Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 45)

Các kết quả sau khi phân tích được xử lý thống kê toán học bằng phần mềm Excel 2010.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm và hiện trạng sản xuất rau tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 3.1.1.1.Vị trí địa lý 3.1.1.1.Vị trí địa lý

 Túc Duyên là phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên nằm ở phía Đông Nam thành phố Thái Nguyên.

Phía Đông giáp với xã Linh Sơn và Huống Thượng. Phía Nam giáp với phường Gia Sàng.

Phía Tây giáp phường Phan Đình Phùng.

Phía Bắc giáp phường Trưng Vương và xã Đồng Bẩm.  Phường Quang Vinh có diện tích 3,1 km²

Phường nằm ở phía bắc và thành phố. Phường có tuyến quốc lộ 3 (có tên là đường Dương Tự Minh) chạy qua. Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có tuyến đường Quang Vinh và đường sắt Hà Nội - Quan Triều ở phía tây. Phần đông bắc của phường như một bán đảo nhô ra sông Cầu.

Phường Quang Vinh giáp với phường Quan Triều ở phía tây. Qua sông Cầu, Quang Vinh giáp với xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên ở phía bắc, thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ ở góc đông bắc và xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên ở phía đông. Qua suối Mỏ Bạch, Quang Vinh giáp với hai phường Quang Trung và Hoàng Văn Thụ ở phía nam.

Phường Túc Duyên và Quang Vinh có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là đầu mối quan trọng để giao lưu hàng hóa, văn hóa trong vùng. Tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển. Do đó địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu đúng hướng “Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp’’.

3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình

Phường Túc Duyên và Quang Vinh có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tại phường Túc Duyên so với địa hình chung của thành phố Thái Nguyên địa hình dốc theo hướng từ phía Bắc xuống phía Nam, nên đã tạo ra một số khu vực thấp trũng, nhất là khu vực đất canh tác ở phía Nam, nhưng không có tác động nhiều đến các khu dân cư và sản xuất.

Phường Túc Duyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 290,28 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 116,76 ha, chiếm 40,22%; đất phi nông nghiệp có diện tích là 164,68 ha, chiếm 56,73% trong tổng diện tích đất tự nhiên và còn lại là đất chưa sử

dụng là 8,84 ha chiếm 3.04%.( Báo cáo kết quả của UBND phường 2011)

Phường Quang Vinh có tổng diện tích đất tự nhiên là 308,87 ha, trong đó đất

nông nghiệp có diện tích là 76,42 ha, chiếm 24,74% (Báo cáo kết quả của UBND phường 2011).

3.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

Phường Túc Duyên và Quang Vinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta. Được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ: Trung bình hàng năm thấp 220C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,9oC, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,40C.

Lượng mưa: Tương đối phong phú, trung bình hàng năm là 1.083 mm, cao nhất

là 3.008 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 997 mm. Bình quân có 198 ngày mưa/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố hàng năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 và chiếm 80 - 85 % tổng lượng mưa hàng năm.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm là 84% cao nhất vào các tháng 7, 8, 9.

Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

Thủy văn: Phường Túc Duyên và Quang Vinh nằm chung trong hệ thống thủy

văn của thành phố Thái Nguyên nhưng tác động lớn nhất lên hệ thống thủy văn trên địa bàn phường là Sông Cầu, nằm dọc danh giới phường theo hướng từ Bắc sang Đông và Đông Nam, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của hai phường.

Vậy điều kiện khí hậu của địa bàn nghiên cứu nói chung là: Khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng rau nói riêng. Hơn nữa hai phường đều có con Sông Cầu chảy qua nếu biết quản lý tốt về thủy lợi thì sẽ đảm bảo được lượng nước cung cấp nước tưới cho cây trồng.

