Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm, ngay trong thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đến nay, hoạt động này đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn 1980 – 1990
Đây là giai đoạn đầu tiên Việt Nam triển khai đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, từ việc thực hiện Nghị định 46/NĐCP ngày 11/02/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc đƣa một bộ phận lao động đi làm việc có thời hạn và bồi dƣỡng tay nghề ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong giai đoạn này, chủ trƣơng đƣa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài của Việt Nam là nhằm mục tiêu “giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên”, “nhờ các nƣớc XHCN anh em đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nƣớc ta sau này” và “cử chuyên gia sang giúp các nƣớc đang phát triển ở châu Phi và Trung cận Đông”. Mục tiêu kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia thời kỳ này chƣa đƣợc chú ý đầy đủ. Trong giai đoạn này, hoạt động hợp tác quốc tế về lao động đƣợc thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do các cơ quan Nhà nƣớc và địa phƣơng trực tiếp tiến hành trên cơ sở thỏa thuận hợp tác lao động và chuyên gia giữa nƣớc ta với 4 nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Bungari và các nƣớc ở Trung Đông, Châu Phi nhƣ Iraq, Libya, An-giê-ri, Ăng-gô-la, Mô-zăm-bích, Công-gô, Y-ê-men, Ma-đa- gax-ca... Mục tiêu của hợp tác lao động là nhằm bù đắp sự thiếu hụt nhân lực trong phát triển kinh tế ở các nƣớc nhận lao động, trong nƣớc cần giải quyết việc làm cho một bộ phận ngƣời lao động và qua đó đào tạo và nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động.
Cơ chế quản lý kinh tế của nƣớc ta thời kỳ này mang tính chất quản lý tập trung, bao cấp tƣơng tự nhƣ các nƣớc nhận lao động, nên cơ chế hợp tác lao động cũng đƣợc thực hiện theo cơ chế đó: Cơ quan Nhà nƣớc trực tiếp ký kết các Hiệp định, thỏa thuận và tổ chức thực hiện đƣa ngƣời lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài (từ việc tuyển chọn, đƣa đi, quản lý ngƣời lao động ở nƣớc ngoài và làm thủ tục, giải quyết chế độ cho họ sau khi về nƣớc).
20
Đến cuối giai đoạn này (1989 – 1990), theo tinh thần đổi mới nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cũng đã có những bƣớc đổi mới, ngoài mục tiêu nhƣ trƣớc đây còn có mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh hình thức hợp tác lao động nhƣ trƣớc, đã bƣớc đầu hình thành các tổ chức kinh tế cung ứng lao động và chuyên gia ra nƣớc ngoài làm việc, trực tiếp ký kết hợp đồng và thực hiện đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức nhận thầu khoán, đồng bộ (từ quản lý, kỹ sƣ đến công nhân).
Trong 10 năm hợp tác lao động (1980 – 1990), nƣớc ta đã đƣa đƣợc gần 300.000 lao động, trong đó gồm, khoảng 220.000 lao động đi làm việc tại Liên Xô và các nƣớc Đông Âu; hơn 30.000 ngƣời đi làm việc ở Iraq và Libya; 7.200 lƣợt chuyên gia đi làm việc ở Châu Phi và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nƣớc ngoài. Ngân sách Nhà nƣớc thu đƣợc khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá Rúp/Đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300 triệu USD; Đồng thời, ngƣời lao động và chuyên gia đã đƣa về nƣớc một lƣợng hàng hoá thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, do còn thiếu kinh nghiệm, hệ thống chính sách pháp luật, nên xuất khẩu lao động giai đoạn này còn có nhiều tồn tại và hạn chế.
Bảng 1.2. Số lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở Liên Xô và Đông Âu (1980 – 1990)
(Đơn vị: Ngƣời) Năm Số lƣợng 1980 1.070 1981 20.230 1982 25.970 1983 12.402 1984 6.846 1985 5.008 1986 9.012 1987 48.820 1988 71.830 1989 9.929 1990 3.069 Tổng số 214.186
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nƣớc (2015)
21
Ngay từ đầu những năm 1990, trong bối cảnh của công cuộc Đổi mới đất nƣớc, nhằm thể chế hoá chủ trƣơng của Đảng về đổi mới chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia, Chính phủ đã lần lƣợt ban hành các Nghị định về xuất khẩu lao động: Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành quy chế về việc đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài là văn bản pháp quy đầu tiên đánh dấu bƣớc ngoặt về pháp luật, cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng: Chuyển từ thị trƣờng các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũ là chủ yếu sang thị trƣờng các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa là chính; tách rõ chức năng và tổ chức quản lý nhà nƣớc với trực tiếp tổ chức thực hiện XKLĐ; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động XKLĐ đƣợc thành lập, đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nƣớc ngoài.
Ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) đã ban hành
Chỉ thị số 41/CT-TW về XKLĐ và chuyên gia nêu rõ: “Cùng với giải quyết việc làm
trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất n- ước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước. Xuất khẩu lao động và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hoá hình thức, thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng
nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề”.4
Tiếp đến, Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 nhằm thể chế hóa chủ trƣơng về xuất khẩu lao động theo tinh thần Chỉ thị 41-CT/TW. Ngoài các văn bản trên, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan còn ban hành các văn bản liên quan đến chế độ đối với ngƣời lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Giai đoạn này đã hình thành đƣợc đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động (gần 150 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép hoạt động), thị trƣờng xuất khẩu lao động của nƣớc ta từng bƣớc đƣợc mở rộng lên đến hơn 30 nƣớc và vùng lãnh thổ;
4 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Chỉ thị số 41/CT-TW về XKLĐ và chuyên gia ngày 22/9/1998, Hà nội
22
với số lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hơn 10 vạn ngƣời; hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động tƣơng đối đa dạng (xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp); mức lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động cũng đã đƣợc tăng dần lên qua các năm, ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài có thu nhập cao hơn từ 6 đến 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nƣớc. Đời sống ngƣời đi lao động và gia đình họ đƣợc cải thiện, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Bảng 1.3. Số lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài (1991 – 2000)
(Đơn vị: Ngƣời) Năm Số lƣợng 1991 1.022 1992 810 1993 3.960 1994 9.230 1995 10.050 1996 12.661 1997 17.000 1998 12.250 1999 21.800 2000 30.645 Tổng số 119.428
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nƣớc (2015)
Giai đoạn 2000 – 2005
Trong giai đoạn 2000 – 2005, hoạt động đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài tiếp tục đƣợc quan tâm và đẩy mạnh với sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật đƣợc ban hành trong giai đoạn trƣớc. Xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục đƣợc Đảng và Chính phủ Việt Nam khẳng định là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,...
23
Trong giai đoạn này đã có sự tách biệt chức năng quản lý Nhà nƣớc với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nƣớc ban hành cơ chế, chính sách và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động, có quyền ký kết hợp đồng, tuyển chọn lao động, đƣa lao động đi và quản lý lao động làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đều là các doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nƣớc không thuộc đối tƣợng đƣợc cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, và sự nỗ lực của các doanh nghiệp đƣợc cấp phép, số lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài trong giai đoạn này tăng hơn so với giai đoạn trƣớc và tăng dần theo các năm.
Bảng 1.4. Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài (2000 – 2005)
(Đơn vị: Ngƣời) Năm Số lƣợng 2001 37.000 2002 46.122 2003 75.000 2004 67.500 2005 70.594 Tổng số 296.216
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nƣớc (2015)
Giai đoạn 2006 – nay
Trong giai đoạn 2006 – nay, các quy định liên quan đến XKLĐ tiếp tục đƣợc xây dựng, hoàn thiện theo cơ chế thị trƣờng với sự ra đời của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng năm 2006.
