7. Kết cấu của khóa luận
3.4.2. Đào tạo nhân viên phục vụ khác
Đối với nhân viên Marketing thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản, ta cần tổ chức đào tạo chuyên nghịêp có khả năng biên tập, soạn thảo các nội dung tuyên truyền, quảng cáo, có khả năng tác động vào tâm lí, thị hiếu của du
N
NgguuyyễễnnTThhịịTThhắắmm--VVhh990033 74
khách Nhật Bản. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu sâu thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản, đặc biệt là tâm lý và đặc điểm tiêu dùng của họ.
Các nhân viên phục vụ khách sạn cần đƣợc trau dồi nghiệp vụ. Đặc biệt nhân viên lễ tân là bộ phận trực tiếp đón khách nên phải có trình độ chuyên môn cao. Các nhân viên khác trong khách sạn cũng phải thƣờng xuyên học các lớp nâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng kịp đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách.
Tổ chức lớp học ngắn hạn đào tạo chuyên môn cho các nhân viên bán hàng, tạo cho họ thói quen phục vụ khách du lịch lịch sự, hiếu khách và để lại ấn tƣợng tốt cho khách.
Nói chung để phục vụ tốt nhất khách du lịch Nhật Bản thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ cần phải chú ý những điểm mấu chốt sau:
Đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn và ngoại ngữ tiếng Nhật cho những nhân viên chuyên về nghiên cứu, Marketing thị trƣờng Nhật Bản.
Đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên phục vụ khách Nhật Bản chuyên nghiệp có kỹ năng cao, hiểu biết và có trình độ tiếng Nhật tốt.
Có chính sách và chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng thoả đáng cho nhân viên và khuyến khích họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Có chƣơng trình hợp tác thƣờng xuyên với chính phủ Nhật Bản, các tổ chức xã hội,các hãng lữ hành, khách sạn lớn ở Nhật trong việc đào tạo nhân viên phục vụ của Việt Nam phù hợp với phong cách ngƣời Nhật Bản. Tổng cục du lịch cần hợp tác với JNTO để tổ chức thƣờng xuyên các xemina, hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên trong ngành du lịch Việt Nam tiến hành trao đổi kĩ năng qua việc gửi các đoàn cán bộ, nhân viên đƣợc khảo sát thực tế tại các công ty điều hành tour, hãng lữ hành, khách sạn ở Nhật Bản