Hàm lượng Cd, Pb, As tổng số trong đất nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 59 - 62)

Chì, Cadimi, Asen là các nguyên tố kim loại nặng không cần thiết đối với cây trồng. Các nguyên tố này là những nguyên tố gây ô nhiễm đến môi trường nếu nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của sinh vật. Hàm lượng 3 nguyên tố kim loại nặng này trong đất nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Hàm lượng Cd, Pb, As tổng số trong đất trồng rau (mg/kg) Mẫu Pb (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg) QCVN 03:2008/BTNMT ≤ 70 ≤ 2 ≤ 12 ĐQV1 61,60 1,60 4,50 ĐQV2 57,50 1,20 4,40 ĐQV3 55,90 0,97 3,13 ĐQV4 64,15 2,10 2,43 ĐQV5 76,23 1,39 6,35 ĐTD1 62,10 1,40 8,60 ĐTD2 61,40 2,30 7,40 ĐTD3 71,50 4,10 9,90 ĐTD4 48,47 0,73 4,14 ĐTD5 73,18 1,46 7,41 ĐTD6 51,08 0,95 3,42 ĐTD7 68,14 2,40 3,93 ĐTD8 54,42 0,32 2,47 ĐTD9 66,18 1,12 6,33 ĐTD10 79,14 1,91 6,82

Số liệu bảng cho thấy hàm lượng Chì tổng số trong đất có sự biến động đáng kể giữa các mẫu đất nghiên cứu (dao động từ 48,47 mg/kg đến 79,14 mg/kg). Nhìn chung đất ở 2 khu vực này chưa bị ô nhiễm Pb nếu dựa vào giá trị trung bình hàm lượng chì tổng số của khu vực Quang Vinh là 63,08 mg/kg, còn của khu vực Túc Duyên là 63,56 mg/kg. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng ở khu vực Quang Vinh có 1/5 mẫu đất bị ô nhiễm Pb; ở khu vực Túc Duyên có 3/10 mẫu bị ô nhiễm Pb trong đó Mẫu

đất ĐĐTD10 ở khu vực Túc Duyên bị ô nhiễm nặng nhất có hàm lượng đạt 79,14 mg/kg. Đối với hàm lượng As trong đất rất thấp, thấp hơn nhiều so với quy định của QCVN 03:2008/BTNMT dao động trong khoảng từ 2,43 mg/kg đến 9,9 mg/kg. Hàm lượng Cd trong đất đã có biểu hiện cao, trong khu vực nghiên cứu có 1/5 mẫu đất tại khu vực Quang Vinh và 2/10 mẫu đất ở Túc Duyên ở mức nhiễm bẩn ( > 2mg/kg).

Theo QCVN 03:2008/BTNMT quy định về hàm lượng tối đa KLN trong đất nông nghiệp thì có tới 50% mẫu đất tại Túc Duyên còn ở mức chưa ô nhiễm KLN và vẫn có thể sử dụng trong nông nghiệp. Con số này ở Quang Vinh là 60%. Điều này có thể thấy thực trạng ô nhiễm KLN ở khu vực nghiên cứu cũng cần đáng lưu ý và cần phải xác định khu vực nào có thể tiếp tục duy trì hoạt động trồng rau, khu vực nào cần phải tiến hành cải tạo để đất khỏi nhiễm bẩn bởi KLN (hình 3.5 và hình 3.6).

Hình 3.5. Tỉ lệ các mẫu đất bị ô nhiễm tại Túc Duyên

Rõ ràng là đất trồng rau trong các khu vực nghiên cứu của thành phố Thái Nguyên đã chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất nông nghiệp, một số vùng đã bị ô nhiễm bởi KLN, đặc biệt là Pb và Cd. Đây là điều cần chú ý trong quy hoạch các vùng trồng rau xanh cung cấp cho thành phố Thái Nguyên nói riêng và cho tiêu dùng nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)