Đánh giá hiện trạng nước thải và mùi tại một số làng nghề chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 59)

biến thủy hải sản

Đối với các làng chế biến hải sản kết quả phân tích các thông số nước thải được đối chiếu với QCVN 11:2008/BTNMT.

Bảng 3.11. Ký hiệu mẫu của các làng nghề

TT Làng nghề Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu

mẫu

1 Làng nghề chế biến hải sản Tân An, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu

Tại nhà ông Nguyễn Văn Sinh, Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu

NT 01

2

Làng nghề chế biến hải sản Phú Liên, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu.

Tại Nhà ông Bùi Ngọc Phong, Quỳnh Long, Quỳnh lưu

NT 02

3

Làng nghề chế biến hải sản Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu

Tại nhà bà Trần Thị Bé xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu

NT 03

4

Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi, xã Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai

Tại nhà ông Phạm Văn Hướng xã Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai

NT 04

5

Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu

Tại nhà ông Hoàng Văn Tỵ xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu

NT 05

6

Làng nghề chế biến hải sản Hải Đông, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu

Tại nhà bà Đào Thị Bích, xã

Diễn Bích, huyện Diễn Châu NT 06

7

Làng nghề chế biến nước mắm Nghi Hải, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

Tại nhà bà Hoàng Thu Phương, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8

Làng nghề chế biến nước mắm khối Hải Giang I, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

Tại nhà ông Đỗ Văn Việt phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

NT 08

9 Làng nghề chế biến hải sản phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò

Tại nhà ông Nguyễn Phan Sang phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò

NT 09

10 Làng nghề chế biến hải sản khối 6, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò

Tại nhà ông Đoàn Văn Hợi phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò

NT 10

Bảng 3.12. Kết quả quan trắc nước thải thủy sản tại 10 làng nghề chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ký hiệu mẫu pH SS (mg/l) COD (mg/l) BOD5 (mg/l) Tổng N (mg/l) Tổng P (mg/) Clo dư (mg/l) Dầu mỡ (mg/ l) Colifor m (MPN/ 100ml) NT01 7,2 250 157 98 41,4 5,1 351 7,7 4.450 NT02 7,4 98 112 75,2 18,7 3,1 36 3,3 4.100 NT03 7,1 326 415 276 48 5,72 146 7,4 1,8.103 NT04 7,3 562 442 361 43,7 5,1 169 5,7 1,4.103 NT05 6,8 354 237 159 63,2 6,1 223 6,7 1,4.104 NT06 7,3 137 126 89 52 4,5 134 6,72 4,5.103 NT07 7,1 131 125 84,5 51,6 4,1 127,8 2,93 3,8.103 NT08 6,9 235 229 153 51 4,91 129,2 7,3 3,9.104 NT09 6,5 244 225 149 48,3 5,21 146,3 6,61 5,3.103 NT10 6,7 194 138 93,2 35,2 3,49 117,2 5,23 4,3.103 QCVN 11:200 8/BTN MT 5,5-9 100 80 50 60 6 2 20 5000

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2013, chuyên đề hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả phân tích từ bảng cho thấy hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ hoạt động chế biến thủy hải sản tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bảng 3.13. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

TT Tên làng Lượng nước thải (m3/ngày) Số chỉ tiêu vượt QCCP Tên các chỉ tiêu vượt 1 Làng nghề chế biến hải sản Tân

An. 351 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư 2 Làng nghề chế biến hải sản Phú Liên. 67 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư 3 Làng nghề chế biến thủy sản Phương Cần 512,7 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư 4 Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi. 694,5 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư 5 Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn. 120 5/9 SS, COD, BOD5, Clo dư, Coliform 6 Làng nghề chế biến hải sản Hải

Đông. 150 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư 7 Làng nghề chế biến nước mắm Nghi Hải. 125,4 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư. 8 Làng nghề chế biến nước mắm

khối Hải Giang I. 146,7 4/9

SS, COD, BOD5, Clo dư.

9 Làng nghề chế biến hải sản

phường Nghi Thủy. 127,8 5/9

SS, COD, BOD5, Clo dư, Coliform 10

Làng nghề chế biến và bảo quản hải sản khối 6, phường Nghi Tân.

236,9 4/9 SS, COD, BOD5, Clo dư.

Mức độ ô nhiễm trong nước thải thủy sản của các làng nghề là khác nhau, mức độ sự ô nhiễm về nước thải từ hoạt động chế biến thủy hải sản tại 10 làng nghề so với Quy chuẩn Việt Nam 11:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải từ hoạt động chế biến thủy hải sản với từng loại chỉ tiêu ô nhiễm được thể hiện trong hình 3.4 – 3.11.

