Một số giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 93 - 99)

Chấn chỉnh vi phạm trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động của doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan

Thực tế, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp tuyển lao động sang Đài Loan không đăng ký hoặc không trực tiếp tuyển chọn lao động; công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời lao động chƣa thực hiện nghiêm túc. Nhiều cá nhân, tổ chức mƣợn danh xuất khẩu lao động, thậm chí để tổ chức nƣớc ngoài “núp bóng” hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Để chấn chỉnh hoạt động này, cần nghiêm túc

87

thực hiện giải pháp đã đề ra là: Mỗi doanh nghiệp chỉ đƣợc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho 3 chi nhánh có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động xuất khẩu. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra năng lực cơ sở đào tạo của doanh nghiệp còn bị bỏ ngỏ. Do vậy, Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội cần tăng cƣờng tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở đào tạo để đánh giá năng lực thực tế. Trƣờng hợp phát hiện số lao động xuất khẩu cao hơn quy mô đào tạo, doanh nghiệp phải bị đình chỉ xuất khẩu lao động hoặc bị tiến hành kiểm tra toàn diện.

Đồng thời, cần rà soát, chấn chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ; Đầu tƣ cơ sở đào, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động tại những doanh nghiệp, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, có phẩm chất tốt. Giải thể hoặc sáp nhập các tổ chức chồng chéo, các văn phòng đại diện hoạt động sai chức năng, nhiệm vụ hoặc kém hiệu quả của những doanh nghiệp có nhiều đầu mối.

Khuyến khích những doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, không ngừng tăng cường năng lực cho doanh nghiệp XKLĐ

Để nâng cao năng lực, khá năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XKLĐ và chuyên gia, đòi hỏi phải chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp này đảm bảo phát triển, có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá IX với những mục tiêu chính đặt ra, cần thực hiện nhƣ sau: Đầu tƣ xây dựng một số doanh nghiệp mạnh, có đủ điều kiện phát triển thị trƣờng, cạnh tranh, đấu thầu quốc tế; sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại, bảo đảm hoạt động có hiệu quả về XKLĐ; thu gọn các đầu mối, cơ sở XKLĐ và chuyên gia.

Cần nâng cao điều kiện cấp phép đối với các doanh nghiệp XKLĐ: tăng vốn điều lệ; quy định số lƣợng tối thiểu cán bộ chuyên trách có đủ trình độ; có khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng XKLĐ; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho ngƣời lao động trƣớc khi đi.

88

Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nƣớc cần tích cực tạo điều kiện hỗ trợ phát triển thị trƣờng lao động ngoài nƣớc và xử lý các rủi ro ở nƣớc ngoài vƣợt quá khả năng của doanh nghiệp.

Cần sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách tài chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ hơn về tiền môi giới,.... Quy định mức tiền lƣơng và thu nhập tối thiểu của ngƣời lao động đối với từng thị trƣờng, khu vực, mức phí dịch vụ. Có chính sách tái đầu tƣ thuế cho doanh nghiệp để khai thác thị trƣờng và đầu tƣ đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.

Cần xây dựng một số doanh nghiệp mạnh về XKLĐ. Trong đó các doanh nghiệp chủ động đầu tƣ cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ. Các Bộ, ngành, địa phƣơng chủ quản hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc. Nhà nƣớc cung cấp thông tin, ƣu tiên hỗ trợ trong việc thâm nhập thị trƣờng mới.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phƣơng để có nguồn lao động đáp ứng thị trƣờng; Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn kinh phí chƣơng trình mục tiêu việc làm và các chƣơng trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn lao động...

Tăng cường vai trò, chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan:

- Phối hợp với cơ quan ngoại giao tìm kiếm cơ hội mở các thị trƣờng mới, cũng nhƣ những lĩnh vực ngành nghề mới đem lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động;

- Rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài (trong đó tập trung kiểm tra các chi nhánh, đầu mối hoạt động không có đăng ký hoặc vƣợt quá số lƣợng quy định).

- Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (đặc biệt đối với các công

89

ty không trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của ngƣời lao động, không phối hợp giải quyết kịp thời các phát sinh của ngƣời lao động, không tuân thủ quy định về chế độ báo cáo), thu hồi giấy phép đối với những doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hoặc hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực này;

- Xây dựng quy chế phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tại các địa phƣơng;

- Cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng giảm bớt hồ sơ, giấy tờ thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, song vẫn đảm bảo việc quản lý hoạt động đƣa lao động đi của doanh nghiệp.

