tỉnh Nghệ An được ước tính trong bảng 3.7 và 3.9. Theo số liệu tính toán được thì lượng chất tải rắn là rất lớn trung bình từ 100 – 800 tấn/ năm đối với sản xuất nước mắm và 800 – 7.500 tấn/năm. Đối với chế biến hải sản khô trong các làng nghề thì làng nghề chế biến thủy hải sản Tân An khối 6 và Phú Lợi là có lượng chất thải rắn cao nhất.
3.2.3. Hiện trạng công trình kỹ thuật bảo vệ môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản. nghề chế biến thủy hải sản.
a) Công trình kỹ thuật xử lý nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải nước thải tập trung: 09/10 làng nghề chế biến thủy sản không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung là làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, hệ thống xử thải tập trung bao gồm: 01 bể xử lý nước thải khoảng 400m2, nhưng rất thô sơ, bể không có nắp đậy, đáy bể không lót bê tông nên không những không xử lý được triệt để nước thải sản xuất và làm cho tình trạng ô nhiễm còn nặng nề hơn, ảnh hưởng đến hệ thống nước giếng của người dân xung quanh. Bể xử lý không phát huy được tác dụng trở thành ao tù, nước đọng sủi bọt nổi bong bóng bốc mùi hôi thối. Bên cạnh đó, hệ thống dẫn nước thải chui được xây dựng thông qua cống ngầm, chôn sâu dưới đất dẫn nước thải xả thẳng ra sông Lạch Vạn làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Quá trình khảo sát cho thấy, không chỉ môi trường nước mặt bị ô nhiễm nặng nề mà cả môi trường nước ngầm, môi trường không khí cũng đang ở mức báo động. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Hình
3.12 thể hiện hệ thống xử lý nước thải tập trung của hoạt động chế biến thủy sản tại làng nghề Ngọc Văn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Hình 3.12. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu
- Kết quả điều tra cho thấy, nước thải sau mỗi vụ sản xuất, hầu hết các cơ sở đều thải trực tiếp ra môi trường trên 95%.
- Nguyên liệu của quá trình chế biến nước mắm (cá tươi) trước khi được bán cho các cơ sở chế biến nước mắm thu mua thì được các thương lại sơ chế tại khu vực ven sông, lạch nên các chất thải như vảy cá, rác thải... được thải trực tiếp xuống các khu vực này cộng vào đó là các chất thải rắn sinh hoạt cũng được vứt xuống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe của người dân.
- Hệ thống mương thoát nước: 08/10 làng nghề có hệ thống mương thoát nước chung, nhưng đều chưa có nắp và đã xuống cấp.
- Nguồn tiếp nhận nước thải là sông, lạch.
b) Hạ tầng kỹ thuật xử lý khí thải, giảm thiểu mùi và chất thải rắn
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất chưa có các biện pháp để xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và các biện pháp giảm thiểu mùi. Do đặc thù của các làng nghề chế biến thủy sản dẫn đến trong quá trình chế biến đã gây mùi hôi thối, khó chịu dễ phát tán rộng ra môi trường.
Chất thải rắn ở đây chủ yếu là các phần dư thừa từ quá trình chế biến cá tươi, khoảng 75% được tận dụng để làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm và số còn lại được thải trực tiếp xuống ven sông, lạch.