9
Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong nghiên cứu chuyên môn và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục HS
3,19 9
10
Có am hiểu kiến thức cơ bản về nhiệm vụ chính trị,
Nhìn vào bảng 2.12, trong 10 năng lực của GV tự đánh giá, năng lực số 2 “Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy” được đánh giá cao với điểm bình quân = 3,87. Điều đó cho thấy rằng việc nghiên cứu chương trình và nội dung giảng dạy đã được đa số ĐNGV làm tốt, góp phần rất lớn vào quá trình nâng cao CL giảng dạy ở từng nhà trường. Tuy nhiên, năng lực 10 “Có am hiểu kiến thức cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” còn hạn chế với điểm đánh giá bình quân = 3,16, xếp thứ 10/10.
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát năng lực GV THPT của 3 trường thuộc huyện Đầm Dơi (Do chính CBQL của 3 trường đánh giá)
STT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá ĐTB Thứ hạng 1 Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn
trình độ của GV giảng dạy ở cấp THPT
3,90 1
2 Có kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, khoa học bộ môn và có hệ thống
3,87 2
3 Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy
3,81 3
4
Đảm bảo kiến thức chuyên sâu và có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong toàn bộ cấp học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy
3,71 4
5 Có kiến thức về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá HS chính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành của ngành giáo dục
3,48 5
6
Có khả năng hướng dẫn đồng sự một số kiến thức chuyên sâu về môn học
3,45 6
X
7
Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học
3,45 6
8
Có năng lực bồi dưỡng CL mũi nhọn hoặc giúp đỡ HS
yếu kém hay HS còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ 3,42 8 9
Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong nghiên cứu chuyên môn và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục HS
3,19 10
10
Có am hiểu kiến thức cơ bản về nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi công tác 3,19 10 Nhìn vào bảng 2.13 ta nhận thấy đa phần CBQL đánh giá khá cao năng lực sư phạm của ĐNGV THPT huyện Đầm Dơi. Trong đó năng lực chuyên môn được đào tạo và năng lực nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa được đánh giá cao nhất với bình quân = 3,90. Tiêu chí 4 “Có kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, khoa học bộ môn và có hệ thống” cũng được HT các trường đánh giá cao với điểm bình quân = 3,87, xếp thứ 2. Điều này hoàn toàn trùng khớp tiêu chí 4 trong phần tự đánh giá của GV. Tuy nhiên, CBQL cho rằng ĐNGV còn hạn chế ở năng lực bồi dưỡng CL mũi nhọn, giúp đỡ HS yếu kém, khả năng hiểu biết về tình hình chính trị, xã hội, việc ứng dụng tin học, ngoại ngữ trong giảng dạy. Trong thời gian sắp tới HT cần tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ĐNGV hoàn thiện những năng lực còn hạn chế như nêu trên.
- Nghiệp vụ sư phạm:
X
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV của 3 trường THPT huyện Đầm Dơi(Do chính GV của 3 trường tự đánh giá)
STT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá ĐTB Thứ hạng 1 Hiểu và vận dụng cách soạn giáo án theo hướng đổi
mới; chuẩn kiến thức, kỹ năng, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò
3,79 1
2 0BỨng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách và đạo đức nhà giáo
3,77 2
3 1BSử dụng ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dung của bài học. Trong giao tiếp sư phạm trong nhà trường sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mang giá trị giáo dục
3,67 3
4 2BCó khả năng lập được kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm của địa phương, trường, lớp, đối tượng HS được phân công giảng dạy
3,65 4
5 3BThường xuyên trao đổi góp ý với HS về tình hình học tập của các em
3,59 5
6 4BBiết cách hướng dẫn HS cách thức tự học và khả năng xây dựng bài trên lớp phù hợp với bộ môn
3,57 6
7 5BLựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện linh hoạt các hoạt động trên lớp
3,57 6
