Các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 76 - 85)

3.6.2.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp này bao gồm nhiều biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho rau sinh trưởng, phát triển, nâng cao tính chống chịu sâu bệnh đồng thời tạo tính bất thuận với các loại sâu bệnh. Các biện pháp đó là luân canh và xen canh nhằm cách ly về không gian và thời gian giữa các loại rau và các loài sâu bệnh hại rau, bón phân hợp lý (đảm bảo tỷ lệ NPK cân đối kết hợp với phân chuồng, phân vi lượng và thời điểm bón thích hợp), cải thiện hệ thống canh tác như làm nhà lưới, nhà có mái che,...

3.6.2.2.Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)

Để sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thì cần tập huấn cho nông dân phương thức quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm giảm bớt lượng thuốc hoá học BVTV, sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả (thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng kỹ thuật), sử dụng các giống hoa chống chịu sâu bệnh và áp dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh.

3.6.2.3. Các phương án phòng chống ô nhiễm nguồn nước tưới

Mỗi nhà máy, mỗi khu công nghiệp, các khu khai thác đều đã có hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn loại B, C – TCVN 5945 – 2005 trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung để đưa vào hệ thống xử lý tập trung của khu công nghiệp trước khi thải ra kênh nối với sông Cầu.

Các chủ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu hủy tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTG ngày 16/07/1999 của Thủ tướng chính phủ, không để ảnh hưởng đến các nguồn nước tưới rau.

KẾT LUẬN

1. Đất ở 2 khu vực phường Túc Duyên và phường Quang Vinh đều có thành phần cơ giới là đất thịt pha cát rất thích hợp cho việc trồng rau. Độ chua của đất từ chua vừa đến không chua (dao động trong khoảng rộng từ 4,74 đến 7,12); hàm lượng CEC dao động từ 7,0 đến 11,5 mgđl/100g đất; hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 1,172% đến 2,822% theo thang đánh giá thì đất ở hai khu vực này đều thuộc loại nghèo đến trung bình.

2. Đất tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng Nts dao động từ 0,070% đến 0,247% thuộc loại từ nghèo đến khá; hàm lượng P2O5ts dao động từ 0,03% đến 0,124% được đánh giá ở mức từ nghèo đến giàu; hàm lượng Kts dao động từ 0,413%- 1,232% và thuộc loại nghèo đến trung bình.

Hàm lượng Ndt dao động từ 3,3 đến 9,6 mg/100g, 11/15 mẫu ở mức giàu; hàm lượng P2O5dt dao động từ 3,8 đến 14,6 mg/100g có tới 13/15 mẫu ở mức nghèo; hàm lượng Kts dao động từ 4,4 đến 15,5 mg/100g.

3. Hàm lượng Pbts trong đất có sự biến động đáng kể giữa các mẫu đất nghiên cứu (dao động từ 48,47 mg/kg đến 79,14 mg/kg) trong đó khu vực Quang Vinh có 20% mẫu đất bị ô nhiễm Pb; ở khu vực Túc Duyên có 30% mẫu bị ô nhiễm Pb. Hàm lượng Cd trong đất đã có biểu hiện ô nhiễm, toàn vùng nghiên cứu có 4/15 mẫu đất tại khu vực Quang Vinh và Túc Duyên ở mức ô nhiễm (>2mg/kg). Hàm lượng As trong đất rất thấp, nằm trong quy định cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp(QCVN 03:2008/BTNMT). 4. pH trong nước tưới nằm trong QCVN 39:2011/BTNMT. Hàm lượng Pb trong nước tưới ở hai khu vực này nhìn chung đang ở mức ô nhiễm trung bình nhưng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Mức độ ô nhiễm cao nhất thuộc khu vực Quang Vinh là 0.257mg/l, gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép; Mức độ ô nhiễm Cd cũng ở mức cao nhưng rải rác có những điểm ô nhiễm đáng lưu ý, cao nhất là điểm lấy mẫu tại Quang Vinh 0,0591mg/l cao gấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng As trong các mẫu tại khu vực nghiên cứu cũng cho thấy sự ô nhiễm As cũng đang xảy ra tại khu vực này. Cao nhất là mẫu nghiên cứu thuộc khu vực Túc Duyên 0,247 mg/l cao gấp gần 5 lần so với tiêu chuẩn.

Hàm lượng Pb trong mẫu rau lấy phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Sự tích lũy Cd trong các loại rau khá cao và hầu hết đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng As trong mẫu rau lấy phân tích ngoại trừ 1 mẫu vượt chuẩn còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Mai Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh, “Một số đặc điểm phân bố arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở Việt

Nam”, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt nam, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, tr. 5 - 20.

2. Lê Huy Bá (1997), Sinh thái môi trường đất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, Tr

144-146.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Hà Nội: Lập bản đồ rau an toàn

4. Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết Chương trình sản xuất rau sạch tại Thành phố Thái Nguyên năm 2003 – 2004.

