Các giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 71 - 77)

3.3.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề chế biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan hoạt động này.

- Xây dựng các quy định phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến BVMT làng nghề chế biến thủy sản.

- Xây dựng hướng dẫn các thông số môi trường cần quan trắc đối với loại hình chế biến, nuôi trồng và các quy chuẩn môi trường cần đáp ứng.

- Ban hành văn bản cấm sử dụng công nghệ, phương pháp thủ công lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các khu/cụm, làng nghề chế biến, cụ thể hoá thành các hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương.

3.3.1.2. Xây dựng cơ chế chính sách

- Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chế biến thuỷ sản, chú trọng đến công tác BVMT; chính sách hỗ trợ các cơ sở nằm trong khu dân cư di dời ra khu chế biến, nuôi trồng tập trung; chính sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề trong đó có hỗ trợ về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở thủy sản, làng nghề chế biến, nuôi trồng vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp làng nghề chế biến thủy sản.

3.3.1.3. Chính sách khuyến khích phát triển

- Khuyến khích các cơ sở áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ra ít chất thải.

- Việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm cho làng nghề. Một nguyên nhân quan trọng khác đối với việc áp dụng sản xuất sạch hơn giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường có thể gây ra bởi làng nghề: Nội dung sản xuất sạch hơn của làng nghề trong sản xuất bao gồm:

+ Cấp vốn cho các hộ dân mua thêm trang thiết bị máy móc trong sơ chế và bảo quản nguyên liệu

+ Khuyến khích các hộ dân sản xuất xây dựng khu xưởng chế biến xa khu dân cư, nên tách biệt khu sản xuất và khu sinh hoạt riêng

+ Nước thải yêu cầu thu gom, nước thải từ tất cả xưởng sản xuất trong làng nghề được thu gom qua hệ thống mương nước thải của làng nghề để tập trung xử lý trong hệ thống xử lý tập trung.

+ Chất thải rắn như các phế phụ phẩm từ hoạt động chế biến nên được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên quá trình vận chuyển cần được che chắn và nên vận chuyển sớm trước khi chất thải rắn bị phân hủy.

+ Thường xuyên làm vệ sinh cống nước thải và khu vực xung quanh xưởng + Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Kiểm soát hoạt động chế biến theo một quy trình hiện đại đảm bảo sản phẩm hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

+ Đào tạo cán bộ môi trường quản lý làng nghề để nâng cao trình độ chuyên môn

- Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu/cụm chế biến thủy sản, hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn của khu/cụm chế biến, quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cấp huyện, xã.

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn cho các mô hình trình diễn và cho vay ưu đãi đối cơ sở áp dụng nhân rộng mô hình.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế khi thực hiện các giải pháp này.

- Hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm, phần còn lại thu của các cơ sở sản xuất.

3.3.1.4. Quy hoạch các vùng chế biến tập trung

Cần phải quy hoạch các khu vực chế biến thủy sản tập trung để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các khu này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…

Với đặc thù ở Nghệ An (các làng nghề vẫn ở mức quy mô nhỏ) nên quy hoạch cần được triển khai để nâng cao mức độ tập trung là quy hoạch phân tán tại chỗ.

- Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế đối đa việc cơi nới, gắn với du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng. Loại hình này áp dụng phù hợp với các làng nghề chế biến. Tập trung vào nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung cho các làng nghề.

3.3.1.5. Tăng cường giám sát thực hiện pháp luật BVMT Hoàn thiện bộ máy quản lý ở cấp xã, phường:

Các cơ quan chính quyền cấp xã, phường đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường các làng nghề chế biến thủy sản vì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể

sát hoạt động từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý. Hệ thống quản lý cấp xã được thể hiện trong hình 3.13.

Hình 3.13 Hệ thống quản lý ở quy mô cấp xã xuống quy mô nhỏ hơn

Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan/cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề chế biến thủy sản. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh với địa phương.

Bảng 3.15. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy cấp xã phường

TT Tổ chức/cá nhân Chức năng, nhiệm vụ

1 Cấp thôn

Trưởng thôn, cán bộ phụ trách

VSMT

- Xây dựng, cụ thể hoá các quy định về BVMT trên địa bàn dưới dạng hướng ước, quy ước…

- Lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình BVMT cho UBND xã

- Phối hợp với cán bộ xã, huyện, tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện BVMT.

- Tham gia tổ chức công tác truyền thông, giáo dục nâng UBND xã Chủ tịch UBND xã Các ban ngành của xã Kinh tế, XDCB,… Cán bộ chuyên môn TN&MT xã Lãnh đạo thôn Tổ cán bộ chuyên môn VSMT Cơ sở sản xuất nhỏ

Hộ chế biến Cơ sở sản xuất tập

cao ý thức BVMT cho nhân dân trên địa bàn.

Hộ sản xuất ở làng nghề

- Có các quy định về an toàn lao động, VSMT ở cơ sở sản xuất

- Tuân thủ các quy định về BVMT của nhà nước.

- Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm do cơ sở mình gây ra.

- Đóng phí BVMT cho nhà nước theo qui định. Hộ gia đình - Tuân thủ các quy định về VSMT của thôn, xã

2 Các tổ chức chính trị, xã hội

- Tham gia công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức BVMT của nhân dân.

- Tham gia các hoạt động BVMT

Tăng cường kiểm tra, giám sát các khu/cụm, làng nghề chế biến thủy sản hiện tại và mới thành lập, yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn.

Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về BVMT. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương.

Triển khai áp dụng các công cụ kính tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.

3.3.1.6. Giải pháp đào tạo và ứng dụng công nghệ cao

- Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMT.

- Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến. Đối những khu chế biến tập trung cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với những cơ sở phân tán, làng nghề cần áp dụng giải pháp xử lý cục bộ.

- Tiêu chí lựa chọn công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu: Chất thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao; ưu tiên công nghệ tận thu tái sử dụng chất thải.

- Xây dựng chương trình quan trắc cảnh báo môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng năm tỉnh cấp kinh phí để triển khai hoạt động, ngân sách được trích một phần từ nguồn thu phí BVMT.

- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp, các lớp tập huấn về xử lý chất thải cho các cán bộ chuyên môn thuộc các cơ sở chế biến, nuôi trồng nhằm nâng cao chất lượng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho các cơ sở chế biến về: Luật BVMT, các chính sách liên quan đến BVMT làng nghề, các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam. Hoạt động chế biến thủy sản, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho các cơ sở, làng nghề.

3.3.1.7. Thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường

Thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường và tập trung vào những lĩnh vực sau: Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường (vốn XDCB và nguồn sự nghiệp BVMT) trước hết tập trung cho các cơ sở thủy sản tập trung, các làng nghề chế biến thủy sản.

- Xây dựng cơ chế cho phép sử dụng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường cho làng nghề theo tỷ lệ phù hợp.

- Huy động các nguồn phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường: Nguồn tự đầu tư của chủ cơ sở sản xuất; Nguồn vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

3.3.1.8. Xác định các ưu tiên bảo vệ môi trường chế biến thủy sản

nhiễm, hỗ trợ di dời các làng nghề CBTS vào các khu chế biến thuỷ sản tập trung có thể kiểm soát tốt về môi trường.

Quy hoạch các cơ sở chế biến thủy sản, tránh tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, chú trọng công tác xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Quy hoạch và tổ chức thu gom rác thải tại các bến cá, bến cảng; nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân, các hộ gia đình, tổ hợp, các chủ cơ sở tham gia chế biến thủy sản. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm với môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)