Cách tiếp cận:
Luận văn tiếp cận phân tích và đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan theo bốn trụ cột sau:
- Nhà nƣớc thiết lập môi trƣờng, khung khổ pháp luật và các quy định cho các doanh nghiệp hoạt động
44
- Nhà nƣớc định hƣớng, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
- Nhà nƣớc thiết lập cơ chế phản hồi từ những ngƣời lao động về hoạt động của các doanh nghiệp
Việc phân tích kinh nghiệm quốc tế cũng dựa trên cách tiếp cận với bốn nội dung này. Cụ thể là:
* Kinh nghiệm của Philippine trong việc xây dựng môi trƣờng pháp lý và chính sách cho việc quản lý các doanh nghiệp XKLĐ
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thiết lập các cơ chế quản lý những doanh nghiệp XKLĐ
* Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp XKLĐ
* Kinh nghiệm của Đài Loan trong việc phân loại và đánh giá chất lƣợng dịch vụ của các công ty môi giới tiếp nhận lao động nƣớc ngoài
Các bước nghiên cứu:
- Tổng thuật tài liệu liên quan đến chủ đề luận văn: xác định ra các khoảng trống nghiên cứu, giới hạn mục tiêu, phạm vi, vấn đề nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lý luận chung của vấn đề nghiên cứu, gồm: các khái niệm cơ bản, vai trò và đặc điểm của XKLĐ, các yếu tố chung tác động đến hoạt động XKLĐ, lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp (hình thành góc độ tiếp cận lý thuyết).
- Hình thành góc độ tiếp cận lý thuyết đối với việc nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan (giới hạn ở bốn nội dung nói trên).
- Xác định cơ sở thực tiễn chung của vấn đề nghiên cứu, gồm: tổng quan thực trạng XKLĐ của Việt Nam; thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan; xác định các vấn đề nảy sinh là làm rõ sự cần thiết đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam; và kinh nghiệm của một số nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ (các kinh nghiệm đƣợc xác định dựa vào cách tiếp cận lý thuyết).
- Phân tích nội dung công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan, gồm: tổng quan tình hình XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan
45
(về số lƣợng lao động, số doanh nghiệp tham gia, các lĩnh vực lao động làm việc, các vấn đề nảy sinh cần tập trung chú ý giải quyết…); phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp theo bốn nội dung nói trên; đánh giá chung (kết quả đạt đƣợc, những vấn đề chƣa xử lý, nguyên nhân…)
- Kiến nghị các giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan, gồm: đánh giá triển vọng hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và XKLĐ sang Đài Loan nói riêng, kiến nghị các giải pháp chính sách.
Hình 2.1. Các bƣớc phân tích của luận văn Tổng thuật tài liệu
Xác định cơ cở thực tiễn: - Tổng quan thực trạng XKLĐ nói chung, XKLĐ sang Đài Loan
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
Xác định cơ sở lý luận
Xây dựng cách tiếp cận lý thuyết (về nội dung)
Phân tích nội dung công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
Kiến nghị giải pháp chính sách
46
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG
THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN