gian tới
Phát triển XKLĐ ngày nay gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Quá trình hội nhập tạo điều kiện cho XKLĐ phát triển, đồng thời thông qua XKLĐ để các nƣớc ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng lao động quốc tế.
Quá trình toàn cầu hóa tiếp tục tạo ra các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trƣờng lao động. Quá trình phân công sản xuất trong chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của các thị trƣờng lao động. Tại các nƣớc phát triển, số lƣợng lao động phổ thông có xu hƣớng giảm, song có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, còn tại các nƣớc đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, song chất lƣợng thấp, khó đáp ứng yêu cầu phát triển và công nghệ mới. Vì thế sẽ xuất hiện nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài để thực hiện, bao gồm cả từ lao động có chuyên môn cao đến lao động phổ thông. Tuy nhiên, dòng di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao ngày càng gia tăng cả về quy mô và tốc độ. Nếu nhƣ trƣớc đây dòng dịch chuyển này thƣờng từ các nƣớc phát triển đến các nƣớc kém phát triển hơn thì ngày nay có cả chiều ngƣợc lại và đan xen, đan chéo nhau. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nƣớc cung ứng lao động ở nhiều trình độ khác nhau nhƣ Việt Nam.
Trong thời gian tới, Đài Loan sẽ tiếp tục tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển do nguồn cung lao động trong nƣớc có hạn. Nhu cầu lao động vừa tập trung vào các sản phẩm trí tuệ cao để phát huy lợi thế vừa phải duy trì các khu vực sản xuất không cần công nghệ cao phục vụ nhu cầu thiết yếu. Ở cả hai lĩnh vực này đều xuất hiện nhu cầu bổ sung nhân công, đặc biệt là nhân công giá rẻ. Điều này sẽ làm tăng cơ hội việc làm cho lao động nhập cƣ, đặc
85
biệt là lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp - những lĩnh vực mà lao động Việt Nam có lợi thế. Đồng thời, Đài Loan cũng đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện chính sách đối với lao động nhập cƣ nói riêng theo hƣớng thuận tiện và có lợi hơn cho ngƣời lao động. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc gia tăng về quy mô và đối tƣợng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này.
Tuy vậy, bối cảnh mới cũng đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối tác trong nƣớc và các doanh nghiệp phái cử nƣớc ngoài. Bên cạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp đề đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dịch vụ còn phải chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động của các quốc gia phái cử khác. Dƣới sức ép này, vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ trở nên hết sức quan trọng, vừa kiến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển song cũng vừa giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp này theo pháp luật để đảm bảo mục tiêu và yêu cầu của việc XKLĐ.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, có nhiều tiềm năng và đứng trƣớc nhiều cơ hội phát triển mới. Trong thời gian tới, dân số Việt Nam tiếp tục tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn , mức tăng bình quân năm đạt 1,1% giai đoạn 2014-2015 và 0,9% giai đoạn 2016-2020, đa ̣t 91,8 triệu ngƣời năm 2015 và 96,4 triệu ngƣời vào năm 2020. Chất lƣợng lao động Việt Nam cũng sẽ đƣợc cải thiện do Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, đổi mới và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc thực hiện chƣơng trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục, trong đó có đổi mới dạy nghề nên trong dài hạn, chất lƣợng lao động sẽ từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài sẽ gia tăng. Theo đó, chất lƣợng và thƣơng hiệu lao động Việt Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế sẽ đƣợc cải thiện.
86
Tuy nhiên, sức ép về giải quyết việc làm trong nƣớc sẽ rất lớn. Dự báo, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động đạt khoảng 80,8% năm 2020, trong đó tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của khu vực nông thôn khá cao, đạt 83,2% và 86,5% vào năm 2015 và 2020 tƣơng ứng. Mỗi năm có khoảng một triệu ngƣời bƣớc vào tuổi lao động, cùng với số lao động tốt nghiệp các trƣờng chuyên nghiệp sẽ tạo thành một nguồn cung lao động khá dồi dào. Giai đoạn 2014-2020, tỷ lệ thất nghiệp cả nƣớc dự kiến sẽ tăng từ 2,5% năm 2015 lên 2,9% năm 2020. Quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra nhanh hơn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nông thôn tăng nhẹ, từ 1,8% năm 2015 lên 2,2% năm 2020.9
Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 cũng sẽ là góp phần thúc đẩy di chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nƣớc trong khối cùng những nới lỏng về visa và thời gian lƣu trú. Đây sẽ là thách thức lớn đối với nƣớc ta khi mà chất lƣợng lao động chƣa đƣợc cải thiện nhiều, lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ra nƣớc ngoài làm việc mỗi năm.
Nhƣ vậy, trong điều kiện lực lƣợng lao động trong nƣớc dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn khá phổ biến và ở mức cao, khả năng tạo việc làm trong nƣớc còn hạn chế thì đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc là một chủ trƣơng nhất quán và là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.