Đối với thị trƣờng Đài Loan, Cục cần xác định nhiệm vụ cụ thể gồm: Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Bộ về đƣa lao động sang làm việc tại Đài Loan; theo dõi giám sát việc thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, quản lý và giải quyết phát sinh, khiếu nại của ngƣời lao động: giải quyết triệt để từng trƣờng hợp khiếu nại, đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty không trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của ngƣời lao động, không phối hợp giải quyết kịp thời các phát sinh của ngƣời lao động; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng phía Đài Loan đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi lao động bỏ trốn về nƣớc; ngăn chặn lao động phát sinh trốn mới thông qua việc thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lao động bỏ trốn và công bố công khai trên các phƣơng tiện đại chúng. Đồng thời, hƣớng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc đƣa lao động là thuyền viên tàu cá gần bờ, giúp việc gia đình sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian tới.

Giải quyết tốt các khiếu nại, tranh chấp

Hiện nay, việc giải quyết đơn thƣ, tranh chấp giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp dịch vụ chủ yếu do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở Trung ƣơng thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng chƣa thực hiện triệt để chức năng giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp dịch vụ. Cần quy định trách nhiệm và trình tự phối hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng với cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng

90

và giám sát việc thực hiện giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp dịch vụ. Cần quy định cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện này, hầu hết các địa phƣơng chƣa thực hiện chức năng thanh, kiểm tra hoạt động này của các doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

Thực tế, việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp thuộc về doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nƣớc đóng vai trò giám sát việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Do vậy, cần thiết ban hành văn bản pháp luật quy định việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định của Luật khiếu nại. Trƣờng hợp doanh nghiệp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 01 mà ngƣời lao động vẫn tiếp tục khiếu nại lần 01, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tranh chấp của ngƣời lao động.

Xếp hạng doanh nghiệp XKLĐ

Việc ban hành một hệ thống chỉ tiêu đánh giá phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí phản ảnh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ sẽ giúp công tác quản lý doanh nghiệp của cơ quan chức năng nhà nƣớc sẽ đƣợc thuận tiện hơn, từ đó giúp cơ quan chức năng nhà nƣớc xếp hạng doanh nghiệp và có các chính sách cụ thể đối với từng nhóm đối tƣợng doanh nghiệp khác nhau.

Theo kinh nghiệm của Đài Loan và căn cứ vào đặc thù Việt Nam, các tiêu chí đánh giá có thể theo 6 nội dung sau: Phát triển thị trƣờng; Năng lực cạnh tranh; Tuyển chọn và đào tạo; Quản lý lao động ngoài nƣớc; Hiệu quả kinh tế - xã hội; Tuân thủ pháp luật.

Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc hàng năm sẽ thực hiện đánh giá xếp hạng đối với các doanh nghiệp dựa trên các nguồn số liệu theo dõi của Cục. Kết quả xếp hạng sẽ đƣợc công bố trên trang thông tin điện tử của Cục và thông báo cho các

91

doanh nghiệp cũng nhƣ địa phƣơng bằng văn bản vào cuối kỳ. Tùy theo số điểm doanh nghiệp đạt đƣợc sẽ chia thành 5 nhóm doanh nghiệp, xếp thứ tự từ cao đến thấp. Nhóm doanh nghiệp có số điểm thấp nhất thể hiện hoạt động kém hiệu quả nhất sẽ đƣợc xem xét để có những biện pháp chấn chỉnh phù hợp.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ sang thị trường Đài Loan

Đây là công việc phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, sâu rộng, minh bạch nhằm đƣa thông tin về mọi khía cạnh liên quan đến XKLĐ đến đƣợc ngƣời lao động. Các thông tin phải chính xác, dễ hiểu, đầy đủ, kịp thời nhất là những thông tin có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động khi tham gia chƣơng trình XKLĐ của doanh nghiệp. Cách thông tin, tuyên truyền phải đƣợc thực hiện theo nhiều kênh khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, lời nói hay hình ảnh để ngƣời lao động dễ nắm bắt và tiếp thu tốt nhất.

Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cƣờng hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin đầy đủ, kịp thời về:

(i) Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các quy định pháp luật về XKLĐ và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành và ngƣời lao động;

(ii) Thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trƣờng và tiêu chuẩn lao động để ngƣời lao động chủ đông đầu tƣ học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động quốc tế nói chung và thị trƣờng Đài Loan nói riêng;

(iii) Đƣa tin, bài liên quan đến hoạt động XKLĐ và chuyên gia tạo điều kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trƣờng LĐ ngoài nƣớc, tạo ra thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lao động trên thị trƣờng quốc tế. Tổng kết và phổ biến các mô hình, cách làm hay, có hiệu quả trong hoạt động XKLĐ và chuyên gia, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hiện tƣợng tiêu cực, những vi phạm trọng XKLĐ và chuyên gia đồng thời vẫn đảm bảo quan hệ hợp tác, đối ngoại với các nƣớc, không làm phƣơng hại đến phát triển thị trƣờng.

92

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)