Đánh giá hiện trạng môi trường chung của các làng nghề chế biến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)

thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên nguồn phát sinh được phân tán rất khó kiểm soát.

- Nước thải của các làng nghề chế biến hải sản có hàm lượng hữu cơ cao, nước thải sản xuất của các làng nghề đều không qua hệ thống xử lý nước thải tập trung , và được nhập chung với nước thải sinh hoạt, cuối cùng xả trực tiếp ra các mương thoát nước chung với khối lượng tương đối lớn và mức độ ô nhiễm đối với loại nước thải cao.

- Do hệ thống mương thoát nước chung của các làng nghề đang bị xuống cấp, hư hỏng, chủ yếu không có nắp. Một số nơi mương thoát nước chung không được đấu nối trực tiếp với các hộ sản xuất dẫn đến nguồn phát sinh nước thải không liên tục và một lượng lớn đang tự thấm xuống đất hoặc chảy vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm môi trường.

Với đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, phân tán và không liên tục nên việc xác định mức độ phát thải là rất khó. Đặc trưng của loại hình chế biến hải sản là mùi hôi tanh phát sinh từ quá trình thu mua, chế biến hải sản đông lạnh và sản xuất nước mắm, mắm tôm... Nhìn chung, môi trường tại các làng nghề chưa có dấu

hiệu ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, môi trường tại các làng nghề đang có nguy cơ ô nhiễm cục bộ, đặc biệt tại các vực sản xuất.

Tải lượng chất thải rắn của 10 làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An được ước tính trong bảng 3.7 và 3.9. Theo số liệu tính toán được thì lượng chất thải rắn là rất lớn trung bình từ 100 – 800 tấn/năm đối với sản xuất nước mắm và 800 – 7.500 tấn/năm đối với chế biến hải sản khô. Trong các làng nghề thì làng nghề chế biến thủy sản Tân An, khối 6 và Phú Lợi là có lượng chất thải rắn cao nhất.

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề được thu gom nhưng chưa triệt để, nhiều làng nghề còn có tình trạng xả thải bừa bãi gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

Qua khảo sát có trên 95% cơ sở sở sơ chế thủy sản, phế thải quá trình xử lý đổ trực tiếp trên nền nhà hoặc một số cơ sở có thùng chứa nhưng không có nắp đậy kín. Phế thải được để trong điều kiện nhiệt độ cao, hiếu khí và thời gian dài nên dễ bị phân hủy và gây ô nhiễm môi trường cho khu vực sản xuất.

Đối những cơ sở chế biến nước mắm, chất thải rắn dễ phân huỷ chủ yếu tập trung ở bã chượp, các cơ sở thường có nhiều hình thức xử lý loại chất thải này như bán trực tiếp cho người dân làm thức ăn gia súc, phân bón hoặc cơ sở tự phơi khô bán làm thức ăn chăn nuôi. Yêu cầu trong quá trình vận chuyển xử lý bã chượp phải đảm bảo kín và tách biệt khu vực sản xuất, tuy nhiên có đến trên 80% cơ sở chế biến nước mắm chưa chú trọng khâu xử lý này.

Do đặc điểm sản xuất của làng nghề chế biến hải sản nên chất thải rắn ở nhóm làng nghề này giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, gây mùi khó chịu. Phần lớn lượng rác thải được tận thu để phục vụ chăn nuôi, tuy nhiên phần không tận thu được xả bừa bãi vào môi trường cuốn theo nước thải gây tắc nghẽn hệ thống thu gom cũng như các ao hồ trong khu vực gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước dưới đất.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường hầu như chưa có và tại một số làng nghề nếu có thì cũng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở làm nơi sản xuất. Nguyên vật liệu và phế thải đồ tràn cả ra đường, đường sá thường xuyên bị lầy lội khi mưa do hệ thống thoát nước chưa tốt, bụi nhiều khi trời nắng…vừa không an toàn cho sản xuất, vừa gây mất vệ sinh tạo điều kiện phát tán ô nhiễm môi trường nhiều và nhanh hơn.

Về nhà xưởng, các làng nghề chỉ có số ít các nhà xưởng kiên cố, còn lại là bán kiên cố và tạm bợ. Hệ thống cấp nước sạch chưa đáp ứng được cả cho sinh hoạt và cho sản xuất.

Hầu hết làng nghề chế biến hải sản đều không có hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chỉ có 01/10 làng nghề là làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn có hệ thống xử lý nước thải tập trung tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải.

Thu gom rác thải tại các làng nghề này cũng chưa được thu gom triệt để, bãi rác thải tập trung tại các làng nghề đều không đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn ở các làng nghề nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra và thực tế, các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì người lao động trực tiếp, thành phần đã tốt nghiệp phổ thông ở các cơ sở sản xuất tại làng nghề chiếm hơn 80%, tuy nhiên lao động nghề chỉ trên 10%.

Do trình độ người lao động còn thấp, nên người dân chưa có ý thức về môi trường lao động, không quan tâm đến bảo vệ môi trường. Đây là một trong những hạn chế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các làng nghề.

Các hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang làm suy thoái môi trường. Với đặc điểm của ô nhiễm môi trường ở làng nghề là dạng ô nhiễm có tính phân tán và mang tính đặc thù của loại hình sản xuất, mức độ ô nhiễm chịu ảnh hưởng bởi công nghệ sản xuất và cơ sở hạ tầng xử lý chất thải dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề có một số đặc điểm như sau:

- Môi trường nước thải: tất cả các làng nghề đều đã ô nhiễm và chủ yếu là do ô nhiễm chất hữu cơ, nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân hủy các chất hữu cơ từ quá trình sản xuất chế biến của các làng nghề đặc biệt là làng nghề chế biến hải sản gây ra các khí tạo mùi hôi tanh khó chịu (CH4, H2S,...)

- Chất thải rắn: chất thải rắn của các làng nghề đang được trộn lẫn với rác thải sinh hoạt, một phần xả thẳng ra môi trường, một phần được thu gom và vận chuyển đến các bãi chứa chất thải của phường, xã.

Qua khảo sát tại 02 làng nghề chế biến hải sản và sản xuất nước mắm là làng nghề Phú Lợi (Quỳnh Dị - Quỳnh Lưu) và Ngọc Văn (Diễn Ngọc - Diễn Châu) cho thấy nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí là các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương, sinh ra trong quá trình sản xuất. Quá trình phân hủy khí các chất hữu cơ đã sinh ra các khí độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Các đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề chế biến thực phẩm được thể hiện tại Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các dạng chất thải từ hoạt động của các làng nghề chế biến thủy hải sản qua khảo sát

Địa điểm Các dạng chất thải

Khí thải Nước thải Chất thải rắn

10 làng nghề chế biến thủy hải sản Mùi, Amoni, mecaptan. COD, BOD5, SS, tổng P, tổng N, Clo dư, Coliform, dầu mỡ động vật. Chất thải rắn từ chế biến và sản xuất bao gồm bã thừa

từ chế biến và cặn nước thải

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)