Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 73 - 79)

3.3.2.1.Yêu cầu, mục tiêu

Đánh giá nhằm giúp ĐNGV tự nhìn lại chính mình và tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó bản thân GV sẽ xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, HT xếp loại GV theo định kỳ và đó cũng là cơ sở để phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV.

Qua kiểm tra, đánh giá giúp cho HT xem xét quyết định của mình có phù hợp, có sát thực hay không để có những chấn chỉnh, điều tiết kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong chu trình quản lý. Kiểm tra nhằm tác động vào trách nhiệm, quyền hạn, hành vi của GV trong quá trình thực thi nhiệm vụ được phân công phụ trách nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác của họ.

Kiểm tra, đánh giá giúp ngăn ngừa những sai sót vì có thể phát hiện những nguy cơ sai sót. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Kiểm tra khéo léo thì bao nhiêu

khuyết điểm sẽ lòi ra hết, lần sau khuyết điểm sẽ bớt đi”. Hơn nữa, thông qua kiểm

tra, đánh giá để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, cung cấp các tư liệu cho các hoạt động quản lý khác trong nhà trường.

Đánh giá GV dựa trên chuẩn nghề nghiệp nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá các yêu cầu theo chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho GV được đánh giá và các cấp quản lý giáo dục nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đồng thời khắc phục những yếu kém và động viên các mặt mạnh mà GV đã làm được.

Nghị quyết TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao CL, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” [12].

ĐNGV THPT là nguồn nhân lực sư phạm dồi dào, là nền tảng quyết định đến sự phát triển giáo dục bậc THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, để duy trì và nâng cao CL đội ngũ, một việc hết sức quan trọng đối với HT các trường THPT là thường xuyên đánh giá GV để nắm được năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng GV. Trên cơ sở đánh giá, HT các trường tiến hành xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách phù hợp và kịp thời nhằm giúp cho ĐNGV không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác đánh giá, phân loại nhà giáo đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực, khuyến khích đội ngũ nhà giáo không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS. Tuy nhiên, công tác đánh giá GV hằng năm còn bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là: nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và CBQL giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang, ngại nói thẳng; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, đôi lúc còn nặng định tính hơn định lượng nên dẫn đến đánh giá thiếu chính xác, khách quan, công bằng, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ nhà giáo.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, các trường THPT huyện Đầm Dơi cần đổi mới công tác đánh giá như phải có những minh chứng, đánh giá bằng định

lượng cụ thể. Trong khi kiểm tra, đánh giá cần khách quan, công bằng thì kết quả đánh giá mới phản ánh đúng thực chất của vấn đề cần đánh giá. Từ đó, giúp cho HT có cái nhìn khái quát, tổng thể về CL của ĐNGV đang quản lý để có biện pháp giúp đỡ và thúc đẩy ĐNGV hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách, góp phần thúc đẩy các hoạt động giảng dạy và giáo dục HS trong đơn vị đạt hiệu quả cao.

3.3.2.2. Nội dung thực hiện

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình. Chương trình dạy học là văn bản pháp quy, là những quy định bắt buộc mọi GV phải tuân theo. Tiến hành kiểm tra, đánh giá xem ĐNGV của đơn vị mình quản lý thực hiện chương trình dạy học như thế nào để từ đó có giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà GV đang gặp phải.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến trình dạy học theo phân phối chương trình giảng dạy các môn học được quy định. Kiểm tra, đánh giá để biết được việc thực hiện chương trình có đầy đủ, kịp thời, có bị cắt xén chương trình không. Thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình sẽ tạo điều kiện cho ĐNGV có ý thức cao trong việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hoạt động dạy học.

Kiểm tra, đánh giá công tác soạn giảng, khâu chuẩn bị bài trước giờ giảng dạy của GV. Thực hiện hoạt động soạn giảng cần đảm bảo những nội dung: Xác định đúng mục tiêu bài dạy, đối tượng HS; xác định rõ ràng những công việc cần chuẩn bị của thầy và trò; ước lượng được các hoạt động chính diễn ra trong giờ dạy; xác định được phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng HS đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Vận dụng sáng tạo các bước lên lớp phù hợp với từng đối tượng HS, từng tiết dạy cụ thể.

Kiểm tra nội dung đã đảm bảo đúng đường lối chủ trương, đủ kiến thức trọng tâm của bài và đảm bảo tính khoa học, hệ thống.

Kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy trên lớp thể hiện: Nề nếp, vệ sinh, tổ chức lớp học; việc đảm bảo nội dung bài dạy: truyền đạt kiến thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng thực hành, công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm; việc vận dụng đa dạng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS;

đánh giá chung bài dạy của thầy, thái độ học tập và kết quả đạt được của HS qua từng tiết dạy.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV: Thực hiện đầy đủ ngày giờ công lao động, tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nề nếp ra vào lớp; có ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định; có chấm, chữa và trả bài đầy đủ theo quy định.

Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện thông qua kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ và kết quả học lực, hạnh kiểm của HS cuối kỳ và cuối năm.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mặt công tác khác như: Công tác chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, chuyên đề; ý thức tham gia các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể; công tác bồi dưỡng thường xuyên, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV; công tác viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và công tác quản lý lớp.

3.3.2.3. Các bước thực hiện

+ Bước chuẩn bị:

HT nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra và định ra những tiêu chuẩn kiểm tra theo đúng quy định.

Nêu cụ thể mục đích của công tác kiểm tra: là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới. Kiểm tra nhằm mục đích giúp HT tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần củng cố và phát triển nhà trường.

Xác định rõ nội dung cần kiểm tra: hoạt động giảng dạy và học tập, việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, công tác kiểm tra và đánh giá xếp loại,...

Căn cứ vào mục đích và nội dung kiểm tra, HT đưa ra kế hoạch cụ thể: đối tượng kiểm tra, hình thức kiểm tra, phương thức kiểm tra, thời gian và địa điểm kiểm tra,...

+ Bước tiến hành kiểm tra, đánh giá:

HT nhà trường quán triệt cho ĐNGV biết mục đích, yêu cầu và nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá để GV chuẩn bị. Để đảm bảo sự đánh giá khách quan, công bằng,

chính xác, HT nhà trường có thể kết hợp cả hai hình thức kiểm tra: kiểm tra có thông báo và kiểm tra đột xuất.

Bên cạnh đó HT còn thực hiện việc nắm bắt tình hình thực tế, xem báo cáo, xem xét hồ sơ theo tổ chuyên môn, kiểm tra các nội dung khác liên quan đến GV được kiểm tra.

Công bố kết quả kiểm tra, đánh giá, đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp của GV cấp THPT, HT kết luận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng GV được kiểm tra, đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, chưa đạt chuẩn. Đối với GV bị xếp loại ở mức thấp, phải tìm ra hạn chế, nguyên nhân của hạn chế (chủ quan, khách quan) và đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót.

Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng của chu trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa cho cả hai phía: nhà quản lý và đối tượng quản lý. Nhờ công tác kiểm tra, đánh giá mà chủ thể quản lý thu thập được thông tin phản hồi về việc ban hành các quyết định của nhà quản lý có phù hợp hay không phù hợp với đối tượng quản lý, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá nhà trường sẽ đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ ĐNGV từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao CL giáo dục. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá hỗ trợ rất tốt cho việc tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch của nhà trường được tiến hành nghiêm túc, trôi chảy và đạt hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV, công tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên thì mới mang lại kết quả tích cực, khách quan.

Song song với công tác đánh giá thường xuyên theo kế hoạch đối với ĐNGV, việc đánh giá GV định kỳ hay hàng năm căn cứ trên chuẩn nghề nghiệp được quy định tại Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT là nội dung chủ đạo và thật sự cần thiết để đánh giá toàn diện những mặt mạnh cũng như những hạn chế mà ĐNGV đã thực hiện trong cả năm học.

Quy trình đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Đối chiếu với chuẩn mỗi GV tự nhận xét, đánh giá những việc làm

được và chưa làm được của mình trong suốt học kỳ hoặc năm học. GV tự cho điểm tương ứng với các nội dung tự đánh giá, theo phụ lục 1.

Bước 2: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và nguồn minh chứng do

GV cung cấp, tập thể tổ chuyên môn nơi GV công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của GV được đánh giá, tiến hành kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của GV, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh, góp ý và cho điểm từng nội dung theo tiêu chuẩn đánh giá. Tổ biểu quyết và thống nhất kết quả mà GV đã làm được, theo phụ lục 2 và 3.

Bước 3: HT xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi GV và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại GV theo phụ lục 4. Kết quả đánh giá được thông báo cho GV, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Tóm lại, đánh giá GV định kỳ, hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp giúp cho HT

nhà trường có cái nhìn tổng thể, toàn diện về đội ngũ của mình đang quản lý. Trên cơ sở đánh giá, HT nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV, cũng là cơ sở để HT phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của từng GV, góp phần tích cực trong công tác xây dựng đội ngũ của mỗi nhà trường.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để kiểm tra, đánh giá ĐNGV cấp THPT đem lại hiệu quả tích cực, khách quan cần có các điều kiện hỗ trợ như sau:

- Xây dựng được kế hoạch, xác định đối tượng, nội dung, thời gian tiến hành công tác kiểm tra.

- Chọn lựa người kiểm tra, đánh giá có tư tưởng đạo đức tốt, gương mẫu trong công tác giảng dạy và giáo dục HS, có trình độ chuyên môn vững vàng, được tập thể tính nhiệm, có tâm huyết với nghề, với công tác kiểm tra, đánh giá.

- Lập dự trù kinh phí theo quy định để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. - Quá trình kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc, khách quan, công bằng và có sự thống nhất và tập trung cao trong việc kiểm tra, đánh giá.

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ, đúng quy chế, không được trù dập, cá nhân, định kiến.

3.3.3. Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch tự bồi dưỡngcủa GV

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)