Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 61 - 70)

Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách, mô hình quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan dần đƣợc hoàn thiện. Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ có sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành liên quan cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài.

Hình 3.1. Mô hình quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và lao động làm việc ở nƣớc ngoài

Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Đài Loan nói riêng có sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với các trách nhiệm và phân quyền cụ thể nhƣ sau:

Ghi chú: (mô hình thể hiện cả trƣờng hợp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan Quan hệ hợp tác Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ quản lý gián tiếp

Chính phủ Việt Nam Chính phủ nƣớc nhập cƣ Bộ LĐTBXH, Cục QLLĐNN Cục quản lý lao động nhập cƣ Doanh nghiệp XKLĐ Chủ sử dụng LĐ

Ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài Môi giới XKLĐ

Các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, nghiệp đoàn, công đoàn, quỹ hỗ trợ, quỹ bảo hiểm hỗ trợ và giúp đỡ ngƣời lao động

55

* Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

* Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

* Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo sự phân công của Chính phủ.

* Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ.

1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội :

- Chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng;

- Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch về đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và chỉ đạo thực hiện;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp XKLĐ trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng và các văn bản hƣớng dẫn liên quan;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trƣờng lao động ngoài nƣớc;

- Đàm phán trình cấp có thẩm quyền ký kết gia nhập điều ƣớc quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế; ký kết các thoả thuận quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế;

- Xây dựng và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; quy định nội dung, chƣơng trình và chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài; tổ chức bồi

56

dƣỡng cán bộ thực hiện nhiệm vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, cán bộ quản lý lao động ở nƣớc ngoài;

- Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép;

- Tổ chức, hƣớng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;

- Tổ chức và thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;

- Quy định, hƣớng dẫn chế độ báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của nhà nƣớc cho cơ quan quản lý nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc quản lý ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài bằng mã số.

- Hàng năm báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Chỉ đạo, hƣớng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài thực hiện các công tác sau: bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc sở tại phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nƣớc sở tại và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam và nƣớc đó là thành viên, phối hợp với các cơ quan chức năng trong nƣớc xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến ngƣời lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc sở tại, nghiên cứu và cung cấp thông tin để phát triển thị trƣờng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc sở tại, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trƣờng lao động ngoài nƣớc.

3. Trách nhiệm của Bộ Công an

57

- Chỉ đạo lực lƣợng công an các cấp nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Điều tra, xử lý đối với những trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

- Khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

4. Trách nhiệm của Bộ Y tế

- Quy định điều kiện để các cơ sở y tế đƣợc khám và chứng nhận sức khoẻ cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Chủ trì việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn sức khoẻ của ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài phù hợp với từng thị trƣờng lao động.

- Chủ trì định kỳ tổ chức tổng hợp và đánh giá tình hình sức khỏe của ngƣời lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài.

- Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ sở y tế trong việc tổ chức khám sức khoẻ cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chủ trì việc quy định chế độ tài chính trong lĩnh vực ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài.

6. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Chủ trì ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách vay vốn tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời lao động thuộc diện chính sách xã hội đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Chủ trì hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng cho ngƣời lao động vay vốn đi làm việc ở nƣớc ngoài.

7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Thực hiện quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tại địa phƣơng.

58

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dƣới: + Tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng;

+ Có kế hoạch đào tạo nguồn lao động và giới thiệu ngƣời lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nƣớc ngoài;

+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nƣớc tuyển lao động tại địa phƣơng và quản lý ngƣời lao động của địa phƣơng làm việc ở nƣớc ngoài;

+ Xác nhận, chứng thực các loại giấy tờ của ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp tại địa phƣơng;

+ Tổ chức tiếp nhận đăng ký hợp đồng của ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về tình hình ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài của địa phƣơng.

Sự phối hợp giữa các cơ quan trên là yếu tố quan trọng để xử lý tốt các vấn

đề liên quan đến XKLĐ và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ. Cùng với Bộ Lao động

- Thƣơng binh và Xã hội với tƣ cách là cơ quan đầu mối, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chủ trƣơng, chính sách về quản lý doanh nghiệp XKLĐ và ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, thí dụ trong các khía cạnh:

- Tham gia ý kiến với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội trong việc cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

59

- Phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp hoặc ngƣời lao động do doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài; quản lý doanh nghiệp XKLĐ và ngƣời lao động làm các ngành nghề đặc thù thuộc lĩnh vực do Bộ, ngành Trung ƣơng quản lý.

- Giải quyết các vụ việc phát sinh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật, trong đó có các công tác lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài (Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc ngoài; Bộ Công an…), xây dựng mức phí/lệ phí (Bộ y tế trong việc khám sức khỏe cho lao động), định mức hỗ trợ (Ngân hàng nhà nƣớc, Bộ Tài chính…).

Trong Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc là đơn vị có trách nhiệm giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Đơn vị này có nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý các doanh nghiệp XKLĐ nhƣ:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: a) Các văn bản chính sách liên quan đến doanh nghiệp XKLĐ, trong đó có các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực đƣợc giao; b) Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nƣớc, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

2. Thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nƣớc, của Bộ về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

3. Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

4. Hƣớng dẫn việc đăng ký hợp đồng, báo cáo đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động đƣa ngƣời lao

60

động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

5. Xây dựng và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; hƣớng dẫn nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề, ngoại ngữ; quản lý hoạt động bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật; tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

6. Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến ngƣời lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

7. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

8. Nghiên cứu, định hƣớng và thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển thị trƣờng lao động ngoài nƣớc; Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá nguồn lao động và khả năng cung ứng lao động của Việt Nam với thị trƣờng lao động ngoài nƣớc. Chủ trì tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Hình 3.2. Cơ cấu bộ máy của Cục quản lý lao động ngoài nƣớc

61

Trong Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc,Phòng Đài Loan – Châu Mỹ là đơn vị có trách nhiệm giúp Cục trƣởng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trƣờng Đài Loan, với các nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Nghiên cứu chính sách, pháp luật và các điều kiện tiếp nhận lao động Việt Nam; đề xuất các giải pháp khai thác, mở rộng và phát triển thị trƣờng, các quy định về điều kiện đƣa lao động Việt Nam sang Đài Loan; Đề xuất ký kết các văn bản thỏa thuận về hợp tác lao động giữa Việt Nam với vùng lãnh thổ Đài Loan.

2. Hƣớng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có chức năng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở Đài Loan tiếp cận thị trƣờng, ký kết và thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Đài Loan.

3. Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ban quản lý lao động tại Đài Loan. 4. Hƣớng dẫn và xử lý đăng ký hợp đồng và báo cáo đƣa ngƣời đi lao động đi làm việc ở khu vực thị trƣờng đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm tra, giám sát và quản lý công tác tuyển chọn và đào tạo của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đƣợc phép đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở khu vực thị trƣờng đƣợc giao.

6. Nghiên cứu, xây dựng quy định về chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động đi làm việc ở khu vực thị trƣờng đƣợc giao.

7. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình, biện pháp quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động Việt Nam làm việc tại khu vực thị trƣờng đƣợc giao và chỉ đạo thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt; Theo dõi, nắm tình hình và đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến ngƣời lao động Việt Nam làm việc tại khu vực thị trƣờng đƣợc giao; Theo dõi, giám sát, đánh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)