Hàm lượng As trong rau ở Túc Duyên và Quang Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 71 - 72)

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa số các mẫu nghiên cứu đều có hàm lượng As nằm trong tiêu chuẩn cho phép, chỉ có 1 mẫu rau Bắp cải ở Túc Duyên là không đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng As trong Rau muống ở hai khu vực nghiên cứu dao động trong mức 0,086 đến 0,125 mg/kg rau tươi, trong Bắp cải từ 0,118 đến 0,207 mg/kg rau tươi, với Cải xanh từ 0,088 đến 0,168 mg/kg rau tươi (Bảng 3.13).

Bảng 3.13. Hàm lượng As trong rau ở Túc Duyên và Quang Vinh (mg/kg rau tươi)

Địa điểm Loại rau

Túc Duyên Quang Vinh

Rau muống RMT1 RMT2 RMT3 RMT4 RMT5 RMQ1 RMQ2 RMQ3 RMQ4 RMQ5 0,086 0,101 0,115 0,097 0,138 0,125 0,095 0,086 0,108 0,096 RMTDtb=0,107 RMQVtb=0,102 Bắp cải BCT1 BCT2 BCT3 BCT4 BCT5 BCQ1 BCQ2 BCQ3 BCQ4 BCQ5 0,138 0,145 0,207 0,132 0,187 0,178 0,194 0,129 0,118 0,173 BCTDtb=0,162 BCQVtb=0,158 Cải xanh CXT1 CXT2 CXT3 CXT4 CXT5 CXQ1 CXQ2 CXQ3 CXQ4 CXQ5 0,104 0,113 0,168 0,099 0,088 0,139 0,095 0,094 0,107 0,126 CXTDtb=0,114 CXQVtb=0,112 TCCP* ≤ 0,2 mg/kg rau tươi

(Ghi chú: TCCP*: Theo Quyết định 04/2007/QĐ - BNN của Bộ NN và PTNT ngày 19/01/2007 Qui định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn, kèm theo Quyết định 03/2006/QĐ - BHK của Bộ khoa học Công nghệ ngày 10/01/2006, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá)

Ở khu vực nghiên cứu, sự tích lũy As trong rau tăng dần theo thứ tự từ Rau muống đến Cải xanh và cao nhất là rau Bắp cải. Sự tích lũy As trong các mẫu rau tại hai khu vực này cũng không có sự chênh lệch nhiều.Tuy hàm lượng As trong rau vẫn trong tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ độc hại cho người sử dụng khi kết hợp với các yếu tố độc hại khác (Hình 3.12).

Hình 3.12. Hàm lượng As trong rau ở hai khu vực nghiên cứu

Từ các kết quả nghiên cứu đã được tính toán ở trên cho thấy, rõ ràng rau xanh ở khu vực nghiên cứu đã bị ảnh hưởng bời nguồn nước tưới ô nhiễm và đất trồng ô nhiễm. Đáng chú ý nhất là hàm lượng Cd trong các mẫu rau nghiên cứu đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng rau, khi được đưa vào sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)