6. Giả thuyết khoa học
3.4.1. Về mặt định tính: thông qua quan sát, phiếu điều tra
Thông qua qua quan sát hoạt động của HS trong các tiết dự giờ và phỏng vấn HS sau các giờ ôn tập cũng như trao đổi với thầy Phạm Thanh Hùng, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
-Trong tiết đầu tiên: HS chưa quen với việc sử dụng máy tính để tự ôn tập và chưa rõ cách thức sử dụng, nên HS vẫn còn lúng túng và hỏi GV về các thao tác để tiếp tục bài học. Do đó, trong buổi ôn tập đầu tiên, đa số HS chỉ đọc và chép lại.
-Trong tiết thứ 2: do đã quen với cấu trúc của bài học và các thao tác tiến hành bài học nên việc ôn tập diễn ra trôi chảy hơn, hào hứng hơn. HS đã có thể tham gia vào hầu hết các phần trong bài học, thảo luận nhóm với nhau khá sôi nổi.
-Trong tiết thứ 6: HS đã tự mình giải quyết cả bài học, thảo luận nhóm sôi nổi, GV không phải tham gia vào bất cứ quá trình nào trong bài học. Nhiều HS đã phát triển những bài toán trong e-book thành những bài toán tương tự và đưa ra cho cả lớp cùng giải.
-Trong giờ nghỉ giải lao chúng tôi quan sát thấy các em khá sôi nổi trong việc trao đổi với nhau về các sơ đồ logic tóm tắt kiến thức, trao đổi với nhau về các dạng toán, phân tích cách giải mỗi dạng toán, cùng nhau đưa ra những cách giải khác…. Các em cũng chủ động gặp GV để trình bày các thắc mắc cũng như góp ý với GV về cách trình bày và bài tập trong e-book.
-Khi phỏng vấn một số HS trong lớp TN, chúng tôi được biết các em mong muốn được ôn tập nhiều hơn nữa trên e-book không chỉ môn Vật lý mà cả các môn khác. Lý do được hầu hết các em đưa ra là việc ôn tập trên e-book vừa sinh động vừa đa dạng, vừa logic, đồng thời các em có thể chủ động thời gian trong việc ôn tập.
Ngay trong giờ giải lao các em cũng có thể học và thảo luận nhóm với nhau thông qua thiết bị di động như máy tính sách tay, máy tính bảng.
-Khi trao đổi với GV Phạm Thanh Hùng. Thầy cho biết trong các buổi ôn tập trên phòng máy các em đều tham gia rất nhiệt tình. Hầu hết các em đều tập trung vào việc ôn tập trên e-book chứ không sao nhãng sang các chương trình khác. Điều này chứng tỏ e-book có thể thu hút sự chú ý và làm các em hứng thú ôn tập hơn. Các em trao đổi với GV nhiều hơn, yêu cầu GV đưa nhiều bài tập về nhà hơn. Khi ghi chép các em cũng chủ động tự ghi theo sơ đồ theo ý hiểu của mình. Nhiều em còn đề nghị học theo nhóm và làm bài kiểm tra theo nhóm để thi đua với nhau, chứng tỏ các em rất hào hứng trong việc học tập. Khi GV tiến hành các bài kiểm tra đột xuất hay đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức trong lúc dạy bài mới, các em tích cực trả lời hơn và kết quả trả lời đúng cũng cao hơn. Các câu hỏi được đặt ra trong quá trình dạy bài mới trong đó có liên quan đến kiến thức cũ nhưng HS vẫn trả lời tích cực và ghi nhớ được kiến thức. Điều này thể hiện các em tiếp thu và ghi nhớ bài cũ tốt hơn, kiến thức đã được ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Đạt được kết quả như vậy theo thầy là do các em đã biết tự ôn tập củng cố và có phương pháp và hình thức ôn tập hiệu quả nên việc học và vận dụng kiến thức trở nên dễ hơn, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn.
