Hiện trạng sản xuất rau tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 47 - 50)

Năm 2011 phường Túc Duyên có tổng diện tích đất trồng rau là: 48,56 ha, cơ cấu giống rau đa dạng: Bắp cải, súp lơ, su su, các loại bầu, bí, su hào, cà chua, đỗ ăn

quả, các loại cải ngot, cà rốt, khoai tây...Diện tích trồng các loại rau của phường giai đoạn 2009-2011 có sự suy giảm. Cụ thể: năm 2009 diện tích đất trồng rau là 56,07; năm 2010 diện tích đất trồng rau là 52,42; năm 2011 diện tích đất trồng rau là 48,56 (

Nguồn: Phòng Nông nghiệp UBND phường Túc Duyên) Từ năm 2009 đến năm 2010 diện tích trồng rau đã giảm 3,65 ha tương đương với giảm 6,5%, năm 2010 đến năm 2011 giảm 3,86 ha tương đương với giảm 7,36%.

Tại Quang Vinh diện tích trồng rau của phường có xu hướng giảm. Diện tích đất trồng rau bị giảm nguyên nhân do yêu cầu đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường người sản xuất phải phát triển luân canh và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, một số hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây trồng khác để tăng diện tích cho các mô hình trồng rau.

Sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn hơn so với nhiều loại cây trồng khác vì vậy các nhà sản xuất cần quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc.

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng phân bón cho rau

Theo kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung lượng phân bón mà nông dân sử dụng cho rau tại hai khu vực nghiên cứu còn rất tùy tiện, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất của từng vùng và từng hộ gia đình. Hầu hết người sản xuất thường bón phân theo kinh nghiệm. Trong ba loại phân hóa học quan trọng thì người dân chỉ bón phân đạm, tiếp đến là phân lân còn phân Kali được sử dụng rất ít, thậm chí có hộ không bón (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng phân bón cho một số loại rau tại Thành Phố Thái Nguyên

Loại rau Lượng phân ( kg/ha) Thời gian

cách ly ( ngày) N P2O5 K2O Bắp cải 145±107 88±43 56±27 7-10 TCQĐ 200 90 75 18-20 Cải xanh 85±0,48 58±37 22±18 3-5 TCQĐ 70 60 35 10-14 Rau muống 328±67 27±18 12±21 5-7 TCQĐ 150 70 45 10-14

Đối chiếu với quy trình sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì lượng phân đạm được sử dụng cho các loại rau ở vùng trồng rau tại hai khu vực nghiên cứu của Thành phố Thái Nguyên như đối với bắp cải và rau muống hầu hết đều bón gấp 1,5 – 3 lần so với quy trình, còn cải xanh thì lượng phân đạm sử dụng ở mức trung bình. Phân lân được sử dụng ở bắp cải và cải xanh đạt tiêu chuẩn quy định, rau muống sử dụng ít phân lân hơn quy trình. Đối với phân Kali thì cải bắp và rau muống đều sử dụng lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định và thậm chí có đến 35% số hộ trong tổng số hộ điều tra không sử dụng phân Kali.

Ngoài ra tại 2 khu vực nghiên cứu, thời gian cách ly kể từ sau lần bón đạm cuối đến khi thu hoạch sản phẩm cũng là điều đáng lo ngại. Kết quả cho thấy chỉ có khoảng 15% số hộ điều tra đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với đạm, còn lại hầu hết có thời gian cách ly với phân đạm rất ngắn chỉ từ 3 -10 ngày, ngắn hơn rất nhiều so với quy định.

Song song với việc đầu từ phân bón để tăng năng suất rau cung cấp cho thị trường thì công tác BVTV cũng hết sức quan trọng đối với người trồng rau. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên rau các hộ trồng rau đã sử dụng hóa chất BVTV với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Điều đáng chú ý là 100% số hộ dân đều sử dụng thuốc BVTV với liều lượng rất cao, thường gấp 1,5 – 2,0 lần so với quy định, phun rất nhiều lần trong một vụ sản xuất (tính trên một lứa rau tổng số lần phun từ 3 -10 lần từ theo loại rau) và thời gian cách ly hầu hết chỉ khoảng từ 2 – 8 ngày (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại thành phố Thái Nguyên Loại rau Số lần phun/ vụ Thời gian cách ly ( ngày)

Bắp cải 12-18 3-7 Cải xanh 8-11 4-6 Rau muống 3-6 1-3 Cải củ 7-10 7-10 Rau mùi 3-4 2-5 Đậu cô ve 10-12 2-4 (Nhóm nghiên cứu 2013)

Thuốc BVTV được các hộ sử dụng thường xuyên mỗi khi họ phát hiện thấy có dịch hại và việc lựa chọn thuốc, loại thuốc và liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của người bán thuốc BVTV và chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn chỉ có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau thương phẩm.

3.1.2.2. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất, nước và rau tại một số vùng chuyên canh rau khu vực ven đô thành phố thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)