng hiệu suất của bộ phận quan hệ khách hàng (CRM) kết hợp với việc phân tích các dữ liệu lịch sử giao dịch thông qua một hệ thống thông tin quản trị hiện đại và phù hợp sẽ giúp ngân hàng quản trị đƣợc nguồn tiền một cách khách quan và khoa học, khả năng chính xác khi dự báo hƣớng và thời điểm vào ra của dòng tiền tăng, với mục đích cuối cùng là kiểm soát nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung, dài hạn một cách hiệu quả.

Đẩy mạnh các kênh huy động vốn dài hạn nhƣ: Phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn, vay thƣơng mại định chế tài chính nƣớc ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu (trong nƣớc và quốc tế) để tăng nguồn vốn trung dài hạn và phát triển các sản phẩm huy động vốn khác trên thị trƣờng vốn.

Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các bộ ngành của chính phủ để tiếp nhận nguồn vốn vay của chính phủ từ nguồn tài chính quốc tế.

Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn, cải thiện sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

4.1.3. Về phát triển nguồn vốn huy động ngắn hạn tại BIDV Phú Thọ

Xác định công tác huy động vốn ngắn hạn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trƣởng tín dụng, đồng thời đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Song song với việc đẩy mạnh công tác huy động vốn ngắn hạn thông qua việc tăng cƣờng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính, tăng cƣờng mở rộng huy động vốn từ dân cƣ để tạo nền vốn ổn định, vững chắc. Các Phòng/ Tổ nghiệp vụ, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm tiếp cận khách hàng theo hƣớng chủ động hơn đối với các đối tƣợng khách hàng. Giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn ngắn hạn trên địa bàn.

Đặc biệt chú trọng mảng tiền gửi thanh toán. Tiền gửi thanh toán đƣợc xem nhƣ một công cụ tối ƣu để hữu hiệu hóa chủ trƣơng không dùng tiền mặt của Chính phủ, tạo sự minh bạch trong nền kinh tế, đồng thời cung - cầu tiền ít bị tác động nên thuận lợi hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ. Chi phí để huy động một đồng vốn tiền gửi không kỳ hạn này thƣờng thấp (thƣờng dao động trong khoảng từ 1 - 3%/năm). Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi càng cao thì chi phí huy động bình quân càng thấp, từ đó tạo điều kiện nới rộng khoảng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, tăng lợi nhuận cho NH sau khi trừ đi các chi phí hợp lý.

Kiểm soát dòng tiền chặt chẽ. Việc nắm bắt và hiểu rõ đƣợc khách hàng gửi tiền cũng góp phần không nhỏ trong việc ổn định nguồn tiền gửi, thậm chí có thể nhận diện đƣợc nguồn tiền gửi dài hạn đƣợc bao bọc bên ngoài bằng hình thức ngắn hạn của khách hàng do tâm lý và thói quen tác động. Bên cạnh đó, quản trị tốt đầu ra cũng không kém phần quan trọng. Định vị và hiểu rõ phân khúc khách hàng, tâm lý và thói quen bằng sự tích cực trong công tác chăm sóc hay nói cách khác là tăng cƣờng hiệu suất của bộ phận quan hệ khách hàng (CRM) kết hợp với việc phân tích các dữ liệu lịch sử giao dịch thông qua một hệ thống thông tin quản trị hiện đại và phù hợp sẽ giúp ngân hàng quản trị đƣợc nguồn tiền một cách khách quan và khoa học, khả năng chính xác khi dự báo hƣớng và thời điểm vào ra của dòng tiền tăng, với mục đích cuối cùng là kiểm soát nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung, dài hạn một cách hiệu quả

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hƣớng ổn định nguồn vốn ngắn hạn, tăng trƣởng dần huy động vốn trung, dài hạn. Tăng tính ổn định, hiệu quả nền khách hàng, đẩy mạnh và gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cƣ, tăng cƣờng công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn đến các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn, chủ động phối hợp giữa các bộ phận xây dựng phƣơng án marketing cụ thể, hiệu quả.

Đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, chất lƣợng phục vụ khách hàng. Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của BIDV và nghiên cứu các biện pháp chăm sóc khách hàng quan trọng riêng của Chi nhánh.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng huy động ngắn hạn tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 Thọ giai đoạn 2015 - 2020

4.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt

Chính sách lãi suất huy động là một công cụ quan trọng để BIDV Phú Thọ cạnh tranh với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong việc huy động vốn ngắn hạn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ và các doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lƣợng huy động vốn ngắn hạn bao gồm cả việc giảm chi phí huy động trên một đơn vị vốn. Vì vậy, BIDV Phú Thọ cần đƣa ra mức lãi suất hợp lý để hấp dẫn đƣợc khách hàng, giảm tối đa chi phí huy động, thông qua một số giải pháp sau:

- Có chính sách lãi suất hợp lý, cạnh tranh với các khách hàng có thời gian gửi tiền dài hạn nhƣ: ngoài việc trả lãi cao còn tiến hành tặng quà vào dịp cuối năm, tặng quà với khách hàng gửi tiền nhiều…

- Có chính sách hợp lý với khoản tiền rút trƣớc thời hạn. Nhìn chung các ngân hàng thƣờng không muốn khách hàng rút tiền trƣớc thời hạn vì sẽ làm mất tính ổn định của nguồn vốn. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các ngân

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)