Hình 3.4. Hàm lượng TSS trong mẫu nước thải của các làng nghề chế biến thủy sản (mg/l)

Kết quả phân tích hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải của các làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy rằng hầu hết các mẫu nước thải đều có hàm lượng TSS cao hơn so với quy định trong QCVN 11:2008/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản trừ mẫu NT02 của làng nghề chế biển thủy hải sản Phú Liên là bằng quy chuẩn. Kết quả trên cũng cho thấy NT01, NT03, NT04, NT05, cao gấp nhiều lần quy chuẩn, đặc biệt các mẫu NT04 và NT05 cao gấp 4 - 5 lần so với quy chuẩn. Tóm lại thông qua kết quả hàm lượng TSS trong mẫu nước thải thủy sản từ các làng nghề thì nhận thấy ô nhiễm TSS là một trong những vấn đề nghiêm trọng nếu không có các biện pháp xử lý nước thải chế biến trước xả thải. Các làng nghề chế biến thủy sản Phú Lợi và Ngọc Văn có các mẫu nước thải chế biến thủy sản mà ô nhiễm TSS là cao nhất.

Hình 3.5. Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

Kết quả quan trắc chỉ số BOD5 trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản được thể hiện trong hình 3.5. Chỉ số BOD5 trong các mẫu nước thải thủy sản hầu hết đều cao hơn rất nhiều so với quy định trong QCVN 11:2008/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản là 50 mg/l. Các mẫu nước thải NT03 và NT04 có chỉ số BOD5 cao gấp từ 5 đến 7 lần so với quy chuẩn. Tóm lại nước thải hầu hết các làng nghề đều có BOD5 cao hơn quy chuẩn và đều là nguồn gây ô nhiễm môi trường trong đó các làng nghề chế biến thủy sản Phương Cần, Phú Lợi là có sự ô nhiễm BOD5 là cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.6. Hàm lượng COD trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

mg/l BOD5

Chỉ số COD trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản đều cao hơn rất nhiều lần so với QCVN 11:2008/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản là 80 mg/l. Trong đó các mẫu nước thải NT03, NT04, NT05, NT08, NT09 có chỉ số COD cao gấp 3 – 6 lần so với quy chuẩn. Điều này cho thấy COD là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng từ nguồn nước thải chế biến thủy sản từ các làng nghề trên địa bàn nghệ An. Hầu hết các làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn Nghệ An đều có tiềm năng bị ô nhiễm môi trường do chỉ số COD trong nước thải cao.

Hình 3.7. Hàm lượng P tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

Hàm lượng P tổng trong các mẫu nước thải thủy sản là rất khác nhau, hầu hết chúng đều thấp hơn hoặc bằng quy chuẩn. Cao nhất là mẫu NT05 của làng nghề chế biến thủy sản Ngọc Văn. Qua biểu đồ cho thấy nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản không ô nhiễm P tổng.

Hình 3.8. Hàm lượng Clo tự do trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

mg/l Ptổng

Hàm lượng clo tự do trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản hầu hết đều cao hơn so với QCVN 11: 2008/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản nhiều lần, những mẫu nước thải như mẫu NT01, NT05, NT04 hàm lượng clo tự do cao nhất. Qua đó cho thấy nước thải từ hoạt động chế biến thủy hải sản của các làng nghề có hàm lượng clo tự do cao và có khả năng gây ô nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến giá trị thông số Clo dư vượt quy chuẩn cho phép lớn nhất (vượt trên 15 lần): quá trình chế biển hải sản, vệ sinh sân bãi và các dụng cụ, thiết bị sản xuất có sự dụng Clo để khử trùng (hàm lượng Clo dư cao) dẫn đến kết quả phân tích Clo dư vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.

Hình 3.9. Hàm lượng Nito tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

Hàm lượng Nito tổng số trong các mẫu nước thải là rất khác nhau, nhưng hầu hết thấp hơn hoặc bằng QCVN 11:2008/BTNMT. Trong đó mẫu NT05 của làng nghề chế biến thủy hải sản Ngọc Văn có hàm lượng Nito tổng số cao hơn so với quy chuẩn. Hàm lượng nito tổng số gây ra những tác động môi trường đáng kể nếu không có sự xử lý tốt. Nguồn nước thải chưa hàm lượng N tổng số cao có thể gây hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực nơi tiếp nhận nguồn nước thải này.

Hình 3.10. Hàm lượng dầu mỡ tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

Hầu hết các mẫu nước thải đều không chứa lượng dầu mỡ lớn, hàm lượng đều thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần. Điều này cho thấy sự ô nhiễm bởi dầu mỡ trong nước thải là không đáng kể.