8 6BCó các giải pháp để cải tiến và nâng cao CL học tập của HS sau từng học kỳ
3,52 8
9 7BXây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả thiết bị, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy
3,51 9
10 8BTham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định
3,51 9
11 9BCông tác xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác
3,51 9
12 10BPhát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của HS
13 11BBiết cách xử lý tình huống sư phạm cụ thể để giáo dục HS
3,47 12
14 12BNắm bắt và vận dụng sáng tạo các hình thức đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng HS
3,43 14
15 13BSử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh việc học tập của HS một cách tích cực theo từng học kỳ
3,43 14
16 14BSử dụng các giải pháp hữu ích, có tính giáo dục nhằm giúp đỡ và hỗ trợ HS cá biệt
3,39 15
17 15BVận dụng việc xử lý tình huống vào giáo dục, vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
3,31 16
18 16BBiết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện kỹ thuật nhằm hỗ trợ quá trình học tập của HS
3,29 17
19 17BCó khả năng phối hợp với gia đình và các cơ quan hữu quan để theo dõi, giúp đỡ để làm tốt công tác giáo dục HS
3,26 18
20 18BTổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp
3,11 19
Qua khảo sát năng lực nghiệp vụ sư phạm của GV, tiêu chí 2 “Hiểu và vận dụng cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; chuẩn kiến thức, kỹ năng, thể hiện các hoạt động tích cực của thầy và trò” được ĐNGV ở 3 trường đánh giá cao với điểm bình quân = 3,79, xếp thứ 1. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục, lấy người học làm trung tâm trong trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa. Tiêu chí “Ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách và đạo đức nhà giáo” cũng được đánh giá cao với điểm bình quân = 3,77, xếp thứ 2. Tuy nhiên, ĐNGV tự đánh giá các tiêu chí về phối hợp gia đình HS, tổ chức ngoại khóa, tham quan học tập chưa được thực hiện tốt.
- Giáo viên giỏi cơ sở
X
Bảng 2.15. Thống kê kết quả thi GV giỏi cơ sở trong 3 năm từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 STT Năm học Số lượng GV Số GV đạt GV giỏi cấp cơ sở T% ỷ lệ Ghi chú 1 2011 – 2012 141 28 19,85 2 2012 - 2013 143 31 21,67 3 2013 - 2014 152 34 22,36
Qua bảng thống kê cho thấy SL GV giỏi cấp cơ sở hằng năm đều có tăng. Điều này cho thấy rằng HT đều quan tâm đến việc tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia thi GV giỏi cấp cơ sở, tạo động lực tốt cho họ phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, SL GV giỏi cấp cơ sở so với tổng số GV vẫn còn ít. Vì thế, trong thời gian tới cần phải có biện pháp thiết thực để tạo điều kiện cho ĐNGV phấn đấu đạt danh hiệu GV giỏi cấp cơ sở, giúp họ tự tin hơn trong công tác giảng dạy và giáo dục HS.
2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện Đầm Dơi
Qua trao đổi, tiếp xúc, nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ quản lý của HT 3 trường THPT Đầm Dơi, Thái Thanh Hòa, Tân Đức trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tác giả xét thấy các HT đều tập trung quản lý theo các nội dung
2.3.1. Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên
Qua khảo sát thực trạng của 3 trường cho thấy việc tuyển chọn ĐNGV là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá, lựa chọn, quyết định trong số những người được tuyển dụng, ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc cho các cơ sở giáo dục. Tuyển chọn rõ ràng là sự lựa chọn người theo tiêu chuẩn cụ thể do tổ chức đặt ra để đạt được mục tiêu: đủ về SL, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về CL, tinh thần, thái độ với nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS.
+ Công tác tuyển chọn phải xuất phát từ yêu cầu cũng như theo quy hoạch của nhà trường
+ Phải chọn những người có trình độ chuyên môn cơ bản và cần thiết cho công việc nhằm đạt hiệu quả công tác tốt.
+ Tuyển chọn những người phải có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, tận tâm với nhiệm vụ trồng người.