3.1.2 Hiện trạng sản xuất rau tại khu vực nghiên cứu

Năm 2011 phường Túc Duyên có tổng diện tích đất trồng rau là: 48,56 ha, cơ cấu giống rau đa dạng: Bắp cải, súp lơ, su su, các loại bầu, bí, su hào, cà chua, đỗ ăn

quả, các loại cải ngot, cà rốt, khoai tây...Diện tích trồng các loại rau của phường giai đoạn 2009-2011 có sự suy giảm. Cụ thể: năm 2009 diện tích đất trồng rau là 56,07; năm 2010 diện tích đất trồng rau là 52,42; năm 2011 diện tích đất trồng rau là 48,56 (

Nguồn: Phòng Nông nghiệp UBND phường Túc Duyên) Từ năm 2009 đến năm 2010 diện tích trồng rau đã giảm 3,65 ha tương đương với giảm 6,5%, năm 2010 đến năm 2011 giảm 3,86 ha tương đương với giảm 7,36%.

Tại Quang Vinh diện tích trồng rau của phường có xu hướng giảm. Diện tích đất trồng rau bị giảm nguyên nhân do yêu cầu đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường người sản xuất phải phát triển luân canh và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, một số hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây trồng khác để tăng diện tích cho các mô hình trồng rau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn hơn so với nhiều loại cây trồng khác vì vậy các nhà sản xuất cần quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc.

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng phân bón cho rau

Theo kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung lượng phân bón mà nông dân sử dụng cho rau tại hai khu vực nghiên cứu còn rất tùy tiện, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất của từng vùng và từng hộ gia đình. Hầu hết người sản xuất thường bón phân theo kinh nghiệm. Trong ba loại phân hóa học quan trọng thì người dân chỉ bón phân đạm, tiếp đến là phân lân còn phân Kali được sử dụng rất ít, thậm chí có hộ không bón (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng phân bón cho một số loại rau tại Thành Phố Thái Nguyên

Loại rau Lượng phân ( kg/ha) Thời gian

cách ly ( ngày) N P2O5 K2O Bắp cải 145±107 88±43 56±27 7-10 TCQĐ 200 90 75 18-20 Cải xanh 85±0,48 58±37 22±18 3-5 TCQĐ 70 60 35 10-14 Rau muống 328±67 27±18 12±21 5-7 TCQĐ 150 70 45 10-14

Đối chiếu với quy trình sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì lượng phân đạm được sử dụng cho các loại rau ở vùng trồng rau tại hai khu vực nghiên cứu của Thành phố Thái Nguyên như đối với bắp cải và rau muống hầu hết đều bón gấp 1,5 – 3 lần so với quy trình, còn cải xanh thì lượng phân đạm sử dụng ở mức trung bình. Phân lân được sử dụng ở bắp cải và cải xanh đạt tiêu chuẩn quy định, rau muống sử dụng ít phân lân hơn quy trình. Đối với phân Kali thì cải bắp và rau muống đều sử dụng lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định và thậm chí có đến 35% số hộ trong tổng số hộ điều tra không sử dụng phân Kali.

Ngoài ra tại 2 khu vực nghiên cứu, thời gian cách ly kể từ sau lần bón đạm cuối đến khi thu hoạch sản phẩm cũng là điều đáng lo ngại. Kết quả cho thấy chỉ có khoảng 15% số hộ điều tra đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với đạm, còn lại hầu hết có thời gian cách ly với phân đạm rất ngắn chỉ từ 3 -10 ngày, ngắn hơn rất nhiều so với quy định.