Hình 3.11. Hàm lượng Coliform tổng số trong các mẫu nước thải từ các làng nghề chế biến thủy sản

Có 2/10 làng nghề có Coliform tổng số trong các mẫu nước thải cao hơn so với quy định của QCVN 11:2008/BTNMT. Trong các mẫu nước thải thì mẫu NT05 và NT08 của làng nghề chế biến thủy sản Ngọc Văn và Khối Hải Giang I đều cao hơn so với quy chuẩn cho phép, riêng mẫu NT 08 của làng nghề chế biến MPN/100ml

hải sản Khối Hải Giang I cao gấp 8 lần. Ô nhiễm coliform tổng số có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người dân khi nguồn ô nhiễm này lan truyền vào các nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống của người dân vì chúng có thể gây dịch bệnh tiêu chảy.

- Nhận xét chung:

Với 10 vị trí được lựa chọn lấy mẫu nước thải đại diện cho 10 làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cũng như đại diện cho các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và không có hệ thống xử lý nước thải. Kết quả phân tích 10 mẫu nước thải cho thấy ngoài 5/9 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn nước thải quy định tại Cột B của QCVN 11:2008/BTNMT, còn lại các chỉ tiêu khác đều cao hơn so với tiêu chuẩn.

Bảng 3.14 là bảng tổng hợp cho thấy hiện trạng ô nhiễm và tải lượng từng thông số ô nhiễm của một số làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.14. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải chế biến thủy sản tại một số làng nghề

TT Tên làng

Lượng nước thải (m3/ngày)

Thải lượng các thông số ô nhiễm (kg/ngày) TSS COD BOD5 Tổng N Tổng P Clo dư 1 LN chế biến hải sản Tân An. 351 88,7 54,8 35,3 14,9 1,9 110 2 LN chế biến hải sản Phú Liên. 67 7,3 6,4 4,4 1,3 0,2 2 3 LN chế biến thủy sản Phương Cần 513 176 166,9 112,5 22 2,6 71,1 4 LN chế biến hải sản Phú Lợi. 695 238,5 204,6 136,5 28,7 3,6 114,6 5 LN chế biến hải sản Ngọc Văn. 120 43,6 28,8 19,3 7,2 0,7 24 6 LN chế biến hải sản Hải Đông. 150 18,8 17,6 12 7,5 0,6 18,6

7 LN chế biến nước mắm Nghi Hải. 125 15,8 14,9 10 6,2 0,5 15,4 8 LN chế biến nước mắm khối Hải Giang I. 147 34,2 32,7 22 7,4 0,7 19,3 9 LN chế biến hải sản phường Nghi Thủy. 128 29,6 28 18,7 6,2 0,65 17,9 10 LN chế biến và bảo quản hải sản khối 6, phường Nghi Tân.

237 44,9 33,5 22,6 8,1 0,8 27,3

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2013, chuyên đề hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Đánh giá về nguy cơ ô nhiễm mùi cục bộ tại các làng nghề: Theo khảo sát thực tế và kết quả phỏng vấn đối với người dân cho thấy các làng nghề vẫn có dấu hiệu ô nhiễm dạng cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của những người dân tham gia sản xuất trực tiếp từ các nguồn:

+ Khí thải độc hại (bụi tổng số, SO2, CO,...) phát sinh từ quá trình phát sinh từ quá trình sử dụng than để đun, nấu.

+ Sự phân hủy các chất hữu cơ từ quá trình chế biến nguyên liệu (sản xuất nước nắm, ruốc, bún) và từ nước thải đã tạo ra các khí gây mùi hôi, tanh khó chịu.

Các nguyên nhân gây ra dấu hiệu ô nhiễm mùi cục bộ:

+ Các hộ sản xuất chưa có các biện pháp để giảm thiểu và cải thiện ô nhiễm mùi cục bộ: công nghệ sản xuất lạc hậu chưa áp dụng được quá trình sản xuất sạch hơn, khu vực sản xuất chưa được thoáng đãng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ít quan tâm đến việc bố trí mặt bằng sản xuất sao cho đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉ quan tâm bố trí mặt bằng để thuận tiện cho quá trình sản xuất.

+ Chưa thực sự quan tâm và hiểu biết đúng mức về các vấn đề về môi trường.

+ Rác thải rắn trong quá trình vận chuyển làm thức ăn chăn nuôi không được che đậy nên bốc mùi khắp làng. Nhiều cặn bã thải trong nước thải không được thu gom nên sau khi cùng với nước thải ra cống phân hủy tạo mùi hôi thối.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 59)