Định hƣớng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 70 - 74)

Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động phát triển thị trường

Phát triển thị trƣờng là hoạt động đầu tiên đồng thời cũng là khâu quan trọng trong quy trình XKLĐ. Doanh nghiệp cần đầu tƣ để phát triển thị trƣờng XKLĐ bền vững cần có những bƣớc đi thích hợp trên cơ sở nguồn lao động xuất khẩu, điều kiện cụ thể của thị trƣờng tiếp nhận và năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trƣờng của các doanh nghiệp XKLĐ.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao nghiên cứu nhu cầu và pháp luật về nhận lao động nƣớc ngoài của các nƣớc, vận động các nƣớc tiếp nhận lao động Việt Nam và ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận về hợp tác lao động với Đài Loan. Thỏa thuận hợp tác đó đã mở ra các thị trƣờng mới cho lao động Việt Nam sang làm việc và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hai bên quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo để góp phần đƣa đƣợc nhiều lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nƣớc ngoài, đẩy mạnh việc đƣa lao động đi làm việc tại Đài Loan đồng thời tích cực phối hợp với cơ quan ngoại giao tìm kiếm cơ hội mở những lĩnh vực ngành nghề mới (nhƣ giúp việc gia đình) và cả những ngành nghề có khả năng đem lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo nguồn và tuyển chọn lao động xuất khẩu:

Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải trực tiếp tuyển chọn, thông báo công khai các chỉ tiêu, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ ngƣời dự tuyển để ngƣời lao động nắm bắt đƣợc các thông tin chính xác về chƣơng trình XKLĐ, việc tuyển

64

chọn có thể thực hiện qua nhiều bƣớc và bằng nhiều cách nhƣng cần đảm bảo tuyển đƣợc đúng ngƣời, đúng đối tƣợng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng Đài Loan.

Trong công tác này, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội đã có chủ trƣơng cho phép và hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân trung gian theo quy định của pháp luật, tuy vậy việc phỏng vấn ngƣời lao động phải đƣợc tiến hành trực tiếp bởi doanh nghiệp XKLĐ.

Đặc biệt, nhằm vừa tạo nguồn lao động xuất khẩu vừa gắn với công tác ưu

tiên lao động hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành

Quyết định số 71/2009/QĐ – TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (Đề án 71). Đề án này tập trung hỗ trợ 64 huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành một khoản ngân sách 4.715 tỷ đồng, trong đó phần vốn hỗ trợ ngƣời lao động là 1.542 tỷ đồng, vốn tín dụng ƣu đãi là 3.173 tỷ đồng để thực hiện Đề án, trong đó có nguồn kinh phí hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết, tiền sinh hoạt phí, đi lại, đồ dùng cá nhân thiết yếu... cho ngƣời lao động thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số.

Hộp 3.1 Chỉ tiêu của Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

- Giai đoạn 2009 – 2010: thực hiện thí điểm đƣa 10 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nƣớc ngoài (bình quân mỗi năm sẽ đƣa khoảng 5.000 lao động), trong đó: khoảng 80% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; khoảng 70% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 8.000 hộ nghèo (giảm 2,8% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo).

- Giai đoạn 2011 – 2015: đƣa 50 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nƣớc ngoài (bình quân mỗi năm sẽ đƣa đƣợc khoảng 10.000 lao động), trong đó: khoảng 90% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; khoảng 80% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 45.000 hộ nghèo (giảm 15,6% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo).

65

- Giai đoạn 2016 – 2020: tăng 15% tổng số ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài so với giai đoạn 2011 – 2015, trong đó khoảng 95% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo. Nguồn: Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, phê duyệt theo Quyết định số 71/2009/QĐ – TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng chính phủ

Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội đã hƣớng dẫn triển khai dự án Hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề, đã triển thực hiện “Dự án hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng”, thực hiện trên tất cả các tỉnh trong cả nƣớc, nhằm hỗ trợ tất cả những lao động là ngƣời hộ nghèo và là đối tƣợng chính sách xã hội không thuộc 64 huyện nghèo.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng

kiến thức cần thiết cho lao động:

Đây là công việc bắt buộc doanh nghiệp phải làm đối với lao động đã trúng tuyển. Theo nhu cầu của chủ sử dụng lao động nƣớc ngoài, doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo hoặc tái đào tạo nghề, dạy hoặc bổ túc ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài nhằm đảm bảo chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu. Trong quá trình đào tạo và giảng dạy đồng thời tiến hành theo dõi, sàng lọc đối với các lao động không đáp ứng yêu cầu về năng lực, ý thức ký luật.