Song song với việc đầu từ phân bón để tăng năng suất rau cung cấp cho thị trường thì công tác BVTV cũng hết sức quan trọng đối với người trồng rau. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên rau các hộ trồng rau đã sử dụng hóa chất BVTV với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Điều đáng chú ý là 100% số hộ dân đều sử dụng thuốc BVTV với liều lượng rất cao, thường gấp 1,5 – 2,0 lần so với quy định, phun rất nhiều lần trong một vụ sản xuất (tính trên một lứa rau tổng số lần phun từ 3 -10 lần từ theo loại rau) và thời gian cách ly hầu hết chỉ khoảng từ 2 – 8 ngày (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại thành phố Thái Nguyên Loại rau Số lần phun/ vụ Thời gian cách ly ( ngày)

Bắp cải 12-18 3-7 Cải xanh 8-11 4-6 Rau muống 3-6 1-3 Cải củ 7-10 7-10 Rau mùi 3-4 2-5 Đậu cô ve 10-12 2-4 (Nhóm nghiên cứu 2013)

Thuốc BVTV được các hộ sử dụng thường xuyên mỗi khi họ phát hiện thấy có dịch hại và việc lựa chọn thuốc, loại thuốc và liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của người bán thuốc BVTV và chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn chỉ có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau thương phẩm.

3.1.2.2. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau

Tại các vùng trồng rau của thành phố Thái Nguyên đã có hệ thống mương dẫn nước sông Cầu, sông Công và Hồ Núi Cốc vào hầu hết các cánh đồng và được dự trữ trong các bể chứa, trong đó nguồn nước tưới chủ yếu là nước sông Cầu. Hai vùng chuyên canh rau là Túc Duyên và Quang Vinh đều lấy nguồn nước tưới từ Sông Cầu. Chất lượng nước Sông Cầu, sông Công cũng như Hồ Núi Cốc lại có sự biến đổi tùy theo mùa vụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn thải đặc biệt là nước sông Cầu.

Nước giếng khoan được sử dụng để tưới cho rau hầu như không có, chỉ một số rất ít hộ dùng tưới những ruộng rau dành riêng cho gia đình. Hiện tượng sử dụng nước phân chuồng để tưới thường xuyên cho rau là rất phổ biến ở Thái Nguyên và nông dân cho đó là một hình thức thay thế thay việc bón phân đạm, nguy hại hơn rất nhiều hộ sử dụng nước tưới ở rãnh thải, hố nước đọng gần khu vực dân cư hoặc nước thải thành phố để tưới cho rau. Nói chung việc sử dụng nước tưới cho rau tại Thái Nguyên rất tùy tiện, ở gần ruộng rau có ngườn nước là được sử dụng để tưới bất kể đó là nguồn nước nào.

3.2. Một số tính chất lý, hóa học của mẫu đất tại 2 vùng chuyên canh rau của thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Kết quả phân tích thành phần cơ giới, độ chua của đất (pH KCl), CHC và dung tích trao đổi catrion của đất dung tích trao đổi catrion của đất

Bảng 3.3.Thành phần cơ giới, độ chua, CHC và dung tích trao đổi cation của đất tại khu vực nghiên cứu

Mẫu Độ sâu (cm) pHKCl CHC (%) CEC mgđl/100g Tỷ lệ cấp hạt (%) Sét Limon Cát ĐQV1 0 – 20 4,74 2,184 10,5 12,29 59,33 28,38 ĐQV2 0 – 20 5,71 2,822 8,5 13,58 50,67 35,75 ĐQV3 0 – 20 5,35 1,915 11,0 15,06 52,23 32,71 ĐQV4 0 – 20 6,16 1,172 7,5 14,26 56,12 29,62 ĐQV5 0 – 20 5,33 1,417 9,5 22,61 62,15 15,24 ĐTD1 0 – 20 6,04 1,722 7,5 9,70 52,67 37,63 ĐTD2 0 – 20 5,66 2,296 9,0 18,75 66,67 14,58 ĐTD3 0 – 20 5,76 1,328 10,0 9,05 72,00 18,95 ĐTD4 0 – 20 7,12 1,870 11,5 16,41 65,77 17,82 ĐTD5 0 – 20 6,81 2,181 7,0 11,22 57,63 31,15 ĐTD6 0 – 20 4,75 2,256 8,5 11,83 55,84 32,33 ĐTD7 0 – 20 6,16 2,213 7,0 11,10 67,95 20,95 ĐTD8 0 – 20 5,85 2,312 8,0 18,35 55,40 26,25 ĐTD9 0 – 20 5,76 2,542 9,5 19,10 59,50 21,40 ĐTD 10 0 – 20 5,64 2,724 10,5 13,60 62,60 23,80

