Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 49 - 50)

Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp sau đây:

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc và các cơ sở dữ liệu trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu của Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

- Luận văn sử dụng kết quả của một số cuộc phỏng vấn với những ngƣời làm công tác nghiên cứu, quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ, từ đó hình thành các ý tƣởng, nhận định khách quan toàn diện phục vụ nghiên cứu.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp tổng hợp-phân tích: Tổng hợp số liệu lao động Việt Nam đi XKLĐ qua các thời kỳ để so sánh sự tăng trƣởng và phân tích xu thế phát triển chung cũng nhƣ phát triển riêng đối với từng thị trƣờng. Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu, các số liệu điều tra khảo sát, đồng thời áp dụng một cách khoa học các quy trình xử lý tài liệu, mô tả phân tích theo yêu cầu nội dung nghiên cứu, đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, liên ngành trong quá trình xử lý các số liệu.

- Phƣơng pháp phân kỳ lịch sử (chia thành các giai đoạn với những đặc trƣng nổi bật) để đánh giá tổng quan thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong những năm qua.

- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp, đặc biệt để nghiên cứu kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của nƣớc ngoài. Các nƣớc và vùng lãnh thổ đƣợc lựa chọn là: Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) là những nền kinh tế ở các trình độ phát triển khác nhau, có những mục tiêu và định hƣớng đối với công tác XKLĐ khác nhau.

Hàn Quốc định hƣớng xuất khẩu những lao động có tay nghề cao, chủ yếu sang làm việc ở những nền kinh tế phát triển khác, các công ty XKLĐ của Hàn

43

Quốc cũng hoạt động trong một môi trƣờng luật pháp, kinh tế-xã hội phát triển, có trình độ quản lý cao; Ấn Độ và Philippines định hƣớng xuất khẩu lao động nhiều ngành nghề (từ đơn giản đến phức tạp) sang nhiều thị trƣờng ở các trình độ phát triển khác nhau, tuy nhiên trình độ quản lý và kinh nghiệm của các công ty XKLĐ của hai nƣớc này đƣợc xem là cao hơn so với các công ty của Việt Nam nên đòi hỏi yêu cầu quản lý nhà nƣớc ở mức độ khác. Từ việc nghiên cứu các trƣờng hợp của Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines, luận văn sẽ rút ra đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt về chính sách quản lý các doanh nghiệp XKLĐ có ý nghĩa thiết thực và khả thi đối với Việt Nam.

Việc nghiên cứu trƣờng hợp Đài Loan không tập trung vào các doanh nghiệp XKLĐ mà các doanh nghiệp môi giới (các doanh nghiệp trung gian trong việc tuyển dụng lao động nƣớc ngoài tại Đài Loan) ở một vấn đề hết sức cụ thể song cần thiết là hệ thống phân loại các doanh nghiệp này. Kinh nghiệm của Đài Loan đem lại những gợi mở chính sách thiết thực và cụ thể liên quan đến công tác phân loại đối với các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam sang chính thị trƣờng này, từ đó lựa chọn đƣợc các doanh nghiệp dịch vụ có chất lƣợng tốt, đáp ứng yêu cầu của công tác XKLĐ, đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động.

- Phƣơng pháp dự đoán và ƣớc lƣợng để đánh giá triển vọng của hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan trong thời gian tới.

Luận văn xây dựng các cấu trúc sơ đồ để mô phỏng quá trình quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ.

Các công cụ sử dụng là các phƣơng pháp thống kê đơn giản thể hiện qua các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)