Xây dựng nội dung

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng e book dạy học chương “dao động cơ” vật lý 12 chương trình chuẩn giúp học sinh tự học và ôn tập (Trang 61)

6. Giả thuyết khoa học

2.5.2. Xây dựng nội dung

E-book được chúng tôi xây dựng theo 3 phần, mỗi phần gồm các bài học riêng biệt nhau.

2.5.2.1. Phần hệ thống – tóm tắt lý thuyết

Phần này gồm 4 bài, cách thức mỗi bài học được thiết kết tương tự nhau, được chia làm 2 mục: hệ thống lý thuyết – bài tập củng cố. Với 1 trang chủ ( chứa 2 đề mục) và các trang con

Trang chủ gồm 2 nội dung của bài học: hệ thống lý thuyết và bài tập củng cố dưới dạng nút. Khi người học click vào mỗi nút này sẽ đưa tới các trang con để học về phần đó.

Hình 2.2. Giao diện trang chủ với 2 nút nội dung

Trang con: gồm các trang diễn đạt phần nội dung

- Phần hệ thống lý thuyết được xây dựng theo sơ đồ hình cây, người học click vào từng đề mục để học. Kết thúc phần này sẽ có trang tóm tắt lại toàn bộ lý thuyết của bài học.

Hình 2.3. Giao diện trang con của phần hệ thống lý thuyết Nội dung của của bài học thông qua sơ đồ hình cây.

- Phần bài tập củng cố được thiết kế với bài tập trắc nghiệm, thông qua bài tập trắc nghiệm HS tự đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức của mình và làm quen dần với hình thức trắc nghiệm câu hỏi nhiều lựa chọn. kết thúc bài tập củng cố sẽ đưa

ra số điểm HS đạt được, đáp án và hướng dẫn giải cụ thể giúp cho HS củng cố kiến thức của mình, biết được mình đã sai chỗ nào hay chưa nắm vững phần kiến thức nào.

Hình 2.4. Giao diện trang con của phần bài tập củng cố Kết thúc bài làm sẽ có phần điểm số và hướng dẫn giải cụ thể. *Chú ý: trong phần bài tập củng cố ( kể cả phần đề ôn luyện) chúng tôi cũng thiết kế trên e-book để GV có thể biết được HS đã làm bài này bao nhiêu lần, kiểm soát việc làm bài của HS.

2.5.2.2. Phần các dạng toán cơ bản

Phần này đưa ra 10 dạng toán cơ bản. E-book thiết kế theo 10 bài tương tự nhau. Mỗi bài gồm 3 phần.

HS làm bài này lần thứ nhất.

Hình 2.5. Giao diện trang chủ của phần các dạng toán

Phần đầu đưa ra vấn đề cần giải quyết và phương pháp giải quyết vấn đề đó Phần hai là các bài tập mẫu, đưa ra một số bài tập mẫu vận dụng phương pháp trên để giải với hình vẽ và lời giải cụ thể.

Hình 2.6 Giao diện phần bài tập mẫu

Phần ba là bài tập củng cố, đưa ra bài tập trắc nghiệm liên quan đến dạng toán trên để củng cố lại kiến thức HS vừa học, với giới hạn thời gian làm bài, điểm số đánh giá và hướng dẫn giải cụ thể. Phần này cũng cho GV biết HS đã làm bài này mấy lần.

Hình 2.7 Giao diện phần bài tập củng cố

2.5.2.3. Phần đề ôn luyện

Bên cạnh việc sử dụng e-book như một công cụ để tự ôn tập và củng cố kiến thức, HS có thể sử dụng để tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và ôn luyện của bản thân. Thông qua các bài kiểm tra đưa ra ở phần này, HS có thể tự đánh giá mức độ thu nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng của bản thân sau khi hoàn thành các bài kiểm tra và thu nhận kết quả ngay lập tức nhờ hệ thống chấm bài tự động và thống kê kết quả của e-book

Phần này chia làm 2 phần nhỏ: Đề ôn luyện cho mức độ thi tốt nghiệp trung học phổ thông – Đề ôn luyện cho mức độ thi đại học, cao đẳng.