Thời gian qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan tập trung số lƣợng lớn ở một số lĩnh vực yêu cầu về tay nghề không cao. Điều này đã ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng phát triển lâu dài của lao động. Để cải thiện vấn đề này và để đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe hơn của thị trƣờng, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai một số chƣơng trình đào tạo lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣ thí điểm hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nghèo đi làm việc ở nƣớc ngoài. Do vậy, một số doanh nghiệp đã đầu tƣ, xây dựng trƣờng, trung tâm đào tạo

66

để nâng cao tay nghề, bồi dƣỡng ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động. Qua đó, đã hình thành và đang phát triển một hệ thống các trƣờng, trung tâm đào tạo lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bƣớc đƣợc nâng lên, số lƣợng lao động có nghề đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng hơn trƣớc.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành các quy định và giáo trình bồi dƣỡng kiến thức cần thiết phù hợp với từng thị trƣờng cụ thể và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo bồi dƣỡng theo chƣơng trình quy định, nhiều doanh nghiệp đã chủ động bổ sung các nội dung đặc thù rút ra từ kinh nghiệm đƣa lao động đi để giảng dạy cho ngƣời lao động.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động trƣớc khi xuất cảnh đi làm việc ở nƣớc ngoài, đảm bảo tất cả ngƣời lao động trƣớc khi ra nƣớc ngoài làm việc đều nắm đầy đủ các thông tin về các điều kiện, chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ các chính sách của cả Việt Nam và Đài Loan liên quan đến ngƣời lao động trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài. Trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng chỉ đạo dành nhiều thời gian và tài chính để tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao năng lực, trang bị kiến thức cho cán bộ địa phƣơng và ngƣời lao động về xuất khẩu lao động.

Công tác định hướng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp gắn liền với công tác định hướng, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, qua đó giảm bớt các

gánh nặng và sức ép cho doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ và các Bộ ngành cũng

ban hành nhiều chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, đặc biệt là các đối tƣợng chính sách xã hội, bao gồm:

- Chính sách cho ngƣời lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nƣớc ngoài: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai cho ngƣời lao động trong cả nƣớc đƣợc vay tín dụng với các điều kiện thuận lợi. Ngân hàng chính sách xã hội có chính sách tín dụng với lãi suất ƣu đãi dành cho ngƣời lao động thuộc hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách xã hội;

67

- Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời thuộc diện chính sách xã hội học nghề đi làm việc ở nƣớc ngoài (theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo), miễn học phí tham gia khóa bồi dƣỡng kiến thức cần thiết trƣớc khi đi (theo quy định tại Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc);

- Chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù và nghề kỹ thuật cao mà thị trƣờng nƣớc ngoài có nhu cầu (theo chƣơng trình nâng cao năng lực dạy nghề);

- Chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Chính phủ và các bộ ngành cũng tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo Nghị quyết số 52/2013/QH13. Bên cạnh các biện pháp thông tin thông qua các cơ quan chính quyền các địa phƣơng, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và qua các trang thông tin điện tử của các cơ quan liên quan, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã ký kết chƣơng trình phối hợp với các đoàn thể xã hội nhƣ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Trung ƣơng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến tận cơ sở. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phƣơng tổ chức hàng chục hội nghị tại cơ sở có sự tham gia trực tiếp của ngƣời lao động để phổ biến các quy định của pháp luật. Tại Đài Loan, Cục quản lý lao động ngoài nƣớc đã phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền Đài Loan tổ chức nhiều hoạt động phổ biến thông tin trực tiếp đến hàng chục ngàn lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)