5. Lê Đức & cs (2003), Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, Thạch Thất ( Hà Tây), Báo cáo khoa học, tr 30-36.

6. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2006), Giáo trình đất và bảo vệ đất, Nxb Hà Nội, tr

201-204, 219.

7. Nguyễn Văn Dũng (2006), “Trồng rau sạch tại Củ Chi”, Báo Nhân dân số

ngày 25/07/2006.

8. Nguyễn Văn Dũng (2006), “Trồng rau sạch tại Củ Chi”, Báo Nhân dân số

ngày 25/07/2006.

9. Phạm Quang Hà ( 2002), “Nghiên cứu hàm lượng Cadmium và cảnh báo ô

nhiễm trong một số loại đất của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đất số

16/2002, trang 32 - 38.

10.Lưu Đức Hải, Đỗ Văn Ái, Võ Công Nghiệp, Trần Mạnh Liếu, “ Chiến lược quản lý và giảm thiểu sự tác động ô nhiễm arsen tới môi trường và sức

khỏe con người”, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt Nam, Trung tâm thông tin

lưu trữ Địa chất, trang 95 - 103.

11. Nguyễn Văn Hải, Phạm Hồng Anh, Trần Thị Nữ (2000), Xác định hàm lượng kim loại nặng trong một số nông sản và môi trường bằng phương pháp

phân tách phổ hấp thụ nguyên tử, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị

phân tích Hóa lý và Sinh học Việt Nam lần thứ nhất, Hà Nội 26/09/2000, trang 234 - 239.

12.Đặng Thu Hòa (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và nước tưới tới mức độ tích luỹ nitrat và kim loại nặng trong một số loại rau, Luận văn thạc sỹ khoa học KTNN, Trường Đại học

Nông nghiệp I, Hà Nội.

13. Chiêng Hông (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới phân bón đến tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội,

Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

14. Dương Thế Hùng, “Rau an toàn đi về đâu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số

48/2007

15. Thu Hương (2005), “Rau sạch - Điều mơ ước của người tiêu dung”, Báo Quân đội Nhân dân.

16. Trịnh Quang Huy (2006), Tồn dư hóa chất trong nông nghiệp, Trường ĐH

Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 1, 2, 28.

17. Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Xuân Huân (2004), “Một số

nghiên cứu về KLN trên thế giới”, Khoa học đất số 20.

18. Lê Văn Khoa, Lê Thị An Hằng, Phạm Minh Cương (1999), “Đánh giá ô nhiễm KLN trong môi trường đất, nước, trần tích, thực vật ở khu vực công ty

Văn Điển và công tu Orion Hanel”, Tạp chí khoa học đất số 11, tr 124 – 131.

19.Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân

(2000), Đất và Môi Trường, Nxb Giáo dục.

20.Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp,

Cái Văn Tranh (2001), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, Nxb Giáo dục

21.Hà Linh (2006), “10% rau an toàn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật”, Diễn đàn dân trí

22. N.M. Maqsud (1998), “Ô nhiễm môi trường ở vùng nội và ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh nhận biết qua lượng KLN tích tụ trong nước và bùn của các kênh

mương”, Tạp chí khoa học đất số 10, Tr 162 – 168.

trong một số loại đất chính ở vùng Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học đất

số 18, Tr 15 – 17.

24. Phạm Tố Oanh (2004), “ Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm trong nước sông Tô Lịch tới chất lượng rau ở một số địa điểm thuộc huyện Thanh

Trì, Hà Nội”, Tạp chí Hoá học và Ứng dụng, số 3, tr 39 -34.

25. Phạm Bình Quyền, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Văn Sang (1994), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm KLN của khu dân cư

và đất nông nghiệp do sản xuất công nghiệp”, Tạp chí bảo vệ thực vật, số 3.

26.Quyết định số 04/2007/QĐ - BNN ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, về việc ban hành "Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn" kèm theo Q uyết định 03/2006/QĐ -BKH ngày 10/1/2006 Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. 27.Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá &cs (2001),“Hàm lượng một số kim loại

nặng trong đất trồng lúa do ảnh hưởng của công nghiệp và sinh hoạt thành phố

Hồ Chí Minh”, tạp chí Nông Nghiệp và thực phẩm số 4, Tr 311-312.

28. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo giám sát môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005 - 2006.

29. Hồ Thanh Sơn, Đào Thế Anh (2005), “Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau”, Cash and Carry VietNam Ltd, 9/2005

30.Đỗ Trọng Sự (1999), “Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước bởi Arsen ở Hà Nội và

một số vùng phụ cận”, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt nam, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, tr. 53 - 55.

31. Trần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huây, Hoàng Văn Thế, Văn Huy Hải, Trần Khắc Hiệp (1986), Thổ nhưỡng học tập 1, Nxb Đại học và trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội.

32. Trần Kông Tấu, Trần Công Khánh (1998), “Hiện trạng môi trường đất ở Việt

Nam thông qua việc nghiên cứu các KLN”, tạp chí khoa học đất số 10.