Hình 3.1 Học sinh tự ôn tập và thảo luận trong phòng máy
Kết quả nhận xét đánh giá của GV và HS thông qua phiếu điều tra:
Sau khi phát phiếu điều tra cho GV và HS. Chúng tôi đã thu lại được 08 phiếu của GV và 116 phiếu của HS, sau khi tổng hợp chúng tôi được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả điều tra
Nội dung đánh giá Mức độ Điểm TB Nội dung bài học được thiết kết trong e-book
- Ngắn gọn, đúng trọng tâm 86 38 3,3
- Thiết thực, gắn với chuẩn kiến thức 80 44 3,4
- Khoa học, chính xác 19 105 3,8
- Bài tập minh hoạ rõ ràng, dễ hiểu 21 50 53 3,3
- Hệ thống bài tập phù hợp với trình độ HS 16 80 28 3,1
- Bài tập củng cố phù hợp với đổi mới giáo dục 88 40 3,4
Hình thức giao diện của e-book
- Trình bày logic, rõ ràng 15 52 57 3,3
- thân thiện, dễ sử dụng 6 84 34 3,2
Hiệu quả của việc sử dụng e-book
- Hứng thú và tích cực trong hoạt động học tập 4 55 65 3,5
- Nắm được kiến thức chắc hơn, nhớ lâu hơn 9 39 77 3,6
- Nâng cao khả năng tự học của HS 5 46 73 3,5
- Hiệu quả của việc học tăng lên 6 31 87 3,6
- Kết quả học tập được nâng lên 3 41 80 3,6
- Góp phần trong công cuộc đổi mới phương
pháp dạy và học 4 4
3,5
Đánh giá về tính khả thi
- Sử dụng dễ dàng, thuận tiện 4 72 48 3,3
- Phù hợp với hầu hết điều kiện học sinh ở các
vùng 10 11 103
3,7
- Thời lượng cho mỗi bài học hợp lý 6 12 106 3,8
- Có thể tranh thủ học 2 39 83 3,6
- Có thể phổ biến rộng rãi 1 53 70 3,5
Thông qua kết quả trên chúng tôi có thể kết luận:
-Nội dung của e-book rõ ràng, chính xác và khoa học (3,8đ), gắn sát với chuẩn kiến thức và thiết thực (3,4đ). Hệ thống bài tập chưa thật sự phù hợp với trình độ của tất cả HS (3,1đ).
-Hình thức của e-book: với số điểm 3,0 cho phần giao diện, chứng tỏ e-book thiết kế chưa thật sự đẹp và hấp dẫn, nhưng trình bày khá rõ ràng và dễ sử dụng (3,3đ).
-Hiệu quả của việc sử dụng e-book: Kết quả khá cao đối với các tiêu chí (từ 3,5đ đến 3,6đ) chứng tỏ việc sử dụng e-book mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú cho việc học tập Vật lý của HS, làm cho HS tích cực hơn trong việc tự học và đóng góp một phần trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
-Về tính khả thi: với điểm số rất cao về thời lượng cho mỗi bài học (3,8đ) và phù hợp với điều kiện HS (3,7đ) chứng tỏ e-book được thiết kế phù hợp giữa kiến thức và thời gian học tập, đồng thời e-book được đánh giá cao về sự phù hợp với điều kiện sẵn có của HS cũng như địa phương. Kết hợp với tiêu chí “có thể phổ biến rộng
rãi”(3,5đ), Chúng tôi có thể kết luận, e-book rất thiết thực để phổ biến rộng rãi trong việc cho HS tự ôn tập Vật lý ở các trường phổ thông hiện nay.
Qua phân tích định tính kết quả thực nghiệm ở trên, có thể kết luận e-book dạy học chương “Dao động cơ”-Vật lý lớp 12-Chương trình chuẩn do chúng tôi thiết kế đã giúp cho HS nâng cao hứng thú học tập và hoạt động tích cực hơn, góp phần giúp HS rèn kỹ năng tự học và nâng cao kết quả học tập của HS cũng như đóng góp phần nào vào việc đổi mới phương pháp dạy-học hiện nay.