3.2.2.1. Hàm lượng Nitơ tổng số (N%)
Nitơ là một trong những nguyên tố cần thiết đối với cây trồng, Nitơ tổng số trong đất bao gồm các dạng: Nitơ hữu cơ và Nitơ vô cơ. Trong các đất hàm lượng Nitơ chiếm khoảng 5% tổng hàm lượng chất mùn trong đất, phân tích hàm lượng Nitơ tổng số là một thông số để đánh giá độ phì tiềm tàng của đất.
Kết quả phân tích hàm lượng N tổng số của đất tại nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy Nts dao động từ 0,070% đến 0,247% và tỷ lệ thuận với hàm lượng
mùn trong đất. Nitơ tổng số trong đất được đánh giá từ nghèo đến khá. Hàm lượng Nts
có sự thay đổi giữu các trạng thái đất trồng rau khác nhau. Trong đó, mẫu đất ĐQV1 có hàm lượng đạm tổng số lớn nhất (0,247%) và nhỏ nhất là mẫu đất ĐTD1 (0,070%).
Bảng 3.4. Hàm lượng N, P, K tổng số trong đất tại hai khu vực nghiên cứu (%)
Mẫu Độ sâu (cm) N (%) P2O5 (%) K2O (%) ĐQV1 0 – 20 0,175 0.059 1,212 ĐQV2 0 – 20 0,210 0.065 1,125 ĐQV3 0 – 20 0,247 0,073 1,232 ĐQV4 0 – 20 0,156 0,034 1,020 ĐQV5 0 – 20 0,196 0,040 0,490 ĐTD1 0 – 20 0,070 0,124 0,884 ĐTD2 0 – 20 0,087 0,122 0,868 ĐTD3 0 – 20 0,105 0,083 0,498 ĐTD4 0 – 20 0,084 0,030 0,470 ĐTD5 0 – 20 0,140 0,050 0,417 ĐTD6 0 – 20 0,142 0,030 0,480 ĐTD7 0 – 20 0,098 0,045 0,516 ĐTD8 0 – 20 0,224 0,030 0,413 ĐTD9 0 – 20 0,126 0,083 0,713 ĐTD10 0 – 20 0,182 0,040 0,462 3.2.2.2. Hàm lượng photpho tổng số (P2O5%)
Photpho (lân) là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết thứ 2 cho cây trồng, ảnh hưởng mạnh đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Photpho có tác dụng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của rễ và hạt, đặc biệt là đối với cây lấy hạt, thiếu lân cây sẽ bị hạn chế ra hoa và năng suất, chất lượng thấp.
Theo số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, hàm lượng P2O5% của đất nghiên cứu dao động từ 0,03% đến 0,124% và được đánh giá ở mức từ nghèo đến giàu. Trong đó mẫu đất ĐTD1 có hàm lượng Pts cao nhất 0,124%, thấp nhất là mẫu ĐTD4, ĐTD6, ĐTD8 có hàm lượng Pts là 0,03%.
3.2.2.3. Hàm lượng Kali tổng số
Kali rất quan trọng đối với cây trồng, nó giúp cho quá trình quang hợp được tiến hành bình thường, đẩy mạnh sự dịch chuyển của hydrocacbon từ lá sang các bộ phận khác. Kali làm tăng cường sự hoạt động của lá, tăng cường sự tạo thành các bó mạch, độ dài và số lượng hệ sợi, tăng cường sự tạo thành bề dày của mô, do đó cây cứng hơn và ít bị lốp.
So với Photpho, hàm lượng Kali tổng số trong đất thường lớn hơn nhiều, do nó có trong thành phần của khoáng Fenspat và các khoáng khác. Trong đất Kali thường tồn tại ở các dạng khác nhau trong đó có 4 dạng chính sau:
+ Phần lớn Kali chứa trong các khoáng Alumosilicat (K2Al2Si3O12…), cây trồng không đồng hóa được Kali ở dạng này.
+ Kali hấp phụ trên bề mặt keo đất. Dạng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với Kali tổng số, nhưng nó có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của thực vật vì ion K+ dễ dàng chuyển từ trạng thái hấp phụ dang dung dịch đất khi trao đổi với các catrion khác.
+ Kali hòa tan trong nước: dạng này rất ít và cây trồng sử dụng dễ dàng. + Kali chứa trong các tàn tích hữu cơ khác nhau.
Trong các trạng thái Kali kể trên, K nằm trong mạng lưới tinh thể không trao đổi chiếm nhiều nhất. Dạng Kali trao đổi chỉ chiếm khoảng 1,4% và dạng hòa tan 0,07% tổng số Kali trong đất.
Số liệu ở bảng cho thấy, đất tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng K2O tổng số dao động từ 0,413%- 1,232% và thuộc loại nghèo đến trung bình tổng số.
Nhìn chung, mỗi khu vực khác nhau thì cũng có sự biến động hàm lượng K2O tổng số trong đó hàm lượng Kts ở khu vực phường Quang Vinh cao hơn hàm lượng Kts ở khu vực Phường Túc Duyên.