6. Bố cục của đề tài
2.2.3. Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh
TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung có thế mạnh về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đây là vùng sông nước phù sa, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú của cả nước, rất thuận lợi cho phát triển các các ngành công nghiệp chế biến nông – thủy – hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nội địa và xuất khẩu.
Bảng 2.2: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các DN KCN qua các giai đoạn
Đơn vị tính: %
Năm
Lĩnh vực Trước 1996 1996 - 1999 Sau 1999 Chung
CB lương thực thực phẩm 50,0 50,0 22,2 33,3
CB thủy sản - 50,0 11,2 20,0
Thức ăn gia súc - - 33,3 20,0
Lĩnh vực SXKD khác 50,0 - 33,3 26,7
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: Báo cáo của BQL KCN & CN Cần Thơ năm 2010)
Qua bảng 2.2 cho thấy, nếu chia theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì nhóm mặt hàng chế biến lương thực, thực phẩm phát triển khá sớm. Trước năm 1996 chỉ có các DN chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng ở trong KCN, với tỉ lệ số DN tương đối đồng
nhau (50%); đến giai đoạn 1996 – 1999 thì số DN chế biến lương thực thực phẩm và chế biến thủy sản được chú trọng hơn; sau năm 1999 các DN chế biến thức ăn gia súc và sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh hơn so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác trong KCN.
Từ phụ lục 2.4 (biểu đồ cơ cấu lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN Cần Thơ) cho thấy, sự phát triển của các ngành nghề chưa đồng đều, đặc biệt là trong thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng bước sang thế kỷ XXI, thì cơ cấu các ngành sản xuất đã có sự thay đổi lớn, tương đối đồng đều. Điều này thể hiện rõ sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn của thành phố trước xu thế của thời đại.