Trong phần này, chúng tôi đưa ra các đề thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan (dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, với 4 lựa chọn trong đó có 1 lựa chọn là đáp án đúng), với mỗi đề là 10 câu hỏi thời gian làm bài 15 phút

Cách tính điểm: với mỗi câu hỏi tương ứng 1 điểm, HS hoàn thiện bài thì chấm số câu đúng, điểm toàn bài tương ứng với tổng số câu làm được. Sau khi HS hoàn thành bài kiểm tra, chúng tôi sẽ đưa ra đáp án của từng câu hỏi để HS kiểm tra và nhận định lại câu trả lời của mình để rút ra kinh nghiệm và nhận xét.

Sau đây là một số hình ảnh của phần này.

Hình 2.8. Trang các đề ôn luyện cho mức độ tuyển sinh ĐH-CĐ

Hình 2.10. Hướng dẫn làm bài ( HS click vào nút HELP để xem)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên sự phân tích cơ sở lý luận dạy học hiện đại và nghiên cứu các nội dung kiến thức của chương “Dao động cơ” – Vật lý 12-chương trình chuẩn, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và thiết kế thành công e-book nhằm kích thích hứng thú học tập của HS, giúp nâng cao chất lượng của hoạt động tự học, tự ôn tập và kiểm tra đánh giá khi học phần kiến thức này.

Các quá trình xây dựng được tiến hành như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu.

Lựa chọn và nghiên cứu các công cụ xây dựng e-book.

Thiết kế các trang chính cho mỗi phần nhằm tổ chức các hoạt động ôn tập và kiểm tra trên e-book.

Thiết kế các trang con của từng phần.

Khi hoàn thành, sản phẩm của đề tài là một e-book hỗ trợ HS tự ôn tập củng cố và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS khi học chương “Dao động cơ” – Vật lý 12 – Chương trình chuẩn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn HS sẽ tích cực, tự lực, hứng thú trong việc tự học học tập, tự kiểm tra đánh giá chính khả năng của mình để điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp với điều kiện của bản thân cũng như những kiến thức quan trọng để tiếp tục học các chương tiếp theo và chuẩn bị tốt nhất cho ki thi tốt nghiệp và đại học. Và hi vọng e-book này sẽ là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. Chúng tôi cũng mong muốn đề tài của mình sẽ đóng góp phần nào đó cho công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng cho giáo dục phổ thông.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích

Mục đích việc chúng ta tiến hành thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra: “Nếu thiết kế được e-book dạy học chương “Dao động cơ” – Vật lý 12 – Chương trình chuẩn với hình thức đẹp, hấp dẫn, nội dung phù hợp thì có thể làm cho học sinh hứng thú và tích cực tự lực học tập ở trên lớp cũng như ở nhà”.

Thông qua việc thực nghiệm sư phạm để làm rõ các vấn đề sau:

E-book có giúp HS nâng cao hứng thú và hoạt động tích cực hơn trong học tập hay không?

E-book có giúp HS trong việc ôn tập củng cố đạt kết quả tốt hơn phương pháp thông thường hay không?

3.1.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành:

Thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt động tự ôn tập, kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của e-book chương “Dao động cơ”

Xây dựng mô hình thực nghiệm, lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng.

Triển khai cài đặt e-book trên máy chủ của phòng máy trường THPT được chọn làm thực nghiệm để tiến hành ôn tập với e-book cho nhóm thực nghiệm. Đồng thời kết hợp với một số GV ở các trường khác tiến hành ôn tập với e-book cho HS ở trường đó rồi thông qua phiếu khảo sát sự hứng thú hay không của HS đối với việc ôn tập với e-book (khảo sát định tính).

Triển khai ôn tập qua e-book cho lớp thực nghiệm để ôn tập trong phòng máy của trường THPT được chọn làm thực nghiệm.

Phỏng vấn để tìm hiểu thái độ và hứng thú của HS khi ôn tập thông qua e- book.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với cùng một bài kiểm tra. Trên cơ sở đó sửa đổi và hoàn thiện nội dung của e- book.

So sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để sơ bộ đánh giá hiệu quả của e-book đã xây dựng.

