Những yêu cầu về quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 25)

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và CBQL là khâu then chốt và GD & ĐT” [11].

Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của BCH TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT nêu rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và CBQL giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và CBQL giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác” [11].

Nghị quyết số 44/ NQ – CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 của chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.”

Kế hoạch hành động của ngành giáo dục của Bộ GD & ĐT thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI đã khẳng định: “ Bộ GD & ĐT chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục từ mầm non đến đại học;

phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đầu ngành cho các cấp học và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT”.

Kế hoạch số 22 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI khẳng định: “Không ngừng phát triển đội ngũ GV, giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đủ về SL, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về CL để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV mầm non và phổ thông vững mạnh, đảm bảo về cả chính trị, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới”.

1.3.2. Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.3.2.1. Đủ về số lượng

SL GV ở các trường THPT công lập phải đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp ở từng địa phương. Bộ GD & ĐT có thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/ BGD&ĐT –BNV hướng dẫn cách xác định số lượng GV ở các trường THPT công lập là 2,25 GV/lớp.Theo quy định này số GV ở các trường THPT làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Việc xác định SL GV ở các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện theo cách sau:

SL GV theo nhu cầu = số lớp x 2,25/lớp; đảm bảo tỉ lệ 20 HS/GV.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường THPT mặc dù có SL GV đạt so với số lớp nhưng tình trạng thiếu GV cục bộ vẫn diễn ra. Nhiều GV phải dạy kê những phân môn gần giống môn chính. GV dạy môn Sinh có thể dạy kiêm nhiệm môn Công nghệ khối 10; GV dạy môn Lý kiêm nhiệm Công nghệ khối 11,12. Điều này gây không ích khó khăn về thời gian cũng như chuyên môn của từng GV.

Chuẩn bị năm học mới HT căn cứ vào tổng số lớp, số GV hiện có sau khi trừ đi số GV nghỉ theo chế độ, số GV luân chuyển đến và đi, xác định SL GV cần bổ sung đảm bảo công tác giảng dạy trong nhà trường.

Cơ cấu GV được xác định dựa trên các yếu tố: chuyên môn, trình độ đào tạo, độ tuổi và giới tính.

- Cơ cấu theo chuyên môn: được hiểu đó là tổng số GV có trên một môn học ở

cấp THPT. Để có cơ cấu chuyên môn phù hợp, HT phải xác định được tỷ lệ thừa, thiếu đảm bảo định mức chung. Nếu không điều chỉnh được tỷ trọng GV bộ môn sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: đó là việc xác định trình độ đào tạo của GV

trong đơn vị. Ở cấp THPT GV có thể có các trình độ đào tạo: đại học sư phạm hoặc GV được đào tạo cử nhân trở lên nhưng có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Trình độ chuẩn ở các cơ sở giáo dục THPT là đại học sư phạm hoặc tương đương. Công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá đang được triển khai một cách sâu rộng, đòi hỏi mỗi GV phải biết thay đổi chính mình để đáp ứng yêu cầu nội dung giảng dạy theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa. Vì vậy hình thức bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề nâng cao của bộ môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện tại là điều rất quan trọng đối với các nhà trường trong hiện tại cũng như hướng đến tương lai.

- Cơ cấu theo độ tuổi:

Việc xác định cơ cấu GV theo nhóm tuổi có ý nghĩa quan trọng. Cơ cấu theo độ tuổi là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của nhà trường để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung. Ngoài ra, thâm niên nghề nghiệp phải đảm bảo đủ các độ tuổi, có tính kế thừa, thay thế khi GV nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

- Cơ cấu theo giới tính:

Đa phần các cơ sở giáo dục đều có tỷ lệ GV nữ nhiều hơn GV nam. Nếu chỉ xem xét về SL giữa nam GV và nữ GV không ảnh hưởng đến CL đội ngũ trong nhà trường. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ về tâm lý, đặc tính, chế độ làm việc đặc thù của nữ giới, thiên chức sinh con, công tác đào tạo, bồi dưỡng,...đều có ảnh hưởng rất lớn đến ĐNGV,CL giáo dục trong nhà trường. Điều quan trọng HT phải nắm được đặc tính của giới tính để bố trí, sắp xếp công việc hài hòa, đảm bảo được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục một cách có hiệu quả.

1.3.2.3.Chất lượng

Theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD & ĐT quy định chuẩn về CL GV THPT hiện nay bao gồm:

- Chuẩn về trình độ chuyên môn sư phạm. - Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm.

- Chuẩn về phẩm chất đạo đức, tư cách nhà giáo.

