Bảng 3.3.Thành phần cơ giới, độ chua, CHC và dung tích trao đổi cation của đất tại khu vực nghiên cứu
Mẫu Độ sâu (cm) pHKCl CHC (%) CEC mgđl/100g Tỷ lệ cấp hạt (%) Sét Limon Cát ĐQV1 0 – 20 4,74 2,184 10,5 12,29 59,33 28,38 ĐQV2 0 – 20 5,71 2,822 8,5 13,58 50,67 35,75 ĐQV3 0 – 20 5,35 1,915 11,0 15,06 52,23 32,71 ĐQV4 0 – 20 6,16 1,172 7,5 14,26 56,12 29,62 ĐQV5 0 – 20 5,33 1,417 9,5 22,61 62,15 15,24 ĐTD1 0 – 20 6,04 1,722 7,5 9,70 52,67 37,63 ĐTD2 0 – 20 5,66 2,296 9,0 18,75 66,67 14,58 ĐTD3 0 – 20 5,76 1,328 10,0 9,05 72,00 18,95 ĐTD4 0 – 20 7,12 1,870 11,5 16,41 65,77 17,82 ĐTD5 0 – 20 6,81 2,181 7,0 11,22 57,63 31,15 ĐTD6 0 – 20 4,75 2,256 8,5 11,83 55,84 32,33 ĐTD7 0 – 20 6,16 2,213 7,0 11,10 67,95 20,95 ĐTD8 0 – 20 5,85 2,312 8,0 18,35 55,40 26,25 ĐTD9 0 – 20 5,76 2,542 9,5 19,10 59,50 21,40 ĐTD 10 0 – 20 5,64 2,724 10,5 13,60 62,60 23,80
3.2.1.1. Thành phần cơ giới của đất
Thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất đất và độ phì của đất. Đối với dinh dưỡng cây trồng thì thành phần cơ giới lại càng có vai trò to lớn, đất có thành phần cơ giới nặng thì càng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Theo kết quả phân tích bảng cho thấy đất ở cả hai khu vực nghiên cứu đều có thành phần cơ giới là đất thịt pha cát thích hợp cho việc canh tác rau. Trong đó tỷ lệ sét rất thấp dao động từ 9,05% - 22,61%, Cát dao động từ 14,58 – 37,63%, tỷ lệ Limon rất cao dao động từ 50,67 – 72% có ảnh hưởng lớn đến khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và kim loại nặng của đất.
3.2.1.2. Độ chua (pH KCl) và Dung tích trao đổi cation của đất (CEC)
pH của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá độ phì nhiêu của đất. pH của đất gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hệ sinh vật đất và đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến quá trình lý, hóa, sinh học của đất, tác động trực tiếp
đến quá trình hút thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Khoảng pH từ 6 – 7 là tốt nhất cho việc đồng hóa chất dinh dưỡng.
Đất trồng ở khu vực nghiên cứu lá giá trị pH KCl trong khoảng rộng từ 4,74 đến 7,12. Phần lớn các mẫu đất ở 2 khu vực nghiên cứu đề tương đối thích hợp cho việc canh tác rau. Chỉ một số mẫu đất có pH thấp hơn nhiều so với điều kiện canh tác : mẫu đất ĐQV1 (pH KCl = 4,74) và ĐTD6 (pH KCl = 4,75). Sự khác biệt này có thể là do việc người dân sử dụng chưa cân đối phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học dẫn đến tác động của độ chua nhân tạo ở hai mẫu đất ở hai khu vực nghiên cứu này. Ngoài ra ở khu vực phường Túc Duyên còn có mẫu ĐTD4 có (pH KCl = 7,12) cao hơn nhiều so với điều kiện canh tác. Điều này có thể giải thích là do có thể trước khi lấy mẫu mảnh ruộng này mới được bón vôi trong quá trình canh tác (Hình 3.1).
Hình 3.1. pH của các mẫu tại khu vực Túc Duyên và Quang Vinh
CEC cũng là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất, phản ảnh khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng có liên quan đến phương pháp bón phân hợp lý. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng CEC dao động từ 7,0 đến 11,5 mgđl/100g đất, trong đó hàm lượng CEC trung bình tại khu vực Phường Quang Vinh là 9,4 mgđl/100g đất) cao hơn so với hàm lượng CEC ở khu vực Phường Túc Duyên là 8,85 mgđl/100g đất.
Quang Vinh Túc Duyên
3.2.1.3. Hàm lượng CHC của đất
Chất hữu cơ là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: phần khoáng, phần CHC, không khí và dung dịch đất. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì và tính chất đất. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chủ yếu từ chất hữu cơ đất, vì trong thành phần chất hữu cơ của đât có chứa nitơ, phần lớn P, K, S, Ca và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chất hữu cơ của đất có thể ở dạng phân hủy hoặc bán phân hủy của các sản phẩm hữu cơ từ xác động thực vật, vi sinh vật.
Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện cấu trúc đất làm cho đất tơi xốp và duy trì độ bền cấu trúc đất. Ngoài ra CHC còn đóng vai trò như là cầu nối gắn kết giữa các phần tử keo đất. Chúng tạo cho đất có tính đệm nhờ khả năng hấp phụ cao với các nguyên tố kim loại. Đặc biệt đối với đất chua chứa nhiều Al3+ chất hữu cơ góp phần làm ổn định tính chất đất.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất bằng các biện pháp canh tác hợp lý và quá trình sử dụng bón phân hữu cơ vào đất là rất cần thiết.
Từ số liệu bảng 3.3 cho thấy ở tầng đất mặt hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 1,172% đến 2,822% theo thang đánh giá thì đất ở hai khu vực này thuộc loại nghèo đến trung bình. Điều này có thể được giải thích là, quá trình thâm canh rau với việc quay vòng sản xuất liên tục, lại chủ yếu là các loại rau ăn lá đã làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất, mặt khác người dân chỉ chú trọng đến việc bón phân hóa học cho đất để có thể thu hoạch nhanh mà quên đi việc bón thêm phân xanh, phân chuồng cho đất để cung cấp thêm chất dinh dưỡng tiềm năng cho đất.