3.2. Xây dựng mô hình thực nghiệm-lựa chọn đối tượng và nội dung thực nghiệm nghiệm

3.2.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm

Do giới hạn của đề tài cũng như thời gian có hạn và môi trường để thực nghiệm có nhiều điều còn hạn chế, nên chúng tôi lựa xây dựng mô hình thực nghiệm như sau:

* Về khảo sát định tính:

Chúng tôi phát đĩa CD có chứa e-book cho một số đồng nghiệp dạy Vật lý ở một số trường THPT trong tỉnh Bình Dương. Nhờ những GV sử dụng e-book ôn tập cho HS ở trên lớp. Tiếp đến chúng tôi sẽ phát phiếu điều tra cho cả GV và HS nhận xét, đánh giá, góp ý về e-book đã sử dụng, kết hợp với quan sát phỏng vấn ở lớp thực nghiệm (tại trường chọn làm thực nghiệm để khảo sát định tính). Cuối cùng chúng tôi thu lại phiếu điều tra và tổng hợp đánh giá kết quả.

* Về khảo sát định lượng:

Do bài học chỉ dạy và học một lần, nên không thể kiểm tra trước tác động về bài học đó, vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát tại 2 lớp 12 của trường THPT Phước Vĩnh- Phú Giáo- Bình Dương với mô hình “kiểm tra sau tác động với hai nhóm lựa chọn ngẫu nhiên”. Hai nhóm (lớp) này phải tương đương nhau

Để kiểm chứng sự tương đương giữa 2 nhóm thì chúng tôi lấy kết quả bài kiểm tra gần nhất (cụ thể là bài kiểm tra cuối học kỳ 2 lớp 11), rồi sau đó dùng phép kiểm chứng ttest độc lập để kiểm chứng sự tương đương giữa 2 nhóm. Cả 2 lớp này đều do cùng một giáo viên giảng dạy, nhưng đến tiết ôn tập thì một lớp dạy theo phương pháp truyền thống (lớp đối chứng) lớp còn lại GV sẽ hướng dẫn HS tự ôn tập qua e- book ngay tại phòng máy của nhà trường (lớp thực nghiệm). Khi kết thúc chương “dao động cơ” chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra khảo sát một cách định lượng về

kết quả học tập của HS trong 2 lớp (bài kiểm tra chính là bài kiểm tra 1 tiết theo kế hoạch bộ môn, và là đề kiểm tra chung cho toàn bộ khối lớp 12). Từ kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi sẽ tổng hợp và đánh giá kết quả.

3.2.2. Lựa chọn đối tượng và nội dung thực nghiệm định tính

a. Đối tượng thực nghiệm

Từ mô hình thực nghiệm trên, chúng tôi tiến hành gửi đĩa CD chứa e-book cho 8 GV dạy Vật lý lớp 12 tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Stt Họ và Tên GV Đơn vị Địa chỉ

1 Trần Duy Ngân THPT Nguyễn Huệ Phú Giáo – Bình Dương 2 Lê Văn Hiển THPT Bình Phú Tx. Thủ Dầu Một – BD 3 Vũ Văn Tiệp THPT Tây Sơn Phú Giáo – Bình Dương 4 Nguyễn Thị Trinh THPT Võ Minh Đức Tx. Thủ Dầu Một – BD 5 Nguyễn Văn Bình Trung tâm GDTX Phú Giáo – Bình Dương 6 Phạm Thanh Loan THPT Tây Nam Tân Uyên – Bình Dương 7 Phạm Ngọc Hoà THPT Tây Sơn Phú Giáo – Bình Dương 8 Tô Văn Bách THPT Nguyễn Huệ Phú Giáo – Bình Dương

b. Nội dung thực nghiệm

- Nhờ các GV trên tiến hành tiết ôn tập cho HS thông qua e-book tại phòng máy của nhà trường.

- Phát phiếu điều tra đến 8 GV và HS của các lớp mà 8 GV này đã cho ôn tập thông qua e-book để GV và HS nhận xét, đánh giá với các tiêu chí về nội dung, hình thức, hiệu quả, tính khả thi.

- Thu thập dữ liệu và tổng kết đánh giá.

3.2.3. Lựa chọn đối tượng và nội dung thực nghiệm định lượng

a. Đối tượng thực nghiệm

Từ việc xây dựng mô hình thực nghiệm và những lí do về giới hạn đề tài cũng như thời gian thực nghiệm, nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở HS 2 lớp 12 trường THPT Phước Vĩnh – Phú Giáo – Bình Dương.

-Trường THPT Phước Vĩnh thuộc huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2011, nên cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được đầu tư khá đầy đủ, phòng máy tính đồng bộ, khang trang, sạch sẽ. Trường có 106 GV (96 GV trực tiếp giảng dạy), 36 lớp (mỗi khối 12 lớp) với 1108 HS. Đối với HS lớp 12, ngoài những tiết học chính khoá vào buổi sáng theo phân phối chương trình, nhà trường còn tổ chức cho HS được học phụ đạo vào các buổi chiều.

