Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 53 - 61)

lao động sang Đài Loan

3.1.1. Khung khổ pháp luật và các quy định giám sát chung

Dấu mốc quan trọng trong quá trình thiết lập khung khổ pháp lý cho quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ là việc kỳ họp thứ 10 (Quốc hội khoá XI) đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 (viết tắt là Luật). Đây là văn bản pháp lý cao nhất kể từ khi hoạt động xuất khẩu lao động đƣợc tổ chức thực hiện nhƣ một chính sách giải quyết việc làm, đào tạo đội ngũ lao động cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nội dung Luật bao quát toàn bộ vấn đề đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, bao gồm công tác quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đó.

Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm

việc tại Đài Loan cũng theo những quy định của Luật này.

Điều 6, Luật đã làm rõ khái niệm “đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” (còn đƣợc hiểu là XKLĐ theo hợp đồng) gồm một trong các hình thức sau đây:

1. Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tổ chức sự nghiệp đƣợc phép hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài

2. Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tƣ ra nƣớc ngoài có đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

3. Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc dƣới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

47

Trong 4 hình thức nêu trên thì hình thức người lao động đi làm việc ở nước

ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở

nƣớc ngoài là phổ biến hơn cả đối với thị trƣờng Đài Loan.

Khung khổ pháp lý và các quy định giám sát, điều tiết đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan tập trung xử bốn vấn đề cơ bản sau:

* Quy định về cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 9, Luật quy định điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt

động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm:

- Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (quy định hiện nay là 5 tỷ đồng) - Có đề án hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài: Đề án hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Có bộ máy chuyên trách để bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài và hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

- Ngƣời lãnh đạo điều hành hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế

- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (mức tiền ký quỹ theo quy định hiện nay là 1 tỷ đồng)

Điều 13, Luật cũng quy định rõ về việccông bố giấy phép hoạt động dịch vụ

đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhƣ sau:

- Trong thời hạn 10 ngày, kể tử ngày đƣợc cấp Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp

48

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ƣơng hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp.

So với các quy định trƣớc đây trong lĩnh vực này, Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài có tính pháp lý cao hơn, bao quát đầy đủ hơn về các hình thức ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, mở rộng về đối tƣợng đƣợc cấp phép đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phải đáp ứng đƣợc các điều kiện cao hơn về vốn, nhân sự và tổ chức bộ máy. Đồng thời, Luật đã quy định cụ thể, chặt chẽ về chức năng, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các doanh nghiệp trong hoạt động này. Luật cũng đã giao cho Chính phủ quy định những loại hình doanh nghiệp đƣợc tham gia hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Tại Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, Chính phủ quy định loại hình doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp có 100% vốn của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

* Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan

Điều 27, Luật quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣ sau:

Quyền của doanh nghiệp:

- Thực hiện hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; tổ chức tuyển chọn ngƣời lao động tại các địa phƣơng.

- Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nƣớc ngoài, Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với ngƣời lao động, Hợp đồng bảo lãnh với ngƣời bảo lãnh trƣớc khi ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

49

- Yêu cầu ngƣời lao động hoặc ngƣời bảo lãnh bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời lao động gây ra theo quy định của pháp luật.

- Đơn phƣơng thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài sau khi doanh nghiệp đã 3 lần thông báo bằng thƣ bảo đảm trong thời gian 180 ngày, kể từ ngày ngƣời lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà ngƣời lao động hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền hợp pháp của ngƣời lao động không đến thanh lý hợp đồng.

- Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

- Công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Thông báo về việc giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cho chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ.

- Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động.

- Trực tiếp tuyển chọn ngƣời lao động và không đƣợc thu phí tuyển chọn của ngƣời lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phƣơng, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lƣợng ngƣời lao động của địa phƣơng đã đƣợc đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng thông báo công khai, cung cấp cho ngƣời lao động đầy đủ các thông tin về số lƣợng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trƣờng lao động.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động do doanh nghiệp đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài.

50

- Phối hợp với bên nƣớc ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi ngƣời lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề ghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến ngƣời lao động.

- Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài.

- Bồi thƣờng cho ngƣời lao động, ngƣời bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.

- Thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật.

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc theo quy định của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

- Định kỳ hàng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về tình hình đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

* Quy định về bộ máy hoạt động của doanh nghiệp XKLĐ và quy trình tuyển chọn lao động của doanh nghiệp sang làm việc tại Đài Loan

Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội ngày 18/07/2007 đã quy định bộ máy hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có những cấu phần chính sau:

1. Trung tâm XKLĐ hoặc các Phòng nghiệp vụ XKLĐ; 2. Trƣờng hoặc Trung tâm đào tạo;

3. Bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài nƣớc;

4. Các chi nhánh đƣợc giao nhiệm vụ hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài (nếu có).

Thông tƣ số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội Hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng và Nghị định số

51

126/2007/NĐ-CP đƣa ra quy định về tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước

ngoài của doanh nghiệp dịch vụ tại Điều V.1nhƣ sau:

- Khi tổ chức tuyển chọn lao động, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ đƣợc giao nhiệm vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phải niêm yết công khai tại trụ sở chính các nội dung: số lƣợng ngƣời lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà ngƣời lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí ngƣời lao động phải đóng góp để đi làm việc ở nƣớc ngoài, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của ngƣời lao động trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài.

- Khi tuyển chọn lao động tại địa phƣơng, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ đƣợc giao nhiệm vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phải xuất trình Giấy phép và thông báo với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động.

- Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với ngƣời lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi ngƣời lao động trúng tuyển đi làm việc ở nƣớc ngoài

- Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu ngƣời lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho ngƣời lao động và ngƣời lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu, học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

- Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chƣa đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho ngƣời lao động. Trƣờng hợp ngƣời lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài nữa thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ngƣời lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho ngƣời lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà ngƣời lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí

52

làm hồ sơ, học phí bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho ngƣời lao động

Khoản 2, 3 Mục V, Thông tƣ số 21/2007/TT-BLĐTBXH về ký và thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ

ghi rõ:

- Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với ngƣời lao động ít nhất 5 ngày trƣớc khi ngƣời lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của ngƣời lao động. - Doanh nghiệp dịch vụ chỉ đƣợc thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của ngƣời lao động sau khi ký Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với ngƣời lao động và ngƣời lao động đƣợc phía nƣớc ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

- Việc thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp với ngƣời lao động phải đƣợc lập thành văn bản.

- Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và ngƣời lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận.

- Trong trƣờng hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phƣơng thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung; lý do đơn phƣơng thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và ngƣời lao động, các nội dung về bồi thƣờng thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại.

- Việc hoàn trả tiền ký quỹ của ngƣời lao động khi thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài thực hiện theo hƣớng dẫn của liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

- Việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh khi thanh lý Hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài thực hiện theo hƣớng dẫn của liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội – Tƣ pháp.

53

* Quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ cho doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan

Thông tƣ liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội – Bộ tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)