Các cơ chế phản hồi từ những ngƣời lao động về hoạt động của các doanh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 74 - 78)

doanh nghiệp

Để quản lý tốt, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ, đồng thời giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp XKLĐ thì việc tiếp nhận thông tin từ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là một trong những kênh hữu hiệu nhất.

68

Điều 44 và Điều 46 Luật Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người lao độngđi làm việc

ở nước ngoài nhƣ sau:

Về quyền của người lao động:

- Ký kết Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp dịch vụ.

- Đƣợc bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng lao động. - Đƣợc vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

- Đƣợc bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Hƣởng tiền lƣơng, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế do bộ, cơ quan nganh bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nƣớc ngoài.

- Đƣợc doanh nghiệp, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài; đƣợc tƣ vấn và hỗ trợ để thực hiện các quyền và hƣởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động.

- Chuyển về nƣớc tiền lƣơng, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động.

- Hƣởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.

69

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Về nghĩa vụ của người lao động:

- Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ. - Ký quỹ hoăc giới thiệu ngƣời bảo lãnh theo thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ để đảm bảo thực hiện Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động di làm việc ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp dịch vụ chậm nhất là 180 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động; đoàn kết với ngƣời lao động của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động và ngƣời lao động của các nƣớc khác.

- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ; tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan; Tham gia khóa bồi dƣỡng kiến thức cần thiết trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động. - Làm việc đúng nơi quy định, thực hiện nội quy nơi làm việc và về nƣớc sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động. - Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động

- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động

- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động

- Đóng góp vào Quỹ hỗ việc làm ngoài nƣớc theo quy định của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Khoản 4 Mục V Thông tƣ số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài còn nêu rõ ngƣời lao động

70

đƣợc gia hạn Hợp đồng lao động hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nƣớc tiếp nhận ngƣời lao động.6

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, khoản 4 Mục V,

Thông tƣ 21 quy định:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ngƣời lao động xuất cảnh đi làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo danh sách ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài theo mẫu tại Phụ lục số 09 – Thông tƣ 21 với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nƣớc sở tại.

- Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm cử cán bộ quản lý tại các nƣớc, khu vực doanh nghiệp đƣa nhiều ngƣời lao động sang làm việc hoặc tại những thị trƣờng lao động đặc thù theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc.

- Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Hợp đồng lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các phát sinh vƣợt quá khả năng tự giải quyết của ngƣời lao động hoặc khi ngƣời lao động yêu cầu trợ giúp.

Khi có các vi phạm của doanh nghiệp XKLĐ, ngƣời lao động có thể khiếu kiện, tố cáo lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc (thí dụ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ công an, Bộ ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài - ở Đài Loan là Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc.

Trong Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc, Phòng Thanh tra là đơn vị có trách nhiệm giúp Cục trƣởng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài. Phòng Thanh tra có nhiệm vụ:

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm về hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc các vụ việc khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

6 nếu gia hạn hoăc ký kết Hợp đồng lao động mới với ngƣời sử dụng lao động tại nƣớc sở tại mà không phải về nƣớc theo quy điịnh của pháp luật nƣớc tiếp nhận lao động thì phải báo cáo với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nƣớc sở tại và việc gia hạn hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới

71

3. Đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

4. Tiếp nhận, xử lý và đề xuất biện pháp giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; Tổ chức tiếp công dân có khiếu nại, tố cáo về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài.

5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hƣớng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến ngƣời lao động khi đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Về quy trình xử lý khiếu nại đối với thị trường Đài Loan được thực hiện như sau:

Về cơ bản có các hình thức khiếu nại của ngƣời lao động hoặc thân nhân ngƣời lao động đang làm việc tại Đài Loan, gồm: khiếu nại trực tiếp với Cục quản lý lao động ngoài nƣớc; khiếu nại do Ban Quản lý lao động báo cáo về; và khiếu nại qua các kênh khác. Thời gian tối đa để ngƣời lao động đƣợc giải quyết khiếu nại về chi phí đi làm việc tại Đài Loan là 180 ngày kể từ ngày ngƣời lao động ký vào Bản cam kết có nêu mức phí đóng cho doanh nghiệp theo quy định về khiếu nại, tố cáo trong Nghị định 119/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)