-Lớp thực nghiệm: 12A3 (sĩ số học sinh: 32); Giáo viên giảng dạy: Thầy PHẠM THANH HÙNG.

-Lớp đối chứng: 12A4 (sĩ số học sinh: 32); Giáo viên giảng dạy: Thầy PHẠM THANH HÙNG.

Chúng tôi chọn 2 lớp 12A3, 12A4. Bởi vì, chúng tôi không phải là GV trực tiếp dạy 2 lớp này, nên kết quả thực nghiệm sẽ khách quan hơn, mặt khác 2 lớp này cùng một GV giảng dạy, nên phương pháp dạy các nội dung trong chương là tương đương nhau (chỉ khác nhau khi ôn tập-phần thực nghiệm) và 2 lớp này có trình độ cũng tương đương nhau (nhờ vào kết quả khảo sát đầu vào).

b. Nội dung thực nghiệm

Đối với lớp thực nghiệm:

- Chúng tôi thực hiện việc ôn tập cho HS thông qua e-book với sự giám sát và hướng dẫn của GV trên phòng máy của nhà trường vào các buổi chiều trong các tiết phụ đạo theo lịch của nhà trường.

- Quan sát, phỏng vấn thái độ học tập của HS khi tự ôn tập thông qua e-book với sự hướng dẫn của GV

- Cho làm bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của việc ôn tập thông qua e-book. -Tổng hợp kết quả và đánh giá.

Với lớp đối chứng:

- Chúng tôi tiến hành ôn tập theo phương pháp và phương tiện dạy học truyền thống : GV tiến hành cho HS trên lớp học thông qua giờ phụ đạo buổi chiều theo lịch của nhà trường như các lớp khác.

- Cho làm bài kiểm tra (như bài kiểm tra của lớp thực nghiệm) để đánh giá kết quả học tập

- Tổng hợp kết quả và đánh giá.

3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Quy trình thực nghiệm sư phạm

Bước 1: Làm việc với 8 GV ở các trường đã liên hệ (theo danh sách ở trên) + Giới thiệu với GV về e-book. Gửi đĩa CD e-book cho GV về nhà tham khảo. + Nhờ GV cho HS mà mình trực tiếp dạy ôn tập thông qua E-book nếu có thể.

Bước 2: Phát phiếu điều tra và quan sát

+ Phát phiếu điều tra đến 8 GV để GV nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng e-book. và HS được GV cho ôn tập thông qua e-book.

+ Phát phiếu điều tra đến HS được GV cho ôn tập thông qua e-book HS nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng e-book.

+ Trực tiếp dự giờ và kết hợp với GV giảng dạy 2 lớp TN và ĐC để quan sát thái độ ôn tập của HS. Quan sát và phỏng vấn HS sau khi được ôn tập thông qua e- book.

Bước 3: Thu phiếu điều tra, tổng kết đánh giá.

3.3.2. Kết quả định lượng

Dựa trên mô hình và đối tượng thực nghiệm được lựa chọn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo các bước sau

Bước 1: Kiểm tra đầu vào

+ Mục đích: xác định sự tương đương của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Cơ sở xác định: kết quả KIỂM TRA MÔN Vật lý học kỳ 2 của cuối năm học trước (môn Vật lý 11 – chương trình chuẩn). Từ số liệu trong sổ ghi điểm của nhà trường, chúng tôi thu được bảng điểm như sau

Bảng 3.1: Điểm kiểm tra cuối học kỳ 2 của lớp TN và lớp ĐC

ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 CỦA 2 LỚP THỰC NGHIỆM-ĐỐI CHỨNG

Nhóm thực nghiệm (lớp 11A3 cũ) Nhóm đối chứng (lớp 11A4 cũ)

stt Họ và tên điểm stt Họ và tên điểm

1 TRẦN NGUYỄN ĐỨC ANH 6 1 PHAN THỊ THU AN 5,5

2 PHẠM THỊ KIM CHI 7,5 2 HÀ THỊ CẨM ANH 7

3 TRẦN THỊ KIM CHI 6,5 3 NG VĂN BÌNH 6

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng e book dạy học chương “dao động cơ” vật lý 12 chương trình chuẩn giúp học sinh tự học và ôn tập (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)