33. Trần Kông Tấu, Trần Kim Loan và Chu Thị Thu Hiền (2000), Kim loại nặng trong môi trường nước, một số kết quả phân tích kim loại nặng trong ao hồ khu vực Hà Nội, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị phân

34. Trần Kông Tấu, Nguyễn Thế Đồng, Phan Đỗ Hùng, Nguyễn Hứu Trang (2004), “Nghiên cứu hiện tượng nước bị ô nhiễm tại Huyện Đông Anh -Hà

Nội và tìm kếm biện pháp xử lý nước bị ô nhiễm”, Tạp chí Khoa học Đất số

20, trang 124 - 131.

35. Hà Tâm (2006), “Rau an toàn mà chẳng thể an tâm”, Báo Bưu điện Việt

36. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khoẻ con người, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. TS Trần Khắc Thi & cs (2007), Rau an toàn và cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội

38. Nguyễn Nghĩa Thìn (dịch), Chất độc trong thực phẩm/ Wolfdietrich Eichler,

Nhà xuất bản Y học

39. Tổng cục Thống kê, Thông tin thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, www.gso.gov.vn

40. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà (2003), “Kim loại nặng trong đất và cây rau

ở một số vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học đất số 20, trang 141 -

147.

41. Bùi Cách Tuyến và cs (1995), “Hàm lượng kim loại nặng trong nông sản,

đất, nước ở một số địa phương ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh”, Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ

Chí Minh, số 2, trang 30 - 32.

42. Đặng Thị Vân, Vũ Thị Hiển và nnk (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, Đề tài

NCKH năm 2003, Viện nghiên cứu Rau - Quả, Hà Nội Tài liệu tiếng Anh

43. FAO start database – 2006 www.fao.org

44. Kabata– Pendias & Henryk Pendias (1985), Trace Element in Soils and Plants, CRCPress, Inc. Boca Raton, Florida.

45. M.Mench, J. Vangron Sveld, V.Didier & H.Clijster (1994), Evaluation of metal mobility, Plant Availability anh Immobilization by chemimcal Agent in alimed – Silty soil, Envilometal pollution, pp 279 – 286.

46. Mc Neill & S.Olley (1998) “The Effects of Motorway Runof on Watercourses

in South – Wets Scotland”, Water and Environmental Managament, Volume

12, No6, December 1998, pp 443 – 439.

47. Pacyna J.M, J.Much anh F, Axenfeld (1991), European Inventory of Trace Metal Emissions to the Atmosphere, Elsevier Amterdam London, NewYork, Tokyo, pp1-16.

48. Tra Ho Thi Lam, Kazuhico, Egashira, Status of Heavy metal in Agricultural Soil of Viet Nam, Plant Nutr. 2001, pp 419 – 422.

49. Vernet J.P. (Edited) 1991, Heavy Metals in the Environment, Elsevier,

PHỤ LỤC Các thang, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đất

1. Thang đánh giá dung trọng đất

Mức Đất giàu CHC Điển hình cho đất trồng trọt Đất hơi chặt Đất quá chặt Điển hình cho tầng đế cày Tầng tích tụ quá chặt Hàm lượng (g/cm3) <1 1,0 – 1,1 1,2 – 1,3 1,3– 1,4 1,4 – 1,6 1,6 – 1,8

2. Thang đánh giá độ xốp của đất

Mức Đất rỗng Tầng canh tác đất trồng trọt Đạt yêu cầu với tầng canh tác Không đạt yêu cầu với

tầng canh tác Đặc trưng cho tầng tích tụ Hàm lượng (%) >70 55-65 50-55 <50 25-40

3. Thang độ phì về chất hữu cơ (Walkley – Black )

Mức Rất nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu

Hàm lượng (%) <1 1 – 2 2 – 3 3 – 5 >5

4. Thang đánh giá pHKCl của đất

Mức Rất chua Chua vừa Chua nhẹ Gần trung tính Trung tính pHKCl <4,5 4,5 – 5,0 5,0 – 5,5 5,5 – 6,0 >6,0

5. Thang độ phì về dung tích trao đổi

Mức Thấp Trung bình Cao

Hàm lượng (mlđ/100g đất) <10 10 – 20 >20 6. Thang độ phì đối với N tổng số

Xếp loại Thấp Trung bình Giàu

Hàm lượng (%) <0,10 010 – 0,20 >0,2

Xếp loại Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng (mg/100g đất) <4 3 – 6 >6

8. Thang độ phì đối với P tổng số

Xếp loại Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng (%) <0,06 0,06 – 0,10 >0,10 9. Thang độ phì đối với P dễ tiêu (theo Oniani)

Xếp loại Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng (mg/100g đất) <0,06 0,06 – 0,10 >0,10 10.Thang độ phì đối với K tổng số

Xếp loại Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng (%) <0,8 0,8 – 2 >2

11.Thang độ phì đối với K dễ tiêu

Xếp loại Rất nghèo Nghèo Trung bình Giàu Hàm lượng (mg/100g đất) <4 4 – 8 8 - 14 >14

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)