Về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 80 - 82)

6. Bố cục của đề tài

3.2.7. Về bảo vệ môi trường

Đến năm 2010, TP Cần Thơ hiện có 5 KCN tập trung. Trong số này, cả 5 KCN sau nhiều năm hoạt động (đặc biệt, KCN Trà Nóc 1 và 2 quy mô gần 300 ha cơ bản lấp đầy) nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 3 năm qua, TP Cần Thơ đã xúc tiến việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho các KCN nhưng đến nay vẫn còn trên giấy. Sông Hậu vẫn ngày đêm oằn mình gánh chịu nước thải ô nhiễm từ các nhà máy xả ra. Nhiều năm qua, người dân sống cặp rạch Sang Trắng (chảy ra sông Hậu, thuộc phường Phước Thới, quận Ô Môn) phải sống trong cảnh ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nước thải từ KCN Trà Nóc 2 xả thẳng ra môi trường. Điều đáng lo ngại là nhiều năm qua, nước thải của các DN qua xử lý đạt hay chưa đạt đều thải thẳng ra sông, rạch do các KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân.

Theo đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, chất lượng nguồn nước mặt trên sông Hậu bị ô nhiễm các chất hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép và có chiều hướng gia tăng. Riêng chất lượng nước ở 12 kênh rạch trên địa bàn Cần Thơ bị ô nhiễm chất hữu cơ và Coliform đều vượt quy chuẩn cho phép hàng chục lần, có nơi hàm lượng Coliform vượt 181 lần, chủ yếu do nước thải của các DN ở KCN chưa đạt chuẩn thải ra sông rạch gây nên.

Năm 2008, TP Cần Thơ xúc tiến xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở KCN Trà Nóc 1 và 2 với công suất 12.000m³/ngày/đêm và KCN Thốt Nốt 5.000m³/ngày/đêm. Ban đầu, UBND TP Cần Thơ giao cho Công ty TNHH Cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải cho KCN Trà Nóc 1 và 2 từ nguồn vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức với kinh phí 11,4 triệu EUR . Tuy nhiên, quá trình đàm phán không đạt thỏa thuận về lãi suất và thời hạn vay nên không sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra, TP Cần Thơ cũng mời gọi nhiều đối tác trong và

ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, trong quá trình xét chọn, TP Cần Thơ chưa đạt được sự thống nhất giữa công nghệ xử lý nước thải và giá thành, nên lần lượt hơn các nhà đầu tư đến rồi không trở lại. Vì vậy, hơn 3 năm qua, nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các KCN vẫn còn trên giấy.

Theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đến cuối năm 2010, những KCN tập trung chưa có nhà máy xử lý nước thải phải đóng cửa. Trước tình hình này, TP Cần Thơ đã 2 lần xin Chính phủ gia hạn việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các KCN đến cuối năm 2012. Như thế, sông rạch trên địa bàn TP Cần Thơ, nhất là sông Hậu, mỗi ngày vẫn phải gánh chịu lượng lớn nước thải ô nhiễm từ các KCN; cuộc sống, sản xuất của người dân tiếp tục bị ảnh hưởng, trong khi các nhà máy xử lý nước thải chưa biết khi nào mới làm xong. Đứng trước vấn đề này, để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, cần thực hiện các vấn đề sau:

Quy hoạch bối trí các KCN tập trung ở vị trí hợp lý nhằm bảo vệ các khu vực có tính nhạy cảm với môi trường như: khu dân cư, khu bệnh viện, khu vực sông rạch thiên nhiên, giữ cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học,…Dành diện tích thích hợp cho việc trồng cây xanh, tạo thành vùng đệm xung quanh KCN.

Phân khu chức năng hợp lý trong các KCN theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề để đảm bảo tính tối ưu về mặt tương tác lẫn nhau, cũng như giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường, đáp ứng được tiêu chí KCN thân thiện với môi trường.

UBND thành phố giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN cho các công ty kinh doanh hạ tầng hoặc các công ty có năng lực về tài chính, để thực hiện vốn đối ứng, triển khai và nhanh chóng hoàn thành công trình xử lý nước thải tập trung trong KCN, đồng thời xây dựng hệ thống nước thoát mưa. Ngoài ra, thành phố cần có chủ trương hỗ trợ cho việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các KCN để hạn chế tình trạng lén lút xả nước thải ô nhiễm ra môi trường.

DN cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất ở những công đoạn gây ô nhiễm (tiếng ồn, khói bụi, hóa chất, nước thải,…), đầu tư xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường một cách sâu rộng trong hoạt động công nghiệp, đặc biệt lưu ý đến các đối tượng là chủ DN, nhà sản xuất; tăng cường kiểm tra việc xử lý chất thải của các DN trong và ngoài KCN; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm về ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp gây ra.

Trong việc kêu gọi đầu tư nên có sự sàng lọc, ưu tiên những nhà đầu tư có uy tín, có năng lực, đặc biệt là có quy trình công nghệ hiện đại để sản xuất sạch hơn, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giảm thiểu các chất độc hại ra môi trường.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ ( 1995 – 2010) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)