Trong bài viết “Chất lượng giáo viên” (2001), tác giả Trần Bá Hoành đã đề xuất cách tiếp cận CLGV từ các góc độ: Đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng GV, CLGV và CL ĐNGV, các thành tố tạo nên CLGV là phẩm chất và năng lực. Theo tác giả, phẩm chất của GV được thể hiện ở thế giới quan, nhân sinh quan, lòng yêu nghề, mến trẻ; năng lực của GV bao gồm: năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, năng lực thiết kế kế hoạch, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực quan sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học.

1.4. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.4.1.Quản lý đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu theo quy định.

Hằng năm, HT thực hiện công tác đánh giá cán bộ theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Qua công tác đánh giá, HT nắm được SL GV có đủ theo biên chế được giao. Số GV có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở hiện tại và trong tương lai. HT phải tiên lượng trước các yêu cầu, nhiệm vụ phân công cho từng GV để tránh sự phân công không đúng năng lực sở trường, dẫn đến sự lãng phí không cần thiết.

Quản lý ĐNGV THPT đồng bộ về cơ cấu: Có độ tuổi phù hợp theo Luật lao động. Có cơ cấu hợp lý về các độ tuổi, đảm bảo sự kế thừa, kế tiếp giữa các thế hệ. Có cơ cấu giới tính, cơ cấu vùng miền, cơ cấu dân tộc phù hợp với yêu cầu của từng nhà trường và đặc điểm hoạt động sư phạm của các lĩnh vực chuyên môn.

Theo quy định về phân cấp quản lý, HT trường THPT có quyền trong công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Việc quản lý ĐNGV đủ về SL là một yêu cầu thiết yếu của mỗi nhà trường. HT phải có kế hoạch cụ thể trong công

tác tuyển dụng để làm thế nào vào đầu năm học không thiếu GV. Thực tế cho thấy rằng đủ SL GV sẽ giúp hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác trong các cơ sở giáo dục diễn ra một cách trôi chảy, đạt hiệu quả theo chỉ tiêu năm học đề ra. Ngoài việc quản lý ĐNGV đủ SL thì việc quản lý ĐNGV đồng bộ về cơ cấu cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì, đồng bộ về cơ cấu sẽ góp phần vào việc ổn định, duy trì và phát triển CL giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

1.4.2.Đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD & ĐT tạo quy định chuẩn GV THPT:

Chuẩn GV THPT là những yêu cầu cơ bản đối với GV THPT về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn sức khỏe nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của cấp học:

Nội dung 1- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, yêu cầu cần đạt:

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

+ Về đạo đức nghề nghiệp:

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS.

Trong ứng xử với HS cần phải thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện vươn lên.

Trong ứng xử với đồng nghiệp phải đoàn kết, hợp tác, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

Về lối sống phải lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường giáo dục; về tác phong phải mẫu mực, làm việc khoa học.

Phải có phương pháp khoa học thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu, đặc điểm của HS, về điều kiện giáo dục trong nhà trường, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, biết cách xử lý thôngtin, sử dụng thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Nội dung 3 - về năng lực dạy học,yêu cầu cần đạt:

Biết cách xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

Đảm bảo kiến thức môn học; làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

Đảm bảo chương trình môn học, thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

Biết cách vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS.

Biết cách sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả.

Biết cách xây dựng, tạo lập môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

Biết cách quản lý hồ sơ dạy học, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của HS; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học.

Nội dung 4 - về năng lực giáo dục,yêu cầu cần đạt:

Biết cách xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục một cách khoa học, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Biết cách tổ chức giáo dục thông qua môn học nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và tích

hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

Biết cách vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của HS.

Nội dung 5 - yêu cầu về năng lực hoạt động chính trị, xã hội:

Biết cách phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng để phát triển nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng.

Nội dung 6 - về năng lực phát triển nghề nghiệp yêu cầu biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao CL, hiệu quả dạy học và giáo dục. Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong giáo dục một cách khoa học.

Tóm lại, GV THPT đạt chuẩn phải đảm bảo hội đủ 6 tiêu chuẩn và những tiêu

chí nêu trên. Nếu chưa đạt hoặc không đảm bảo những tiêu chuẩn, tiêu chí vừa nêu, GV đó chưa đủ chuẩn theo yêu cầu tối thiểu cần phải có, cần phải chuẩn hóa.

Bên cạnh những chuẩn nghề nghiệp nêu trên, trước yêu cầu hiện nay về đổi mới căn bản và toàn diện của GD & ĐT, GV THPT cần phải có trình độ tin học và ngoại ngữ; năng lực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn; năng lực xây dựng xã hội học tập; năng lực ứng phó và thích ứng nhanh với những thay đổi có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc giáo dục và dạy học hiện nay.

1.4.3. Nâng chuẩn trình độ cho giáo viên

Đa phần GV THPT khi được tuyển dụng đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)