- Về thị trƣờng xuất khẩu lao động ngoài nƣớc : giai đoạn này, ta đã thực hiện tƣơng đối thành công việc phát triển, mở rộng thị trƣờng lao động ngoài nƣớc; tiếp tục giữ vững và tăng thị phần tại các thị trƣờng hiện có nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc,
24
Nhật Bản, Malaysia, trong đó đã rất thành công trong việc mở rộng đáng kể thị phần ở các thị trƣờng quan trọng, nhận nhiều lao động và có thu nhập cao nhƣ Đài Loan và Nhật Bản; mở thêm một số thị trƣờng nhận số lƣợng lớn lao động ở các nƣớc Trung Đông, gồm Các Tiểu vƣơng quốc A-rập thống nhất (UEA), Ca-ta, A-rập Sê- út, Oman, Bahrain; bắt đầu đƣa lao động mới sang Li-bi, An-giê-ri; xúc tiến mở lại thị trƣờng Cộng hòa Séc, LB Nga, Ban Lan, Bungari, Slovakia; đang thí điểm đƣa lao động sang Öc, Bồ Đào Nha, CHLB Đức,…, mở rộng lĩnh vực ngành nghề lao động cung ứng cho thị trƣờng nƣớc ngoài (điều dƣỡng, hộ lý, lao động kỹ thuật cao,...). Giai đoạn này, ta đã đƣa lao động đi làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, giải quyết việc làm cho nhiều ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hình thức xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng hơn so với thời kỳ trƣớc đây. Cùng với hình thức đi làm việc ở nƣớc thông qua các doanh nghiệp đƣợc cấp phép đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là chủ yếu, hình thức doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhận đầu tƣ ra nƣớc ngoài có đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng cá nhân cũng đã chiếm tỉ trọng đáng kể trong số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Bên cạnh sự gia tăng về số lƣợng lao động đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài qua hàng năm, công tác đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài trong giai đoạn này còn mở rộng thêm lĩnh vực ngành nghề lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, khi mà lao động Việt Nam có trình độ tay nghề cao đã có cơ hội đi làm việc ở nƣớc ngoài trong một số ngành nghề, lĩnh vực mới nhƣ chƣơng trình hợp tác đƣa ứng viên điều dƣỡng, hộ lý Việt Nam đi học tập và làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội triển khai thực hiện từ năm 2012.
- Về đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động: đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động: tính đến 29/10/2015, đã có 246 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, trong đó có 185 doanh nghiệp đƣa lao động sang Nhật Bản, 105 doanh nghiệp đƣa lao động
25
sang Đài Loan, 152 doanh nghiệp đƣợc đƣa lao động sang Malaysia (hiện có 25 doanh nghiệp còn đƣa lao động sang thị trƣờng này), 50 doanh nghiệp đƣa lao động sang Trung Đông. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong số này đã hoạt động một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả, mở đƣợc các thị trƣờng mới đƣa lao động đi: Có khoảng 30 doanh nghiệp đƣa đi hàng nghìn lao động mỗi năm và đang quản lý hàng chục nghìn lao động ở nƣớc ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn lao động để chủ động chuẩn bị đƣợc nguồn lao động có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động quốc tế.
- Về chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu lao động: Chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu từng bƣớc đƣợc nâng lên: cuối năm 2003, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài mới đạt khoảng 35% thì đến nay tỷ lệ này đã đạt trên 50%; lao động ta đƣợc ngƣời sử dụng lao động nƣớc ngoài đánh giá tốt về khả năng tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó và trình độ văn hoá. Lao động trƣớc khi đi đã qua các lớp bồi dƣỡng kiến thức về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nƣớc tiếp nhận lao động. Gần 80% lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc theo Luật cấp phép đƣợc tuyển chọn trong số học sinh học nghề dài hạn tại các trƣờng dạy nghề, trên 90% lao động đi làm việc ở Các Tiểu vƣơng quốc A rập thống nhất, các nƣớc ở khu vực Trung đông là những lao động có tay nghề khá; Hệ thống các trƣờng, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã và đang đƣợc hình thành, phát triển.
- Về công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài: chúng ta đã hình thành đƣợc một hệ thống quản lý lao động ở nƣớc ngoài, bao gồm Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động thuộc Cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện các doanh nghiệp đƣa lao động đi. Vì vậy, hầu hết các vụ việc phát sinh đã đƣợc phát hiện và giải quyết kịp thời, bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động.
- Về công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về hoạt động xuất khẩu lao động: công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về xuất khẩu lao động đã đƣợc chú trọng; đã triển khai nhiều hình thức cung cấp
26
thông tin và tuyên truyền về xuất khẩu lao động. Các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phƣơng đã tổ chức các hội nghị về xuất khẩu lao động để phổ biến các quy định của pháp luật, về thị trƣờng, về nhu cầu, điều kiện lao động xuất khẩu cho các cấp chính quyền cấp huyện và xã; đồng thời, cũng cung cấp thông tin, phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣa nhiều tin, bài về xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền và ngƣời lao