Thực trạng quản lý môi trường một số làng nghề chế biến thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)

thải tại làng nghề không đúng tiêu chuẩn vệ sinh, là môi trường thuận lợi tạo các ổ dịch bệnh, gây ruồi muỗi phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nước từ bãi rác thấm vào đất canh tác làm giảm năng suất cây trồng.

Các làng nghề chế biến hải sản xả thải ra các sông hồ làm ô nhiễm, làm giảm đa dạng hệ sinh thái. Nước thải từ các làng nghề không được xử lý đã làm thay đổi chất lượng nước của vùng tiếp nhận như: thay đổi pH, COD, BOD, DO, độ đục, sản sinh các khí độc trong thủy vực,... làm ảnh hưởng đến các hệ động thực vật, vi sinh vật dưới nước, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của khu vực tiếp nhận.

Hầu hết các làng nghề đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chủ yếu thải thẳng ra ngoài mương của xóm hoặc không có mương thoát nước mà tự ngấm xuống đất, chảy thẳng ra đồng, sông hồ. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi cùng với nước thải sản xuất thải ra gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ao hồ vì nước thải khi thải chảy ra ruộng có thể

làm chết lúa, chết cá.

3.2.6. Thực trạng quản lý môi trường một số làng nghề chế biến thủy hải sản hải sản

Các chính sách, quy định hiện hành của ngành có liên quan đến bảo vệ môi trường của ngành chế biển thủy hải sản và tình hình thực hiện ở Nghệ An bao gồm:

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (mới) thay thế Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993. Trên cơ sở đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp về vấn đề môi trường đã được ban hành và đang được triển khai thực hiện.

Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, có nhà xưởng chế biến nằm bên ngoài, hay trong khu chế biến thủy sản tập

trung và các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trong chế biến thủy sản.

QCVN 10-BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển ven bờ. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác.

QCVN 11-BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp thủy sản, Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra môi trường. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp chế biến thủy sản ra môi trường.

Cùng với việc ban hành luật Bảo vệ môi trường và tiếp sau đó là các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện của các bộ, một loạt các văn bản khác về bảo vệ môi trường cũng đã được ban hành. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định pháp luật cũng đã thể hiện sự lúng túng, thiếu đồng bộ, dẫn đến kết quả chưa cao là do:

- Việc thực hiện nhiều công việc so với yêu cầu phần lớn còn ở mức thấp, các chỉ tiêu đạt mức thấp, nhất là việc quản lý môi trường ở cấp huyện.

- Đầu tư của tỉnh cho hoạt động bảo vệ môi trường còn ở mức khiêm tốn, việc xử lý các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động (nhất là các cơ sở) còn bị bỏ ngỏ.

- Chưa có chiến lược và kế hoạch cụ thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động phát triển thủy sản cơ bản chỉ coi trọng đến hiệu quả kinh tế, chưa chú ý đến việc giải quyết các ảnh hưởng sâu tới môi trường.

- Hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường chưa hoàn chỉnh, sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với môi trường chưa được cụ thể, rõ ràng, việc áp dụng các chế tài trong lĩnh vực vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Để công tác bảo vệ môi trường thực hiện có hiệu quả theo định hướng của nhà nước, bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững, chúng ta cần rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành. Ban hành các văn bản thiết yếu nhất nhằm khắc phục tình trạng chậm cụ thể hoá các điều khoản của luật và các hướng dẫn thi hành các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường để tránh tình trạng luật ban hành nhưng không được đưa vào cuộc sống.

* Về công tác phân công và phối kết hợp trong quản lý môi trường

- Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công tác quản lý BVMT đối các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có lĩnh vực chế biến thuỷ sản.

Phòng TN&MT cấp huyện thực hiện xác nhận bản cam kết môi trường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối những cơ sở có quy mô dưới 1.000 tấn sp/năm và không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) là đơn vị phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thực hiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong thủy sản; Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm khu chế biến, nuôi trồng thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến, nuôi trồng thủy sản tập trung; Tuyên truyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.

- Phối kết hợp:

Trong thời gian qua Sở TN&MT cũng đã chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối một số cơ sở chế biến thủy sản có quy mô trên 1.000 tấn sản phẩm/năm.

Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở NN&PTNT đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng NN&PTNT, Phòng Công Thương, Phòng TN&MT); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.

Sở NN&PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở TN&MT triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008.

Dù đã có sự phân công cho các đơn vị quản lý nhưng vẫn có sự chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm trong việc quản lý BVMT, cụ thể như việc quản lý phát triển làng nghề chế biến thủy sản chịu sự quản lý của 2 đơn vị là Sở Công thương và Sở NN&PTNT nên thiếu sự hướng dẫn cụ thể trong quá trình sản xuất của các làng nghề nhằm đảm bảo sản xuất và bảo vệ môi trường.

Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT tại các cơ sở thuộc địa phương quản lý..

* Về chế tài quản lý môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật BVMT và Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn quản lý môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản, phân cấp công tác quản lý về môi trường cho các cấp, cụ thể với những cơ sở có công suất trên 1.000 tấn sp/năm phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Còn những cơ sở có công suất dưới 1.000 tấn sp/năm phải làm Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

Với đặc thù của ngành thủy sản Nghệ An rất đa dạng về loại hình cũng như quy mô sản xuất (cơ sở vừa, tư nhân, nhỏ lẻ, làng nghề…) nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật ở trên cho một số đối tượng, loại hình không phù hợp hoặc khó áp dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh điều kiện thực tế của các cơ sở thì việc bắt buộc các cơ sở áp dụng các quy chuẩn chung tại thời điểm này là quá cao do các cơ sở chế biến tư nhân, cơ sở chế biến trong làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và dạng hộ gia đình nên chưa có kinh phí để lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn.

* Vấn đề về áp dụng các công nghệ cải tiến, các công nghệ sản xuất sạch hơn có hiệu quả trong sản xuất và bảo vệ môi trường của ngành.

- Không có kinh phí để đầu tư công nghệ mới, thay thế trang thiết bị nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như môi trường.

* Vấn đề về kinh tế, phân bổ tài chính và sử dụng vốn đầu tư của ngành đối với bảo vệ môi trường.

- Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quan trắc cảnh bảo môi trường; thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho các cơ sở thủy sản rất hạn hẹp.

- Đa số cơ sở không có vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, hoặc có xây dựng hệ thống xử lý nhưng không duy trì hoạt động vì chi phí cao.

- Một số cơ sở sản xuất không ổn định (do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn...), hoặc nhận thức không đầy đủ về BVMT nên chưa quan tâm đúng mức tới việc xử lý ô nhiễm môi trường.

* Vấn đề đào tạo nguồn lực, nâng cao ý thức và trách nhiệm dân cư khu vực ngành trong việc bảo vệ môi trường.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp huyện còn thiếu, năng lực quản lý môi trường còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh kiểm tra phát hiện xử lý vi phạm về môi trường chưa được trang bị.

* Vấn đề quy hoạch ngành và kết quả đạt được so với mục tiêu, chính sách ngành đề ra.

- Sự “chồng” về quy hoạch giữa các ngành, không có diện tích trống, thiếu kinh phí triển khai nên làm chậm công tác quy hoạch khu chế biến nên gây khó khăn cho việc thu gom xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Công tác quy hoạch khu chế biến, quy hoạch phân tán tại chỗ triển khai chậm nên ảnh hưởng đến việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm.

- Số lượng cơ sở chế biến nhiều, sản xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, vị trí nằm xen kẽ trong khu dân cư, mặt bằng chật hẹp nên hầu như không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đặc điểm các làng nghề thủy sản nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên việc quy hoạch xây dựng để đảm bảo đồng bộ là rất khó.

- Một số cơ sở phát sinh ô nhiễm trước đây được xây dựng xa khu dân cư, nhưng do tốc độ phát triển đô thị nhanh nên hiện nay những cơ sở này nằm trong khu vực dân cư cần phải được di dời. Nhưng mặt bằng chưa có để các cơ sở di dời nên tình trạng ô nhiễm vẫn kéo dài.

- Một số địa phương có quỹ đất dành cho khu chế biến tập trung, tuy nhiên việc san lấp mặt bằng, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu chế biến chưa có, một số khu được đầu tư nhưng không đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 71)