3.2.1.1. Thành phần cơ giới của đất

Thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất đất và độ phì của đất. Đối với dinh dưỡng cây trồng thì thành phần cơ giới lại càng có vai trò to lớn, đất có thành phần cơ giới nặng thì càng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Theo kết quả phân tích bảng cho thấy đất ở cả hai khu vực nghiên cứu đều có thành phần cơ giới là đất thịt pha cát thích hợp cho việc canh tác rau. Trong đó tỷ lệ sét rất thấp dao động từ 9,05% - 22,61%, Cát dao động từ 14,58 – 37,63%, tỷ lệ Limon rất cao dao động từ 50,67 – 72% có ảnh hưởng lớn đến khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và kim loại nặng của đất.

3.2.1.2. Độ chua (pH KCl) và Dung tích trao đổi cation của đất (CEC)

pH của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá độ phì nhiêu của đất. pH của đất gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hệ sinh vật đất và đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến quá trình lý, hóa, sinh học của đất, tác động trực tiếp

đến quá trình hút thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Khoảng pH từ 6 – 7 là tốt nhất cho việc đồng hóa chất dinh dưỡng.

Đất trồng ở khu vực nghiên cứu lá giá trị pH KCl trong khoảng rộng từ 4,74 đến 7,12. Phần lớn các mẫu đất ở 2 khu vực nghiên cứu đề tương đối thích hợp cho việc canh tác rau. Chỉ một số mẫu đất có pH thấp hơn nhiều so với điều kiện canh tác : mẫu đất ĐQV1 (pH KCl = 4,74) và ĐTD6 (pH KCl = 4,75). Sự khác biệt này có thể là do việc người dân sử dụng chưa cân đối phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học dẫn đến tác động của độ chua nhân tạo ở hai mẫu đất ở hai khu vực nghiên cứu này. Ngoài ra ở khu vực phường Túc Duyên còn có mẫu ĐTD4 có (pH KCl = 7,12) cao hơn nhiều so với điều kiện canh tác. Điều này có thể giải thích là do có thể trước khi lấy mẫu mảnh ruộng này mới được bón vôi trong quá trình canh tác (Hình 3.1).

Hình 3.1. pH của các mẫu tại khu vực Túc Duyên và Quang Vinh

CEC cũng là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất, phản ảnh khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng có liên quan đến phương pháp bón phân hợp lý. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng CEC dao động từ 7,0 đến 11,5 mgđl/100g đất, trong đó hàm lượng CEC trung bình tại khu vực Phường Quang Vinh là 9,4 mgđl/100g đất) cao hơn so với hàm lượng CEC ở khu vực Phường Túc Duyên là 8,85 mgđl/100g đất.

Quang Vinh Túc Duyên

3.2.1.3. Hàm lượng CHC của đất

Chất hữu cơ là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: phần khoáng, phần CHC, không khí và dung dịch đất. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì và tính chất đất. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chủ yếu từ chất hữu cơ đất, vì trong thành phần chất hữu cơ của đât có chứa nitơ, phần lớn P, K, S, Ca và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chất hữu cơ của đất có thể ở dạng phân hủy hoặc bán phân hủy của các sản phẩm hữu cơ từ xác động thực vật, vi sinh vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện cấu trúc đất làm cho đất tơi xốp và duy trì độ bền cấu trúc đất. Ngoài ra CHC còn đóng vai trò như là cầu nối gắn kết giữa các phần tử keo đất. Chúng tạo cho đất có tính đệm nhờ khả năng hấp phụ cao với các nguyên tố kim loại. Đặc biệt đối với đất chua chứa nhiều Al3+ chất hữu cơ góp phần làm ổn định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 45)