Bảng 2.15B. Tuyển chọn GV trong 3 năm từ 2011 – 2012 đến 2013 – 2014
STT Năm học THPT ĐD THPT TTH THPT TĐ Chuyển đi Tuyển mới Chuyển đi Tuyển mới Chuyển đi Tuyển mới 1 2011 - 2012 1 4 1 1 1 3 2 2012 - 2013 2 5 2 3 2 2 3 2013 - 2014 1 8 1 3 2 3 Tổng 4 17 4 7 5 8
Công tác tuyển chọn ĐNGV THPT có trình độ đào tạo đạt chuẩn để bổ sung vào ĐNGV là một việc làm rất quan trọng đối với các nhà trường nhằm thúc đẩy quá trình quản lý ĐNGV theo hướng đảm bảo tăng nhanh về SL với cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng hiện đại. Chính việc tuyển chọn GV theo hướng đạt chuẩn sẽ giúp cho các nhà trường giảm được các chi phí tuyển chọn lại, đào tạo lại trong quá trình quản lý ĐNGV.
Sử dụng là việc bố trí, sắp xếp GV thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục theo chuyên môn đã được đào tạo. Trong quá trình sử dụng ĐNGV hầu hết các trường có hình thức đào tạo nâng chuẩn, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ và luân chuyển để đạt hiệu quả quản lý cao nhất cho các nhà trường. Trong quá trình sử dụng đã thực hiện chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”, phải thường xuyên thực hiện công tác đánh giá đội ngũ nhằm kiểm tra, sàng lọc, chuyển những người không đủ khả năng giảng dạy sang làm công tác khác. Động viên, khuyến khích ĐNGV không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng với
công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của HS, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên việc sàng lọc, chuyển đi, nghỉ hưu còn ít so với tuyển mới do thiếu quy hoạch.
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đào tạo liên quan đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, nhằm làm cho người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Có nhiều hình thức đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, tự đào tạo,....
Bồi dưỡng là các hoạt động làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho người học thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn.
Đa phần các GV cấp THPT khi được tuyển dụng đều đạt trình độ chuẩn về chuyên môn theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, qua thời gian công tác, đặc biệt trước xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đòi hỏi người GV ngoài năng lực chuyên môn còn phải có những kỹ năng khác để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình giảng dạy và giáo dục HS. Vì vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV THPT là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nhà trường hiện nay. Ngoài ra, công tác đào tạo và bồi dưỡng còn nhằm nâng cao CL ĐNGV để đảm bảo việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực sư phạm đã được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV giúp nhà trường không chỉ giải quyết những vấn đề của hiện tại mà còn chuẩn bị để đáp ứng những yêu cầu của tương lai. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo ĐNGV là việc làm thường xuyên và quan trọng nhất đối với HT các nhà trường.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cần phải được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và luôn phải đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có thể được thực hiện trong vài giờ, vài ngày, vài tháng thậm chí vài năm, tùy vào mục tiêu học tập nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, nhằm nâng cao khả năng giảng dạy và giáo dục và nghề
nghiệp của ĐNGV.
Hằng năm HT các đơn vị trường THPT đều có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV của đơn vị mình. Để đảm bảo nguồn nhân lực của đơn vị phát triển đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới, HT có các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Đối với GV chưa đạt chuẩn còn được thực hiện việc bồi dưỡng trong hè với điều kiện tự túc kinh phí, nhà trường chỉ hỗ trợ một phần kinh phí để động viên, khuyến khích tùy vào quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị.
Đối với những GV đào tạo trên chuẩn: thạc sỹ, nghiên cứu sinh được ngân sách địa phương hỗ trợ chi phí học tập, tiền tài liệu, tiền lưu trú, được khen thưởng. Theo Nghị quyết Số 01/2012/NQ – HĐND ngày 12 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau dành cho các đối tượng được cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước được hỗ trợ tiền học phí theo quy định của cơ sở đào tạo và hỗ trợ chi phí học tập trong toàn khóa học như sau:
+ Tiến sĩ: bằng 100 lần mức lương tối thiểu chung + Thạc sĩ: bằng 60 lần mức lương tối thiểu chung.
Bảng 2.16. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của ĐNGV của 3 trường THPT huyện Đầm Dơi
STT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá ĐTB Thứ hạng
1 19BBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 3,89 1
2 20BBồi dưỡng về ngoại ngữ 3,89 1
3 21BBồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 3,74 3
4 22BBồi dưỡng nâng cao trình độ(Thạc sỹ, tiến sỹ) 3,70 4
5 23BBồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 3,60 5