6. Giả thuyết khoa học
2.2.3. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập dạng tự luận
Các bài học được sách giáo khoa trình bày theo một cấu trúc khá hợp lí (phần đặt vấn đề - phần nội dung, câu hỏi định hướng cho mỗi đơn vị kiến thức – phần tóm tắt kiến thức – và phần củng cố bài học (bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm)). Các câu hỏi và bài tập tự luận của sách giáo khoa có tác dụng hệ thống hoá kiến thức bài học, giúp HS nắm được các nội dung chính của bài học và mối quan hệ giữa chúng. Các câu hỏi ôn tập có thể là các câu hỏi giúp HS tái hiện từng phần của nội dung bài học, hoặc các câu hỏi yêu cầu HS phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức bài học để rút ra những nội dung chính, những dấu hiệu bản chất, những mối quan hệ cơ bản để từ đó rút ra được các kiến thức chính có liên quan đến vấn đề mà bài học đang nghiên cứu. GV cũng có thể đặt ra các câu hỏi dưới dạng bài tập có vấn đề để HS đi sâu
nghiên cứu vấn đề của bài học dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo cho HS thói quen suy nghĩ và học cách làm việc khoa học. Như vậy các câu hỏi đặt ra đối với HS đều không chỉ nhằm mục đích giúp HS nắm vững kiến thức bài học mà còn giúp HS hình thành động cơ học tập, thói quen tư duy khoa học, óc nhạy bén trong khoa học và có phương pháp học tập đúng đắn.
Để học có hiệu quả hơn, HS có thể thực hiện như sau:
•Đọc kỹ câu hỏi, phân tích, xác định chính xác yêu cầu của câu hỏi.
•Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề được hỏi (trước hết là đọc kỹ nội dung sách giáo khoa).
•Phân tích, tổng hợp, vận dụng những kiến thức đã có trong bài để trả lời câu hỏi.